zalo
Mẹ bị cúm khi mang thai tuần đầu cần làm gì để bảo vệ thai nhi?
Thai kỳ

Mẹ bị cúm khi mang thai tuần đầu cần làm gì để bảo vệ thai nhi?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

01/10/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Cúm mùa không còn là hiện tượng xa lạ gì với người Việt Nam vì khí hậu mang tính nhiệt đới hay thay đổi. Tuy nhiên, bị cúm khi mang thai tuần đầu đối với bà bầu lại là vấn đề đáng lưu tâm vì sẽ ảnh hưởng đến không chỉ sức khỏe người mẹ mà còn gây dị tật ở thai nhi.

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Bị cúm là bệnh gì? Tại sao bà bầu dễ bị cúm? 

Với phụ nữ mang thai, việc vô tình mắc bệnh là điều không may xảy ra và gây ảnh hưởng tới thai nhi. Bất kể một triệu chứng khác thường nào xảy ra với bà bầu đều tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến em bé, khi mang thai tuần đầu bị cúm cũng vậy. Để giúp bà bầu hiểu được tầm quan trọng của căn bệnh này, Monkey sẽ chia sẻ nhiều thông tin hơn ngay bên dưới đây. Mời các mẹ cùng đọc.

Bà bầu bị cúm là bệnh gì? 

Bà bầu bị cúm khi mang thai tuần đầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cúm là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở nước ta với những triệu chứng điển hình như ho, hắt hơi, sổ mũi, đau đầu và sốt. Đây là loại bệnh thông thường do virus gây ra và xảy ra theo mùa với tốc độ lây lan rất nhanh. Cúm do virus gây ra hiện chưa có thuốc đặc trị. Cúm thông thường còn có một số biến thể nặng hơn như cúm H5N1, H1N1, Rubella,...

Những loại cúm này có tác động xấu đến sức khoẻ con người, đặc biệt các chị em bị cúm khi mang thai tuần đầu. Nếu chẳng may bị cúm, thời gian mắc bệnh ở bà bầu sẽ lâu hơn, mệt mỏi, nóng rát họng, nặng hơn là viêm phổi cấp, rối loạn trao đổi chất sinh ra độc tố. Cúm cũng dễ lây lan, chỉ cần qua một cái hắt hơi virus có thể được bắn ra từ nước mũi, nước bọt với phạm vi khá rộng. Các chị em hãy cẩn thận không để trong tuần đầu mang thai bị cúm.

Nguyên nhân 

Phụ nữ mang thai thường dễ bị cúm hơn người bình thường, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Nguyên nhân là do:

  • Nguyên nhân bên trong: Trong 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm của bà bầu. Bởi khi này thai phụ mới bắt đầu chuyển sang trạng thái mới nên cơ thể còn yếu, hệ miễn dịch và sức đề kháng đều đang trong quá trình cải thiện và tăng cường. Cũng vào thời gian này thai nhi còn khá yếu ớt nên càng có nguy cơ bà bầu mắc bệnh cao hơn. Đặc biệt là bị cúm khi mang thai ba tháng đầu. 

  • Nguyên nhân bên ngoài: Các yếu tố bên ngoài như thay đổi thời tiết, bà bầu ở trong vùng dịch, bà bầu tiếp xúc với người đang bị cúm,... đều là nguyên nhân khiến bà bầu mắc bệnh.

Dấu hiệu nhận biết mẹ bị cúm khi mang thai tuần đầu 

Bị cúm ở người bình thường và bị cúm khi mang thai tuần đầu ở bà bầu gần như là giống nhau. Những triệu chứng cơ bản là không khác nhưng về mức độ bệnh thì bà bầu nặng hơn nhiều. Một số triệu chứng cúm dưới đây giúp các chị em sớm nhận biết mình có bị bệnh hay không để điều trị kịp thời tránh gây hậu quả nghiêm trọng:

Bệnh cúm khiến mẹ bầu bị ho khan. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Chảy nước mũi, ngạt mũi.

  • Viêm họng, đau họng, ho khan.

