Bà bầu tuần 38 đã bước vào giai đoạn cuối cùng của thai kỳ. Vậy mẹ và bé sẽ thay đổi như thế nào. Những vấn đề cần chú ý trong giai đoạn này là gì?
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 38
Với thai nhi 38 tuần, em bé đã gần như phát triển hoàn thiện và sẵn sàng làm quen với môi trường bên ngoài.
-
Phổi đã hoàn toàn trưởng thành về cấu tạo.
-
Não sẽ vẫn tiếp tục phát triển và đạt trọng lượng tương đương 100% não
-
Cân nặng và kích thước không biến đổi nhiều so với tuần thứ 37. Trung bình thai sẽ nặng 2,8 đến 3,2kg, chiều dài cơ thể dao động từ 45 đến 46cm.
-
Lớp mỡ dưới da tiếp tục được tích lũy thêm để kiểm soát thân nhiệt sau khi ra đời, lớp biểu bì bên ngoài của thai sẽ rụng dần và thay bằng lớp da mới.
-
Vị trí thai dịch chuyển xuống vùng chậu.
Những triệu chứng bà bầu 38 tuần có thể gặp
So với tuần 37, bà bầu 38 tuần vẫn không có thay đổi gì đáng kể. Lúc này, một số triệu chứng mà mẹ bầu có thể gặp phải bao gồm:
Đi tiểu thường xuyên
Phần đầu của thai nhi tuần thứ 38 đã lọt vào khung xương chậu của mẹ gây ra sự chèn ép bàng quang từ đó tạo ra cảm giác mắc tiểu thường xuyên. Để hạn chế triệu chứng này, phụ nữ mang thai không nên sử dụng các chất kích thích hay lợi tiểu (như trà, cà phê,...) trong những tuần cuối của thai kỳ.
Tuy nhiên thai phụ không được giảm uống nước vì sẽ làm ảnh hưởng đến lượng nước ối trong tử cung.
Đau bụng dưới
Sự chèn ép của thai nhi ở vùng bụng dưới của mẹ có thể gây ra không ít khó chịu. Bên cạnh đó do em bé sắp ra đời nên các cơn gò sinh lý xuất hiện ngày càng nhiều và nặng nề hơn khiến cho bà bầu tuần 38 thường xuyên bị đau bụng dưới.
Bong nút nhầy cổ tử cung
Một số mẹ bầu tuần 38 có thể gặp phải triệu chứng bong nút nhầy cổ tử cung. Đây là hiện tượng xuất hiện dịch tiết âm đạo có màu hồng hoặc nâu có chứa các lớp niêm mạc tử cung.
Bong nút nhầy cổ tử cung là báo hiệu cho thấy cơn gò chuyển dạ sắp xảy ra nhưng không thể biết chính xác vào lúc nào (có thể từ vài giờ đến vài ngày, thậm chí vài tuần).
Âm đạo xuất huyết
Dịch tiết âm đạo của mẹ bầu tuần 38 có thể bị nhuốm màu hồng hoặc nâu do xuất huyết âm đạo.
Nguyên nhân của hiện tượng này là các mạch máu trong cổ tử cung bị vỡ ra trong quá trình giãn nở để chuẩn bị cho thai nhi chui lọt qua khi mẹ chuyển dạ. Vì vậy dẫn đến triệu chứng chảy máu lẫn vào dịch tiết âm đạo.
Tiêu chảy
Nguyên nhân chính gây ra tiêu chảy ở bà bầu tuần 38 là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Đồng thời, nhu động ruột cũng trở nên lỏng lẻo và mềm mại do cơ thể người mẹ đang biến đổi để chuẩn bị cho quá trình sinh con. Vậy nên nếu mẹ bầu bị tiêu chảy trong tuần thai này thì rất có thể sự chuyển dạ sắp xảy ra.
Ngứa bụng
Lúc này thai nhi đã hoàn toàn trưởng thành, tử cung của mẹ căng to khiến da bụng dễ mất đi độ ẩm. Đây được coi là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngứa bụng của cá mẹ bầu cuối thai kỳ.
Em bé càng lớn thì tử cung càng cần phải tăng trưởng để có không gian cho em ở, điều này khiến cho da bụng bị giãn gây khô và mất độ ẩm nên dễ khiến mẹ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở phần bụng.
Phù nề
Sự phát triển lớn dần của thai nhi khiến cho mẹ bầu tăng dự trữ chất lỏng trong cơ thể gây ra phù nề, đặc biệt là ở vùng bàn chân và mắt cá chân.
