zalo
Mẹ bị chàm thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Cách chữa trị?
Thai kỳ

Mẹ bị chàm thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Cách chữa trị?

Thúy Anh
Thúy Anh

07/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Chàm thai kỳ xuất hiện trong quá trình mang thai và đa số các mẹ đều bị chàm khi mang thai. Đây là một bệnh lý phổ biến ở mẹ bầu. Tuy nhiên, chàm không phải bệnh lý dễ điều trị. Do đó, các mẹ cần tìm hiểu tường tận loại bệnh này để chuẩn bị cho bản thân một nền tảng kiến thức vững chắc khi gặp phải.

Chàm thai kỳ là bệnh gì?

Khi mang thai, hoocmon và cơ thể người phụ nữ có nhiều sự thay đổi. Do đó, đây chính là cơ hội để cho chàm thai kỳ xuất hiện. Chàm là một dạng viêm da làm cho da bị khô, bong tróc, da bị sần sùi và bị đỏ rát. Nếu vết thương tiếp xúc với các môi trường chứa các chất hóa học như Cl, NaCl,..sẽ gây ra cảm giác đau rát hoặc làm cho tình trạng viêm da trở nên nặng hơn.

Chàm thai kỳ là bệnh gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Biểu hiện của bệnh chàm khi mang thai

Các mẹ bị chàm có thể thấy những biểu hiện rõ ràng của bệnh như:

  • Các vùng da của cơ thể bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khắp người, sưng tấy đỏ hơn so với các khu vực da xung quanh

  • Da khô và bong tróc từng mảng, gây đau rát.

  • Xuất hiện mụn mủ đầu trắng và nổi cộm.

  • Các hột mụn đầu đỏ lan khắp người.

Nổi hột đỏ khi bị chàm thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chàm thai kỳ có nguy hiểm không?

Chàm thai kỳ chỉ là bệnh lý xuất hiện khi mang thai. Đặc biệt, là các mẹ mang thai lần đầu hoặc các mẹ có tiền sử bị chàm trước khi mang thai. Theo nghiên cứu, chàm da thường không gây hại cho mẹ và bé song cũng kèm theo những ảnh hưởng nhỏ.

Chàm thai có gây nguy hiểm cho mẹ và bé không? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đối với mẹ bầu

Chàm thai kỳ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu. Nhưng nó vẫn gây ra một số ảnh hưởng nhất định. Cụ thể, bị chàm khi mang thai sẽ khiến cho cơ thể mẹ trở nên nhạy cảm, ngứa ngáy. Đôi lúc, bệnh sẽ khiến các mẹ khó chịu, mất ngủ và ảnh hưởng giờ giấc trong lối sinh hoạt.

Đối với thai nhi

Bị chàm khi mang thai không ảnh hưởng đến thai nhi. Bệnh sẽ tự động dứt điểm sau một thời gian. Tuy bệnh không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhưng đây thời cơ để lây bệnh truyền nhiễm. Khi bị chàm, thai nhi sẽ bị lây các bệnh truyền nhiễm từ mẹ và sẽ biểu hiện đặc điểm bệnh ở những tháng tuổi lớn hơn.

Cách điều trị bệnh chàm da cho bà bầu

Bị chàm khi mang thai chỉ là một hiện tượng bình thường ở bà bầu. Khi thực sự đã có dấu hiệu bệnh, các mẹ không nên nóng vội, hấp tấp. Thêm vào đó, mẹ hãy tham khảo một cách điều trị bệnh chàm tại nhà như: 

  • Mẹ có thể bôi kem dưỡng da dành cho bà bầu cấp ẩm cho vùng da bị chàm.

  • Thoa kem mỡ làm cho da bớt sưng tấy, bong tróc,..

  • Sử dụng các nguyên liệu có tính làm mát, cấp ẩm trong tự nhiên như: Nha đam (lô hội), cà chua, lá trà xanh,...

Thoa kem dưỡng ẩm dành cho bà bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Tổng hợp các bệnh nguy hiểm khi mang thai: Mẹ bầu cần cẩn trọng!

Mẹ bầu nên và không nên làm gì khi bị chàm da?

Việc mẹ nên làm khi bị chàm da

  • Sử dụng quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu thấm hút tốt nhằm tránh ma sát với vết ửng đỏ trên làn da bị tổn thương.

  • Giữ ấm cơ thể, luyện tập thể dục thể thao. Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

  • Thường xuyên giữ vệ sinh trong nhà. Thay ga giường thường xuyên.

  • Thay đổi các loại dầu gội, sữa tắm có chức năng làm sạch sang các phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn cho làn da mẹ.

  • Uống đủ 3 lít nước/ngày. Thói quen này không những giúp cung cấp nước cho da mà còn tốt cho thai nhi. Tuy nhiên, các mẹ nên dùng nước đun sôi để nguội hoặc pha 50 - 50 nước nóng và nước lạnh.

  • Mẹ bầu giữ cho tâm trạng thoải mái, nghĩ về những điều tích cực. Không nên suy nghĩ quá nhiều về bệnh và làm cho tâm trạng u uất, khó chịu.

  • Ăn uống đủ chất đặc biệt bổ sung các loại Vitamin như C, D, E. Ăn nhiều trái cây và hạn chế dùng thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.

Việc mẹ không nên làm khi bị chàm da:

  • Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu không thích hợp dùng thuốc tây để trị bệnh. Do đó, mẹ không được dùng thuốc nếu không có hướng dẫn hoặc chỉ định của bác sĩ.

  • Không được gãi mạnh làm cho làn da bị ửng đỏ, trầy xước, chảy máu. 

  • Không nên tắm nước quá nóng vì nước nóng làm cho vùng da bị chàm trở nên mất nước, khô khốc và dễ bị bong tróc mạnh.

  • Mẹ bầu không được mặc áo lông hay áo có đính hạt cườm. Những chiếc áo này tiếp xúc trực tiếp với da làm da mẹ bị ngứa dẫn đến gãi mạnh.

  • Không sử dụng các chất kích thích như: Cà phê, bia, đồ nguội,..

Trên đây là bài viết nhằm cung cấp kiến thức cho các mẹ về chàm thai kỳ. Monkey hy vọng với lượng thông tin trên có thể giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm chữa chàm khi mang thai. Chúc các mẹ luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái cùng đồng hành cùng bé yêu.

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!