zalo
Mẹ bị thủy đậu khi mang thai: Biến chứng và cách điều trị hiệu quả
Thai kỳ

Mẹ bị thủy đậu khi mang thai: Biến chứng và cách điều trị hiệu quả

Thúy Anh
Thúy Anh

23/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Thủy đậu là căn bệnh lây truyền qua đường hô hấp, thường gặp ở trẻ em và người lớn chưa có miễn dịch. Tình trạng bị thủy đậu khi mang thai vô cùng nguy hiểm. Mẹ bầu cần biết cách xử lý và phòng tránh nhằm hạn chế các tác hại tiêu cực của bệnh.

 

Thủy đậu là bệnh gì?

Thủy đậu trong dân gian còn được gọi với tên khác là trái rạ. Căn bệnh này lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp. Bệnh lây lan do virus Varicella zoster (VZV). Thời gian ủ bệnh là 2 tuần.

Thủy đậu là căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, người lớn cũng không loại trừ nguy cơ mắc bệnh. Đối với mẹ bầu, mắc thủy đậu trong thai kỳ khá nguy hiểm. Theo nghiên cứu tại Anh và Mỹ, tỷ lệ thuỷ đậu ở bà bầu chiếm khoảng 3/1000. Như vậy, mỗi năm có đến 9000 trường hợp mang thai bị thủy đậu trong số 3 triệu mẹ bầu tại Mỹ. Ở Việt Nam, con số thai phụ bị mắc thủy đậu trong thai kỳ không nhỏ. Riêng tháng 2 đầu năm 2009 có đến 11 mẹ bầu bị thủy đậu, theo thống kê tại bệnh viện Từ Dũ.

Thủy đậu là bệnh gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dấu hiệu bị thủy đậu khi mang thai

Cơ thể mẹ bị thủy đậu khi mang thai sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Phát ban dạng nốt phỏng có đường kính từ 1 đến 3mm tại mặt, chân, tay.

  • Mẹ bị sốt.

  • Nếu nốt mụn nước không được chăm sóc tốt sẽ bị vỡ ra và để lại sẹo.

  • Trường hợp bị bội nhiễm vi khuẩn, mụn nước sẽ hóa mủ, ăn sâu xuống dưới da, tạo thành sẹo.

Người bị thủy đậu khi mang thai cần được theo dõi cẩn thận, kết hợp chặt chẽ với bác sĩ sản khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu bị thủy đậu khi mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bị thuỷ đậu khi mang thai có nguy hiểm không?

Bệnh thủy đậu ở phụ nữ mang thai thường có diễn biến nặng hơn so với người bình thường. Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra là viêm màng não, viêm phổi, viêm não, viêm cơ tim, viêm cầu thận, nhiễm khuẩn thứ phát. Nếu bệnh diễn tiến nặng thì mẹ có nguy cơ tử vong.

Trong số các biến chứng khi mẹ có thai bị thuỷ đậu thì viêm phổi là thường gặp nhất. Bệnh thường phát triển một tuần sau khi mẹ bị phát ban.

Phụ nữ mang thai bị thủy đậu có sao không? Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể:

  • Nguy cơ bị sảy thai, thai chết lưu: Xảy ra đối với mẹ bầu bị thủy đậu khi mang thai 3 tháng đầu và không có miễn dịch.

  • Thai nhi có khả năng bị thủy đậu bẩm sinh nhưng nguy cơ bị dị tật thấp, chỉ từ 0.4 đến 2% đối với mẹ mắc bệnh nửa đầu thai kỳ. Mẹ bầu nhiễm bệnh trong nửa sau thai kỳ thì thai nhi ít có khả năng bị dị tật bẩm sinh.

  • Thủy đậu sơ sinh: Thai nhi có khả năng cao bị mắc bệnh thủy đậu nếu mẹ nhiễm bệnh vào tháng cuối thai kỳ. Bé có thể bị bệnh từ khi còn trong bụng mẹ hoặc ngay sau khi sinh ra.

Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị bệnh nếu mẹ mắc thủy đậu vào tháng cuối thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mang thai bị thuỷ đậu phải làm sao?

Chắc chắn khi mắc bệnh, bất kỳ mẹ bầu nào cũng lo lắng không biết mang thai bị thuỷ đậu phải làm sao. Mẹ hãy dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, uống nhiều nước, tiêu thụ thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa. Trong trường hợp mẹ bị sốt thì có thể uống thuốc hạ sốt paracetamol. Ngoài ra, mẹ cần giữ vệ sinh thân thể, tránh làm các nốt mụn nước bị vỡ để không tăng nguy cơ bội nhiễm virus.

Những mẹ bầu bị thủy đậu khi mang thai với diễn tiến nặng sẽ có nguy cơ bị viêm phổi. Do đó, mẹ cần nhập viện và điều trị với thuốc chống virus thông qua đường tĩnh mạch.

Xem thêm: Suy thận khi mang thai: Mẹ chớ chủ quan!

Phòng ngừa bị thủy đậu khi mang thai

Nhằm chủ động phòng ngừa mẹ bị thủy đậu khi mới mang thai và trong giai đoạn thai kỳ, Bộ Y tế khuyến khích người dân thực hiện một số biện pháp bao gồm:

  • Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu để phòng ngừa lây lan.

  • Giữ vệ sinh thân thể, rửa tay bằng xà phòng, dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi họng hàng ngày, dùng đồ sinh hoạt riêng.

  • Vệ sinh nhà ở và các vật dụng sinh hoạt thường xuyên bằng chất tẩy rửa thông thường.

Mẹ nên đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc nơi đông người. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chị em có kế hoạch mang thai cần tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng. Vaccine phòng bệnh thủy đậu không được chỉ định tiêm cho mẹ đang mang thai. Trong trường hợp phụ nữ chưa thể chích ngừa mà đã có thai, đặc biệt là trong 12 tuần đầu thì bạn cần chú ý giữ vệ sinh cá nhân, không nên đến chỗ đông người để tránh lây nhiễm. Thêm vào đó, mang khẩu trang khi ra đường cũng là một cách tốt nhất để phòng ngừa thủy đậu.

Mẹ bầu bị thủy đậu khi mang thai có thể dẫn đến biến chứng nặng nề, điển hình như bệnh viêm phổi. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về tình trạng bị thủy đậu khi mang thai. Trước khi mang thai, mẹ bầu nên tiêm vacxin ngừa thủy đậu đúng lịch để phòng tránh bệnh. Ngoài ra, mẹ cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ nhằm phát hiện bệnh xà xử lý kịp thời.

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!