Để khắc phục triệu chứng này, thai phụ có thể cân nhắc sử dụng thiết bị y khoa hỗ trợ như vớ chuyên dụng để giảm tình trạng phù nề, giãn tĩnh mạch.
Khó ngủ
Khó ngủ hay mất ngủ là hiện tượng mà phụ nữ mang thai sẽ gặp ở hầu hết các giai đoạn trong thai kỳ. Bụng to khiến mẹ di chuyển khó khăn, mệt mỏi, thay đổi hormon hay thậm chí là việc suy nghĩ quá nhiều về hành trình sinh con sắp tới đều khiến não bộ của thai phụ hoạt động quá mức gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Bụng tụt xuống
Khi thai phụ chuẩn bị chuyển dạ, bụng bầu có thể tụt xuống do thai nhi đã di chuyển xuống vùng khung xương chậu. Mẹ sẽ cảm thấy áp lực ở ngực, bụng giảm đi rất nhiều..
Đối với phụ nữ mang thai con đầu thì sẽ thấy tình trạng bụng tụt xuống trước ngày dự sinh khoảng 2 đến 4 tuần, còn với mẹ mang thai con thứ 2 trở đi thì bụng sẽ tụt ngay khi xuất hiện các cơn chuyển dạ.
Cơ thể nặng nề
Thời điểm 38 tuần là lúc em bé đã gần như lớn nhất và di chuyển về vùng xương chậu của mẹ nên thai sẽ có cảm giác nặng nề hơn, đặc biệt là ở vùng bụng dưới. Cảm giác đau lưng, đau hông tăng lên nên việc di chuyển trở nên khó khăn hơn.
Buồn nôn
Thai nhi 38 tuần đã lớn và chiếm nhiều diện tích trong bụng mẹ hơn. Chính vì vậy bé sẽ đè ép các cơ quan khác trong ổ bụng của thai phụ như ruột và dạ dày dẫn đến triệu chứng buồn nôn. Bên cạnh đó, các cơn co thắt chuyển dạ tác động đến dạ dày cũng có thể gây buồn nôn và nôn.
Cơn co thắt
Cơn co thắt hay cơn gò tử cung là một trong những dấu hiệu chuyển dạ mà phụ nữ mang thai thường gặp nhất.
Trong suốt thai kỳ, các cơn co thắt tử cung đôi khi vẫn xuất hiện nhưng có tần suất không đều, thưa thớt và không gây đau, không gây xóa mở cổ tử cung của mẹ. Hiện tượng này được gọi là cơn gò chuyển dạ giả Braxton Hicks.
Tâm lý
Giai đoạn này mẹ bầu thường cảm thấy ruột gan nóng như lửa đốt. Cảm xúc của thai phụ là sự lẫn lộn giữa mong chờ và háo hức, lo lắng và sốt ruột. Nếu quá lo lắng về những cơn đau khi sinh con, hãy đọc tất cả những tài liệu có thể về các cách giảm đau. Hãy nói với bác sĩ hoặc hộ sinh về kế hoạch đầy đủ cho việc sinh nở của bạn để hoàn toàn yên tâm.
Sưng và chảy máu nướu răng
Lượng hormone progesterone của bà bầu tuần 38 tăng cao hơn hẳn so với mức bình thường tạo điều kiện cho vi khuẩn và mảng bám phát triển nhanh hơn, dễ dàng tấn công gây ra sưng và chảy máu nướu
Da nhờn, đốm
Thay đổi hàm lượng hormone trong thai kỳ có thể làm tăng tuyến dầu dưới da khiến cho da mặt của bà bầu nhìn bóng và nhờn hơn. Ngoài ra, một số mẹ còn có những đốm màu nâu hoặc đen xuất hiện không đồng đều trên trán, thái dương và giữa mặt.
Nhiễm trùng âm đạo, nhiễm trùng tiểu
Cuối thai kỳ mẹ bầu tiết nhiều dịch âm đạo hơn. Kết hợp với việc khó vệ sinh vùng kín do bụng to khiến vùng âm đạo và đường tiểu dễ bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng âm đạo, đường tiểu sẽ gây ra tiểu đau, tiểu rắt, ngứa cơ quan sinh dục,…ở thai phụ.
Tiền sản giật
Tiền sản giật thường gặp ở phụ nữ mang thai những tuần cuối của thai kỳ với 3 triệu chứng là tăng huyết áp, protein niệu và phù. Triệu chứng này có thể kéo dài vài giờ, vài ngày, thậm chí vài tuần hoặc chỉ thoáng qua. Tiền sản giật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Xem thêm: Những điều cần làm khi mẹ bầu 37 tuần bị tiêu chảy
Bà bầu tuần 38 cần lưu ý những gì?