  • Mệt mỏi, người đau nhức, sốt nhẹ.

  • Ớn lạnh.

  • Đau mỏi các vùng cơ.

  • Đau đầu.

Các triệu chứng này xuất hiện khi bà bầu bị cúm trong ba tháng đầu. Thường tình trạng bệnh sẽ xuất hiện trong khoảng 3 đến 4 ngày hoặc 1 đến 2 tuần tuỳ vào mức độ nhiễm bệnh và sức khoẻ bà bầu. Nếu bệnh kéo dài lâu gây ảnh hưởng đến cuộc sống mẹ khiến mất ngủ, chán ăn, uể oải, sút cân nghiêm trọng thì cần đi khám bác sĩ ngay. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến thai nhi hoặc tình trạng sinh non, thai lưu ở bà bầu.

Cúm có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm nhưng mạnh mẽ nhất là vào mùa đông và thời điểm chuyển mùa, đặc biệt với thai phụ. Nếu chẳng may mẹ bầu có những triệu chứng trên và nghi ngờ mình bị cúm thì hãy mau chóng đi đến cơ sở y tế ngay để có phương án điều trị. 

Bị cúm khi mang thai tuần đầu ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi? 

Bị cúm khi mang thai tuần đầu không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mẹ bầu mà còn tác động đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ có biết, các kháng thể cúm của mẹ có khả năng lọt qua nhau thai và tác động xấu đến hệ miễn dịch còn non nớt của thai nhi. Kết hợp với sự gia tăng thân nhiệt của mẹ khi bị bệnh (nhiệt độ trên 39 độ C bà bầu cần đặc biệt chú ý) là những yếu tố tác động xấu đến não bộ của thai nhi. Ngoài ra, các thuốc trị bệnh cúm mà mẹ sử dụng cũng tác động xấu đến hệ thần kinh trung ương của bào thai.

Bà bầu bị cúm trong tam cá nguyệt đầu tiên cũng có thể dẫn đến những dị tật bẩm sinh ở thai nhi như hở hàm ếch, tim bẩm sinh, hoặc một số khiếm khuyết trên cơ thể. Ngoài ra, vùng não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương do bệnh cúm của người mẹ trong 3 tháng đầu nên rối loạn tâm thần ở trẻ nhỏ sau sinh cũng có khả năng xảy ra.

Mẹ bầu bị cúm có thể gây dị tật hở hàm ếch cho thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu tình trạng bệnh nặng, độc tố của virus sẽ khiến tử cung bị co thắt nhiều thất thường, cùng với sức khỏe giảm sút nên có thể gây ra hiện tượng sảy thai, thai sinh non hoặc thai lưu cho bà bầu. 

Tuy nhiên, không phải bà bầu nào bị cúm cũng có những hậu quả trên. Vì vậy để an toàn nếu có dấu hiệu cúm mẹ hãy đi khám ngay.

Mẹ cần làm gì nếu bị cúm khi mang thai tuần đầu?  

Nếu chẳng may mẹ bị cúm khi mang thai tuần đầu thì cũng chớ lo lắng quá nhé. Việc mẹ cần làm bây giờ là bình tĩnh, thực hiện những chỉ dẫn dưới đây mà Monkey đã tổng hợp sẽ giúp mẹ cải thiện tình hình tốt hơn.

Xem thêm: 

Đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ 

Điều đầu tiên mẹ bầu cần làm đó là tới ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được thăm khám và có liệu trình điều trị phù hợp. Với mỗi thai phụ sẽ có tình trạng bệnh, nền tảng sức khỏe, đề kháng là khác nhau. Do vậy nếu không may bị cúm mẹ hãy đi khám, bác sĩ sẽ khám và chẩn đoán chính xác tình trạng của mẹ, từ đó đưa ra lời khuyên, loại thuốc, cách điều trị phù hợp.

Nhiều bà bầu chủ quan nghĩ rằng chỉ là cúm thông thường nên không đi khám mà để tự khỏi hoặc tự ý dùng thuốc. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì nếu bệnh kéo dài sẽ biến chứng nhiều vấn đề tới thai nhi. Đồng thời việc sử dụng thuốc không có hướng dẫn của bác sĩ cũng là một điều mạo hiểm với thai phụ. 

