Mang thai 3 tháng giữa: Các vấn đề quan trọng mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ qua!
Thai kỳ

Mang thai 3 tháng giữa: Các vấn đề quan trọng mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ qua!

Đào Nhàn
Đào Nhàn

14/11/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Mang thai 3 tháng giữa là giai đoạn các triệu chứng ốm nghén biến mất và thai nhi phát triển nhanh hơn. Để con yêu được khỏe mạnh và phát triển tốt nhất, mẹ bầu cần tuân thủ lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng khoa học. Và điều cần làm cụ thể là gì, chúng ta sẽ cùng đi sâu trong bài viết dưới đây.

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng giữa của thai kỳ

Mang thai 3 tháng giữa bắt đầu từ đầu tháng thứ 4 đến hết tháng thứ 6, tương đương tuần 16 - 28 của thai kỳ. Trong giai đoạn này, Ở giai đoạn này, thai nhi có thể đạt được khoảng 1,1kg và dài 40 cm. 

Thai nhi 3 tháng giữa nặng khoảng 1,1 kg và dài 40 cm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lúc này, não bộ của thai nhi đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Cùng với đó, các cơ quan bộ phận trên cơ thể bé vẫn tiếp tục quá trình hoàn thiện. Xung quanh cơ thể bé bắt đầu tích tụ chất béo, hình hài trông giống với em bé khi mới chào đời.

Phía trên đầu thai nhi đã có tóc mọc lên. Toàn bộ cơ thể có một lớp lông tơ mịn bao phủ, bên ngoài còn có lớp sáp màu trắng để bảo vệ cơ thể.

Tai và mắt đã di di chuyển về đúng vị trí. Lông mày, lông mi xuất hiện mà mí mắt thai nhi có thể đóng và mở, thức dậy theo chu kỳ. Vì vậy, để tạo thói quen ăn ngủ đúng giờ giấc sau khi chào đời cho bé, mẹ bầu có thể tập dần ngay từ khi mang thai 3 tháng giữa.

Thai 3 tháng giữa vận động nhiều hơn trước. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xương tay và chân của em bé đã phát triển nhiều hơn so với trước đây, xuất hiện móng tay và móng chân. Các ngón tay và ngón chân được tách rời nhau, vân tay cũng được hình thành trong giai đoạn này.

Ngoài ra, khi mang thai 3 tháng giữa, em bé đã có thể thực hiện được các hành động như: di chuyển, xoay người, đạp và đá trong bụng của mẹ. Bé cũng đã biết nuốt, bú để hấp thu dinh dưỡng từ cơ thể mẹ và nghe thấy giọng nói của người mẹ. Do đó, để thai nhi phát triển tốt, mẹ bầu hãy chú ý chăm sóc sức khỏe thai kỳ nhé.

Sự thay đổi của mẹ khi mang thai 3 tháng giữa

Phụ nữ mang thai 3 tháng giữa tăng cân nhanh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi mang thai 3 tháng giữa, các triệu chứng ốm nghén ở bà bầu đã không còn xuất hiện. Nhờ vậy, thai phụ sẽ cảm thấy khỏe khoắn và ăn uống được tốt hơn. Tuy nhiên, sự phát triển của thai nhi cũng khiến mẹ bầu phải hứng chịu nhiều sự thay đổi khác, cụ thể như:

  • Bà bầu tăng cân nhanh: Bước sang tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bầu có thể ăn uống, ngủ nghỉ tốt hơn nhiều so với trước. Cũng nhờ vậy mà thai nhi phát triển nhanh chóng hơn, kéo theo đó là cân nặng của mẹ bầu tăng lên. Trung bình mỗi tuần, phụ nữ mang thai 3 tháng giữa có thể tăng từ 0,5 - 1kg.

  • Bụng bầu căng tức: Sự tăng trưởng kích thước của tử cung khiến các cơ và dây chằng chịu nhiều áp lực, khiến mẹ hay có cảm giác căng tức khó chịu. Thậm chí thai phụ còn có thể cảm thấy bụng đau âm ỉ và đau nhói. Ngoài ra, triệu chứng căng tức và đau bụng còn có thể xảy ra do ra chứng táo bón, đầy hơi hoặc quan hệ tình dục khi mang thai.

  • Đau lưng: Cân nặng tăng nhanh và bụng bầu to nhanh chóng khiến cột sống phải chịu nhiều áp lực dẫn đến đau lưng.

  • Nướu răng bị chảy máu: Theo nghiên cứu, có hơn 50% phụ nữ bị sưng nướu, chảy máu khi mang thai 3 tháng giữa. Nguyên nhân gây ra điều đó là hormone thai kỳ thay đổi, khiến lượng máu lưu thông đến nướu tăng cao. Từ đó làm cho nướu nhạy cảm hơn và dễ bị chảy máu.