Chế độ dinh dưỡng
Một số nhóm thực phẩm mà bà bầu tuần 38 nên sử dụng gồm có:
-
Thực phẩm giàu chất xơ: Ngô, trái cây, hoa atiso, đậu các loại, rau quả tươi, các loại hạt tốt, gạo lứt, bánh mì nguyên cám,...
-
Thực phẩm giàu sắt: Thịt gà, thịt đỏ, cá hồi, hạt bí ngô, lòng đỏ trứng, bông cải xanh, cải bó xôi,...
-
Thực phẩm giàu axit folic: Nên bổ sung 600-800mg axit folic mỗi ngày từ các loại rau có màu xanh đậm, trái cây họ cam chanh, dầu hạt hướng dương, bông cải xanh, lòng đỏ trứng, măng tây, quả bơ,...
-
Thực phẩm giàu canxi: Trứng, thịt nạc, cá, yến mạch, hạnh nhân, các loại hạt, chuối, rau lá xanh, sản phẩm từ sữa
-
Thực phẩm giàu DHA: Tiêu thụ 200 mg DHA mỗi ngày từ nhiều loại thực phẩm như cá biển (cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi), bơ đậu phộng, các loại hạt, sữa tươi, lòng đỏ trứng chín, ngũ cốc, đậu hũ, bí ngô, tôm,...
-
Thực phẩm giàu vitamin A và vitamin C: Bí đỏ, cà rốt, thịt bò, cà chua, súp lơ, dâu tây, dưa hấu, ớt chuông, khoai lang, cải bó xôi,...
-
Thực phẩm giàu Protein: Lòng trắng trứng, thịt, hạt, cá hồi, chuối, bí đỏ, đậu, tôm, nấm, ngô, sữa, bơ, táo…
Đi bộ và tập squat
Phụ nữ mang thai không nên nằm một chỗ quá lâu. Thay vào đó, mẹ có thể đi bộ nhẹ nhàng để vận động cơ thể.
Đi bộ được xem là một trong những động tác vận động tốt nhất trong thai kỳ. Đặc biệt đối với bà bầu tuần 38, việc đi bộ tạo điều kiện cho phần khung xương chậu lắc lư liên tục, giúp đầu em bé chui vào vùng hông của mẹ dễ dàng hơn và quá trình vượt cạn có thể thuận lợi hơn phần nào.
Squat là bài tập gồm động tác đứng lên và ngồi xuống tương tự như ngồi xổm nhưng ở thế cao hơn. Thực hiện Squat đều đặn giúp cơ thể mẹ bầu dẻo dai hơn, tăng cường sức khỏe cơ hông, đùi.
Hơn nữa, Squat khiến chuyển dạ xảy ra sớm hơn vì các động tác này giúp mở xương chậu, tạo ra không gian cho phép em bé kích thích sự chuyển dạ.
Khám thai
Khi khám thai cho bà bầu tuần 38, các bác sĩ sẽ chú ý đến những chỉ số sau đây:
-
Huyết áp, nhịp tim.
-
Đường huyết.
-
Xét nghiệm protein trong nước tiểu.
Mục đích là để tầm soát những nguy cơ có thể gây ảnh hưởng đến ở mẹ bầu bao gồm: Đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, tăng huyết áp thai kỳ…
Khi phát hiện sớm, các bác sĩ sẽ có hướng xử trí phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho cả thai phụ và em bé.
Chuẩn bị vật dụng và tâm lý
Khi mang thai 38 tuần, mẹ cần chuẩn bị cả về vật dụng và tâm lý để chào đón bé ra đời:
-
Giấy tờ tùy thân cần sử dụng khi nhập viện sinh em bé bao gồm: Giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân, sổ hộ khẩu, thẻ Bảo hiểm Y tế,...
-
Lệ phí khi đi sinh.
-
Lựa chọn sẵn tên cho con.
-
Vật dụng cần thiết khi sinh con bao gồm cả quần áo, tả, giấy, khăn, tất, mũ, dép, đồ dùng cá nhân của mẹ,...
-
Luôn giữ điện thoại bên người đề phòng trường hợp sinh đột xuất.
-
Tâm sự với chồng và người thân để giảm bớt cảm giác lo lắng, hồi hộp. Việc suy nghĩ hay lo lắng quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
-
Trao đổi và nhờ bác sĩ tư vấn để chuẩn bị tinh thần tốt nhất và kiến thức tốt nhất cho quá trình “vượt cạn”.
Thai giáo đúng cách
Thai giáo không chỉ giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ và gần gũi với bố mