zalo
Tại sao thai nhi bị dị tật bẩm sinh? 6 nguyên nhân hàng đầu mẹ nhất định phải biết
Thai kỳ

Tại sao thai nhi bị dị tật bẩm sinh? 6 nguyên nhân hàng đầu mẹ nhất định phải biết

Thúy Anh
Thúy Anh

23/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Theo thống kê của ngành Y tế, tại Việt Nam mỗi năm có từ 1400 đến 1800 trẻ em mắc hội chứng Down, 22000 trẻ mắc bệnh tan máu bẩm sinh và 1000 - 15000 trẻ bị dị tật ống thần kinh. Tại sao thai nhi bị dị tật bẩm sinh? Hiểu được nguyên nhân và biết cách phòng chống bệnh trong thai kỳ là mối quan tâm hàng đầu của các gia đình.

 

Một số dị tật bẩm sinh thường gặp

Những bất thường của em bé trong giai đoạn bào thai được gọi là dị tật thai nhi. Chúng bao gồm dị tật về đầu, mặt, thần kinh, xương, bụng và chi, chẳng hạn như:

  • Dị tật ống thần kinh thai nhi

  • Dị tật hệ xương (cong vẹo chân tay)

  • Dị tật tim bẩm sinh

  • Hở hàm ếch, sứt môi

  • Khuyết tật hậu môn

  • Hội chứng Down

  • Nứt đốt sống

Thai nhi có thể mắc một số dị tật bẩm sinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân chính khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh

Tỷ lệ thai nhi bị dị tật bẩm sinh ngày càng cao do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tại sao thai nhi bị dị tật bẩm sinh? Chúng có thể là do:

Mẹ bầu không sàng lọc dị tật trước sinh

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh vô cùng quan trọng nhưng lại bị nhiều mẹ bầu chủ quan bỏ qua. Sàng lọc trước sinh giúp phát hiện dị tật bẩm sinh trên thai nhi, cải thiện, nâng cao chất lượng giống nòi.

Mẹ bầu trên 35 tuổi

Theo nghiên cứu, thai phụ ngoài 35 tuổi và người bố ngoài 50 tuổi sinh con có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao. Tuy nam giới trên 50 tuổi vẫn có khả năng sinh sản nhưng tình trùng dễ bị lỗi dẫn đến nhiều bất thường trên thai nhi. Chưa kể, những đứa trẻ sinh ra khi có bố trên 40 tuổi tiềm ẩn nguy cơ có chỉ số IQ thấp, suy yếu não…

Bố mẹ có bệnh di truyền hoặc tiền sử sinh con bị dị tật

Nếu bố mẹ có bệnh di truyền hoặc bố mẹ khỏe mạnh nhưng gia đình có tiền sử bị dị tật bẩm sinh, mẹ có tiền sử sinh non, sảy thai, dị dạng thai… thì con có nguy cơ cao mắc bệnh di truyền đó.

Bố mẹ có bệnh di truyền là một trong những nguyên nhân quan trọng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu bị bệnh truyền nhiễm khi mang thai

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu mẹ bị nhiễm Rubella, Herpes, Cytomegalo… thì thai nhi dễ bị dị tật, nhất là bệnh tim bẩm sinh. Mẹ bầu bị Lupus ban đỏ, tiểu đường thai kỳ cũng dễ khiến bé có nguy cơ bị dị tật tim bẩm sinh.

Mẹ bầu tiếp xúc với chất độc hại, phóng xạ khi mang thai

Thai phụ tiếp xúc với hóa chất và thuốc độc hại như rượu, thuốc trừ sâu, thuốc lá, chất phóng xạ trong thai kỳ làm tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh trên thai nhi. Ngoài ra, việc sống hoặc làm việc ở lò luyện kim, khu vực chất thải, hầm mỏ cũng là rủi ro lớn.

Chưa kể, nhiều mẹ bầu không biết mình đã mang thai nên vô tình chụp X-quang. Bức xạ của tia X quang được xác định là có thể gây dị tật thai nhi nghiêm trọng. Đây cũng là một lời giải thích cho thắc mắc tại sao thai nhi bị dị tật bẩm sinh.

Mẹ bầu tự ý uống thuốc không có chỉ định của bác sĩ

Khi bị viêm họng, cảm cúm, ho hoặc sốt thì mẹ không được tự ý mua thuốc uống. Sử dụng thuốc không có chỉ định của bác sĩ sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Khi mắc bệnh, thai phụ cần đến bác sĩ thăm khám để được hướng dẫn điều trị và uống thuốc an toàn.

Một số thuốc là nguyên nhân gây ra dị tật cho thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Mẹ bị thủy đậu khi mang thai: Biến chứng và cách điều trị hiệu quả

Phòng, tránh dị tật bẩm sinh khi mang thai

Khi đã có được câu trả lời cho thắc mắc “Tại sao thai nhi bị dị tật bẩm sinh?” thì việc phòng tránh là điều hết sức cần thiết. Một số biện pháp phòng tránh dị tật bẩm sinh khi mang thai bao gồm:

  • Giám định di truyền: Xét nghiệm sàng lọc trước sinh và xét nghiệm chẩn đoán trước sinh để giúp xác định phần nào nguy cơ thai nhi dị tật. Bác sĩ sẽ tư vấn dựa trên kết quả xét nghiệm để đưa ra giải pháp cho vợ chồng về việc mang thai và sinh con.

  • Khám bệnh trước khi thụ thai: Điều này giúp phát hiện các bệnh có trên cơ thể người mẹ nhằm điều trị dứt điểm trước khi mang thai, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

  • Uống bổ sung axit folic sớm để giảm tỷ lệ đột biến gen. Trước khi mang thai 3 tháng, phụ nữ hãy bổ sung axit folic vào cơ thể thông qua các thực phẩm tự nhiên như hạt hướng dương, súp lơ, đậu cove, măng tây, trứng, quả bơ… hoặc thực phẩm chức năng.

  • Tiêm phòng trước khi mang thai 3 - 6 tháng để ngăn ngừa những bệnh lý nghiêm trọng. Một số vaccine mẹ nên tiêm ngừa trước khi có thai là thủy đậu, sởi, rubella, quai bị, viêm gan B, cúm…

  • Không dùng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… khi mang thai.

  • Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại, chất tẩy rửa gia đình. Nếu mẹ làm trong môi trường nhiều chất độc hại thì nên dùng khẩu trang, găng tay, mặt nạ phòng độc…

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, chứa nhiều vitamin và khoáng chất gồm sắt, vitamin B9, canxi, DHA nhằm bổ sung dưỡng chất cho thai nhi.

  • Khám thai định kỳ đúng theo lịch trình của bác sĩ.

Nên khám sàng lọc trước khi mang thai đối với cả 2 vợ chồng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dị tật bẩm sinh là một trong những bệnh lý di truyền và có thể được sàng lọc sớm. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bố mẹ có giải đáp chi tiết nhất về thắc mắc tại sao thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Việc xét nghiệm sàng lọc trước sinh là một phương pháp hiệu quả giúp gia đình phát hiện sớm dị tật. Cha mẹ hãy đến bệnh viện uy tín để thực hiện điều này để can thiệp sớm nhé!

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!