  • Xuất hiện các cơn gò Braxton-Hicks: Ngay từ giai đoạn đầu của tam cá nguyệt thứ hai, các cơn gò đã bắt đầu xuất hiện với tần suất và cường độ thấp, chỉ kéo dài khoảng 1 đến 2 phút. Nguyên nhân khiến các cơn gò Braxton-Hicks này hình thành có thể do mẹ xoa vào bụng bầu, tập thể dục mạnh, quan hệ tình dục hoặc cơ thể đang bị mất nước.

  • Bầu ngực to ra: Nếu như bầu ngực bị căng tức trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì khi mang thai 3 tháng giữa, cảm giác đó đã không còn xuất hiện. Thay vào đó là sự tăng trưởng kích thước bầu ngực để chuẩn bị sản xuất sữa nuôi dưỡng thai nhi.

  • Thai phụ bị nghẹt mũi: Khi mang thai 3 tháng giữa, niêm mạc mũi của bà bầu có thể bị tổn thương do nội tiết tố thay đổi. Điều này dẫn đến nghẹt mũi, nặng hơn có thể chảy máu mũi và ngủ ngáy.

  • Chóng mặt: Tình trạng này xảy ra ở phụ nữ mang thai 3 tháng là do tử cung lớn hơn, chèn ép vào các mạch máu. Điều này cũng có thể là do mẹ bầu đang bị thiếu máu cần bổ sung sớm để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

  • Lông, tóc phát triển nhanh hơn do nội tiết tố thay đổi.

  • Phụ nữ mang thai 3 tháng giữa hay bị đau đầu: Nguyên nhân chủ yếu do hormone thay đổi, sống trong môi trường ngột ngạt, thiếu không khí hay ô nhiễm tiếng ồn,... Mẹ bầu nên chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn và tập hít thở sâu để giảm bớt triệu chứng này.

  • Thai phụ 3 tháng giữa bị táo bón, kèm ợ chua: thủ phạm là nồng độ hormone progesterone tăng cao, khiến các cơ ở hệ tiêu hóa và thực quản bị giãn ra.

  • Mẹ mang thai 3 tháng giữa bị trĩ: Do thể tích máu tăng lên cao làm cho các tĩnh mạch bị giãn ra. Hoặc cũng có thể kích thước tử cung tăng khiến tĩnh mạch quanh tử cung bị chèn ép, dẫn đến bệnh trĩ. Thai phụ bị táo bón lâu ngày không điều trị dứt điểm cũng có thể mắc căn bệnh này.

  • Chuột rút: Thai càng lớn thì hiện tượng rút chân ở bà bầu 3 tháng giữa xảy ra càng nhiều, đặc biệt là vào ban đêm.

  • Da thay đổi: Ở giai đoạn này, làn da của mẹ bầu rất nhạy cảm, có thể xuất hiện nám và tàn nhang trên mặt, hay ở bụng có đường sọc nâu hiện rõ hơn.

  • Thai máy: Từ tuần 20 của thai kỳ trở đi, mẹ sẽ cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của bé nhưng không nhiều. Đến khoảng tháng thứ 6, các cử động của bé sẽ thể hiện rõ ràng hơn.

Trên đây là những thay đổi ở cơ thể mẹ bầu khi mang thai 3 tháng giữa, các chị em cần lưu ý để biết cách chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Nắm rõ sự thay đổi ở bà bầu 3 tháng giữa để biết cách chăm sóc sức khỏe tốt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các vấn đề cần lưu ý khi mang thai 3 tháng giữa

Trong giai đoạn mang thai 3 tháng giữa, mẹ bầu cần chú ý đi khám thai định kỳ đúng lịch và tuân thủ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh.

Lịch khám thai trong tam cá nguyệt thứ 2 mẹ bầu cần biết

Khám định kỳ là việc làm quan trọng trong suốt giai đoạn mang thai của người mẹ. Việc này giúp mẹ theo dõi sức khỏe của thai nhi, đồng thời phát hiện sớm các bất thường để xứ lý kịp thời.

Mang thai 3 tháng giữa cần đi khám 2-4 lần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo các bác sĩ, phụ nữ mang thai 3 tháng giữa nên đi khám từ 2-4 lần để thực hiện các xét nghiệm quan trọng như:

  • Kiểm tra cân nặng và huyết áp.

  • Khám thai trong từ tuần 18-22 của thai kỳ để phát hiện các bất thường ở thai nhi: dị tật bẩm sinh, bất thường nhiễm sắc thể,...

  • Xét nghiệm máu từ tuần 24-28 của thai kỳ để tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ.

  • Chọc dò ối từ tuần 16-18 của thai kỳ trong trường hợp nghi ngờ thai nhi mắc dị tật bẩm sinh.

Các dấu hiệu khi mang thai 3 tháng giữa mẹ cần đi khám ngay

Mẹ mang thai 3 tháng giữa cần đi khám ngay khi bụng đau dữ dội. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Có thể nói, mang thai 3 tháng giữa là lúc thai nhi đã bước vào giai đoạn tạm an thời an toàn. Tuy nhiên, không nên vì thế mà mẹ bầu có thể chủ quan. Để tránh nguy hiểm xảy ra, thai phụ cần chú ý theo dõi sức khỏe và đi khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường sau:

  • Đau bụng dữ dội kèm chuột rút trong thời gian dài

  • Âm đạo chảy máu nhiều

  • Bị chóng mặt, ngất xỉu

  • Cân nặng tăng quá mức hoặc không tăng cân

  • Da chuyển sang màu vàng

  • Các triệu chứng ốm nghén vẫn xảy ra thường xuyên

  • Cơ thể ra nhiều mồ hôi dù không phải thời tiết nóng.