Bà bầu hãy đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời nhận được lời khuyên về ăn uống, tập luyện nghỉ ngơi giúp bầu mau hồi sức.

Bà bầu nên đi khám bác sĩ nếu bị cúm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vệ sinh cơ thể bằng nước ấm

Bị cúm vào tuần đầu tiên khi mang thai khiến cơ thể vốn nhạy cảm của mẹ càng trở nên yếu ớt hơn. Khi này chị em nên vệ sinh cơ thể, tắm táp, rửa tay chân bằng nước ấm giúp cơ thể không bị thay đổi nhiệt độ đột ngột. Đồng thời, tắm bằng nước ấm giúp mẹ bầu thư thái tinh thần, tâm lý thoải mái, giúp lưu thông máu tốt hơn, tăng cường máu lên não cải thiện chứng đau đầu khi mắc bệnh. 

Tuy nhiên bà bầu không nên dùng nước quá nóng, tắm quá lâu sẽ khiến cơ thể bị ngấm nước nên càng ốm hơn. Chỉ nên lau mình qua bằng nước ấm để loại bỏ bụi bẩn.

Đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc

Khi bị cúm bà bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, người uể oải chỉ muốn nằm. Vì thế lời khuyên đưa ra là hãy nghỉ ngơi nhiều hơn, đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Mẹ bầu nên đi ngủ sớm, không nên thức khuya để cơ thể có nhiều thời gian nghỉ, tăng cường hoạt động đề kháng bệnh. Từ đó giúp bà bầu mau khỏe hơn. 

Nghỉ ngơi nhiều giúp thai phụ nhanh khỏi cúm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể

Bị cúm khi mang thai tuần đầu vừa khiến cơ thể bà bầu yếu ớt hơn, lại vừa phải nuôi con đang nằm trong bụng nên cần bà bầu tăng cường dưỡng chất. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng mới có thể giúp nâng cao đề kháng đẩy lùi bệnh tật, vừa giúp đủ năng lượng để nuôi con. Vì thế bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể khi bị cúm là điều quan trọng.

Bà bầu có thể tham khảo một số loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ như cháo hành giúp mẹ ra mồ hôi nhanh khỏi ốm. Đồng thời bổ sung đầy đủ vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại sự tấn công của virus và giúp cơ thể hồi phục sức khỏe nhanh hơn. Nếu mẹ bầu bị cảm cúm thì có thể chữa cảm bằng cách ăn nhiều trái cây giàu vitamin C.

Những loại trái giàu vitamin C tốt cho mẹ bầu như cam, quýt, bưởi, ổi, chanh, kiwi, dâu tây… Bà bầu có thể ăn trực tiếp hoặc ép nước để uống hay trộn cùng với rau làm món salad. 

Sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc với người khác

Đeo khẩu trang giúp bà bầu hạn chế các mầm bệnh lây qua đường hô hấp, từ đó giảm khả năng mắc cúm. Sử dụng khẩu trang khi ra ngoài còn giúp mẹ bầu lọc khói bụi, gió, nước mưa và vi khuẩn từ bên ngoài tạt vào. Giúp tình trạng bệnh không trở nặng nề hơn. 

Mẹ bầu bị cúm nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giữ ấm cho cơ thể

Giữ ấm cho cơ thể là một biện pháp giúp bà bầu bị cúm khi đang mang thai tuần đầu an toàn hơn. Mẹ bầu nên giữ kín cổ, bụng, ngực để bảo vệ hơi thở và phổi. Đây là những chỗ dễ bị tác động nhất nên cần chú ý giữ ấm giảm bớt tình trạng ho. Điều này cần được quan tâm hơn khi mùa đông đến hoặc trở trời nhiều gió khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.

