Đâu là các bệnh lý thường gặp trong thai kỳ tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và thai nhi mà mẹ cần lưu ý? Những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức điều trị bệnh cũng như những biện pháp phòng tránh mắc bệnh.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Các bệnh liên quan đến tiêu hóa
Những bệnh lý thai kỳ liên quan đến đường tiêu hóa mà mẹ bầu thường gặp là tiêu chảy và táo bón. Trong đó, có đến hơn 50% chị em mắc chứng táo bón thai kỳ. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do nồng độ hormone đặc trưng trong cơ thể thay đổi, nhu động ruột giảm, thức ăn lưu lại trong ruột lâu hơn, tiêu hóa chậm hơn. Bên cạnh đó, mẹ bầu uống sắt hàng ngày trong suốt thai kỳ, thai nhi phát triển làm chèn ép tử cung, ruột non và ruột già… cũng là nguyên nhân gây nên vấn đề này.
Tiêu chảy cũng là một trong các bệnh lý khi mang thai do cơ thể nhạy cảm với virus, vi khuẩn trong thức ăn, nước uống kém vệ sinh. Tiêu chảy cũng dễ gặp phải ở thai phụ không dung nạp được lactose trong sữa bà bầu, táo bón kéo dài khiến nhu động ruột rối loạn. Tuy bệnh không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nhưng sẽ khiến mẹ bầu suy kiệt, mệt mỏi, mất nước. Nếu để lâu dài thì cả mẹ và bé đều bị tác động xấu về sức khỏe.
Để hạn chế những bệnh lý thường gặp trong thai kỳ về tiêu hóa, mẹ bầu nên uống nhiều nước. Nước lọc hoặc nước ép hoa quả đều cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể mẹ. Mỗi ngày, mẹ hãy uống khoảng 2.5 đến 3l nước. Thêm vào đó, mẹ cũng cần ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt… để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Việc chia nhỏ bữa ăn trong ngày cũng giảm thiểu tình trạng rối loạn tiêu hóa khi mang thai. Mẹ cũng cần thường xuyên vận động, tập thể dục với các bài đi bộ, yoga nhẹ nhàng nhằm điều trị bệnh táo bón.
Các bệnh về tâm lý
Trầm cảm là một bệnh khi mang bầu khi mẹ có thai không theo kế hoạch. Biểu hiện của bệnh là mất ngủ, buồn chán, mất năng lượng. Hậu quả khi mẹ bị trầm cảm là nghiện thuốc, tăng trọng lượng kém, nghiện rượu, có ý muốn tự tử. Thai nhi có mẹ bị trầm cảm sẽ suy dinh dưỡng, sinh non, trí não chậm phát triển. Để khắc phục bệnh, thai phụ cần được đưa đến bác sĩ chuyên khoa nhằm theo dõi và điều trị.
Các bệnh thường gặp nhưng không nguy hiểm
Đối với những bệnh bà bầu hay gặp, không phải bệnh lý nào cũng nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé. Vẫn có một số bệnh không nguy hiểm nhưng mẹ cần chú ý bao gồm:
Viêm mũi thai kỳ
Trong các bệnh lý thường gặp trong thai kỳ, nghẹt mũi hay viêm mũi thai kỳ không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Bệnh thường xảy ra với khoảng 20 - 30% thai phụ. Nghẹt mũi thai kỳ có thể bắt đầu từ tháng thứ 2 và kết thúc sau khi sinh hoặc vài tuần sau sinh. Nguyên nhân của bệnh là do hormone estrogen tăng cao trong quá trình mang thai khiến màng nhầy niêm mạc mũi bị sưng, mũi chảy chất nhờn nhiều hơn. Để khắc phục, mẹ bầu có thể rửa mũi, dùng máy xông tinh dầu đặt trong phòng ngủ, uống trà gừng, kê cao gối đầu khi ngủ…
Chuột rút
Bệnh lý thai kỳ chuột rút là chứng cơ bắp co thắt thường xảy ra ở bắp chuối và bàn chân. Bệnh thường xuất hiện vào ban đêm khiến mẹ bầu đau đớn. Cơn đau bắt đầu khi cẳng chân duỗi đơ ra, các ngón chân quặp xuống. Theo nghiên cứu, cơ thể thai phụ thiếu canxi thường dễ mắc bệnh lý này. Để khắc phục tình trạng chuột rút khi mang thai, người nhà có thể xoa bóp bắp chân và bàn chân nhẹ nhàng. Tiếp đó, mẹ bầu hãy đi dạo một vòng để máu lưu thông tốt hơn, đến bác sĩ để được kê đơn bổ sung thêm canxi và vitamin D.
Chảy máu nướu răng
Sức đề kháng của mẹ bầu khi mang thai giảm sút khiến nướu răng mềm và dễ bị tổn thương. Chưa kể cao răng tích tụ ở chân răng có thể gây đau nhức dẫn đến bệnh chảy máu chân răng, viêm nha chu…
Để phòng tránh bệnh này, mẹ bầu hãy sử dụng chỉ nha khoa vệ sinh răng miệng, đánh răng kỹ sau khi ăn. Mẹ cũng nên khám bệnh để nha sĩ tư vấn, bổ sung dưỡng chất có lợi cho răng.
Mất ngủ
Mất ngủ là một trong các bệnh lý thường gặp trong thai kỳ trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Việc mất ngủ kéo dài khiến mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi. Để khắc phục, mẹ bầu nên xây dựng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý. Mẹ không nên uống hoặc ăn thức ăn chứa nhiều vitamin C nếu bị mất ngủ.
Xem thêm: Bà bầu bị nhiễm sán chó khi mang thai có nguy hiểm không?
Biện pháp phòng tránh các bệnh lý thường gặp trong thai kỳ
Một số biện pháp mà mẹ có thể tham khảo để phòng tránh mắc các bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai là:
-
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên để loại bỏ nguy cơ lây nhiễm một số vi khuẩn có hại từ môi trường.
-
Ăn thực phẩm nấu chín, nhất là các món ăn từ thịt. Việc ăn thịt chưa được nấu chín có thể khiến mẹ nhiễm ký sinh trùng gây tổn thương hệ thần kinh thai nhi, mù lòa, động kinh, sinh non, lưu thai.
-
Hạn chế tiêu thụ thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn.
-
Uống sữa đã qua xử lý gồm sữa thanh trùng hoặc tiệt trùng.
-
Tiêm ngừa đầy đủ trước khi mang thai, trong khi mang thai hoặc ngay sau khi sinh để phòng ngừa một số căn bệnh truyền nhiễm thường gặp.
-
Xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục để phát hiện và điều trị sớm, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ bầu và thai nhi.
-
Tránh tiếp xúc với người bệnh đang mắc bệnh truyền nhiễm trong quá trình mang thai, chẳng hạn như bệnh rubella, thủy đậu để tránh biến chứng thai kỳ và dị tật bẩm sinh.
Trong quá trình mang thai, việc mắc các bệnh lý thường gặp trong thai kỳ dù nặng hay nhẹ cũng ít nhiều gì ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có thêm kiến thức về các bệnh lý thường gặp trong thai kỳ. Mẹ bầu hãy chú ý lắng nghe cơ thể để chủ động hơn trong việc giữ gìn sức khỏe, đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.