Những điều cần kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng giữa

Thai phụ 3 tháng giữa cần kiêng sử dụng rượu bia. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để bảo vệ sự an toàn của cả mẹ và bé, phụ nữ mang thai 3 tháng giữa cần chú ý những điều cần kiêng kỵ sau:

  • Kiêng sử dụng các loại đồ uống có ga, có cồn và caffeine,... Những thứ này có thể khiến mẹ bầu bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tụt huyết áp,...và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

  • Tránh quan hệ tình dục quá mạnh, nhất là với các trường hợp thai phụ có sức khỏe yếu, tiền sử sinh non, sảy thai nên kiêng cữ hoàn toàn chuyện chăn gối đến khi sinh bé an toàn.

  • Không ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm tái sống để bảo vệ sức khỏe mẹ bầu được tốt.

  • Không tắm nước quá nóng. Hành động này có thể khiến thai phụ bị tụt huyết áp, chóng mặt, ngất xỉu và gây nguy hiểm cho thai nhi.

  • Tránh tập thể dục quá mạnh để không bị mất sức hoặc bị động thai.

  • Tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc lào bởi nguy cơ dẫn đến sảy thai hoặc thai nhi mắc dị tật bẩm sinh là rất cao.

  • Tránh tiếp xúc nhiều với chó mèo vì sẽ có nguy cơ bị nhiễm sán.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa

Khi mang thai 3 tháng giữa, nhu cầu calo của mẹ bầu khoảng 2.560 kcal/ngày. Việc cung cấp đủ lượng calo mỗi ngày sẽ giúp mẹ và bé tăng cân đều, trí não phát triển. 

Bà bầu 3 tháng giữa cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để làm được điều đó, mẹ bầu cần thực hiện chế độ dinh dưỡng đảm bảo các thành phần sau:

  • Protein: Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu,...

  • Chất béo: mỡ động vật, mỡ thực vật, dầu dừa, dầu nành, dầu mè, mỡ cá,...

  • Chất xơ: có nhiều trong ngũ cốc, rau xanh, trái cây, khoai lang,...

  • Canxi: Có nhiều trong trứng, sữa, hải sản, rau xanh, đậu,...

  • Axit folic: Có trong các thực phẩm như: trứng, rau bắp cải, bông cải xanh, măng tây, chuối, cam,...

  • Các loại vitamin A, C, D, B1,...: bơ, trứng, sữa, cá béo, gan, lòng đỏ trứng, thịt, rau có màu xanh/đỏ/vàng, các loại đậu,...

  • Sắt: có trong gan động vật, thịt, nghêu, sò, ốc, ngũ cốc,...và dược phẩm.

  • Kẽm: thịt, hàu, cua, sò, hến, sữa, trứng, ngũ cốc,...

  • I-ốt: Muối i-ốt, trứng gà, khoai tây, cải thảo, rau cải xoong,...

Xem thêm:

Chế độ sinh hoạt cho phụ nữ mang thai 3 tháng giữa

Mẹ bầu 3 tháng thường xuyên đi bộ giúp quá trình sinh nở dễ dàng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lối sống sinh hoạt có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, để mẹ khỏe, bé phát triển tốt, phụ nữ mang thai 3 tháng giữa nên chú ý những điều sau:

  • Bà bầu mang thai 3 tháng giữa cần chú ý rèn luyện sức khỏe với các bài tập nhẹ nhàng: yoga đi bộ, kegel giúp cơ sàn chậu săn chắc.

  • Không mang giày/dép cao gót để tránh bị ngã và phù chân.

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng bàn chải lông mềm và chỉ nha khoa để tránh viêm lợi, gây chảy máu nướu.

  • Mặc quần áo rộng rãi để máu lưu thông tốt, không bị gò bó.

  • Nhỏ nước muối và dùng máy tạo độ ẩm giúp mũi không bị nghẹt.

  • Sử dụng kem chống nắng, dưỡng da có thành phần từ thiên nhiên để bảo vệ da. Nhất là khi đi trời nắng cần trang bị thêm quần áo dài, mũ vành rộng, kính râm.

Tóm lại, phụ nữ mang thai 3 tháng giữa cần chú ý rất nhiều vấn đề như: chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, lịch khám thai,...để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh. Các mẹ bầu hãy ghi nhớ những kiến thức được chia sẻ trong bài viết này để áp dụng đúng cách nhé.

Pregnancy: Second Trimester - Ngày truy cập: 11/11/2022

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/16092-pregnancy-second-trimester

Second trimester - Ngày truy cập: 11/11/2022

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/second-trimester

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online