Phương pháp phòng tránh bệnh cúm khi mang thai cần ghi nhớ 

Bị cúm khi mang thai tuần đầu là bệnh phổ biến, lây lan nhanh. Nhưng các chị em hoàn toàn có thể phòng tránh được và không bị cúm trong suốt thai kỳ bằng những phương pháp dưới đây.

Tiêm vaccine phòng bệnh cúm

Tiêm vaccine phòng bệnh cúm là phương pháp đầu tiên và hữu hiệu nhất giúp bà bầu phòng ngừa bệnh cúm. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh và Trường Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ, tất cả phụ nữ mang thai trong mùa cúm nên tiêm phòng cúm, bất kể lúc nào miễn trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ. 

Mũi tiêm phòng cúm giúp bà bầu ngăn ngừa cảm cúm và biến chứng của mẹ, ngăn ngừa các vấn đề dị tật thai nhi do cúm gây ra, bảo vệ em bé sau sinh. Tiêm vaccine phòng cúm cho bà bầu là an toàn, vì vậy mẹ bầu hãy yên tâm tiêm vaccine để hạn chế khả năng mình bị mắc bệnh. 

Tiêm vaccine phòng cúm cho bà bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bổ sung vitamin C cho cơ thể

Như Monkey đã nói ở trên, để cải thiện sức khoẻ khi bị cúm ở bà bầu trong tuần đầu tiên thì việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là rất quan trọng, trong đó có bổ sung vitamin C. Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh và giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Mẹ bầu nên bổ sung nhiều vitamin C trong các bữa ăn hàng ngày để có một chế độ dinh dưỡng tốt. Một số loại thực phẩm nhiều vitamin C như rau xanh, hoa quả (cam, quýt, bưởi, ổi,…)

Súc miệng bằng nước muối

Nước muối có tác dụng sát khuẩn, diệt trùng vết thương rất tốt. Trong trường hợp bị cúm bà bầu nên thường xuyên súc miệng bằng nước muối giúp phổi sạch khuẩn, giảm ho, long đờm và mau khỏi bệnh hơn. Mẹ có thể tự pha nước muối loãng với tỉ lệ 1:9 hoặc mua nước muối sinh lý ngoài hiệu thuốc. Thực hiện súc miệng 3 đến 4 lần mỗi ngày sẽ có hiệu quả.

Thai phụ bị cúm nên súc họng bằng nước muối loãng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sử dụng dầu tràm

Dầu tràm là sản phẩm đến từ thiên nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe thai phụ. Đặc biệt là phụ nữ bị cúm khi mang thai tuần đầu. Bà bầu chỉ cần sử dụng dầu tràm thoa nhẹ dưới gót chân mỗi ngày trước khi đi ngủ sẽ giúp giảm cúm. Hay sử dụng dầu tràm để pha với nước ấm tắm cũng rất tốt cho sức khỏe.

Tránh để cơ thể bị dính nước mưa

Để tránh bị cảm khi mang thai bà bầu nên lưu ý khi đi ra ngoài luôn đem theo áo mưa. Tránh tình trạng gặp phải những cơn mưa bất chợt khiến cơ thể bị dính nước mưa. Nước mưa ngấm vào cơ thể chính là nguyên nhân gây nên cảm cúm.

Sử dụng lá hương nhu

Lá hương nhu có tác dụng giải cảm, cải thiện tinh thần thoải mái. Đây cũng là sản phẩm từ thiên nhiên nên mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng. Mẹ bầu hãy thái vài lát gừng thả vào nước lá hương nhu rồi tắm, điều này cũng có hiệu quả giúp mẹ giải cảm tốt hơn.

Lá hương nhu giúp bà bầu cải thiện tình trạng cúm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bị cúm khi mang thai tuần đầu tuy không quá nguy hiểm cho bà bầu nhưng lại biến chứng gây dị tật thai nhi. Vì vậy để an toàn cho cả hai mẹ con, chị em hãy đọc kỹ các phương pháp giúp phòng tránh cúm và thực hiện để hạn chế nguy cơ mắc cúm nhé.

Cold and flu during pregnancy and breastfeeding - Ngày truy cập: 30/09/2022

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/cold-and-flu-during-pregnancy#

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!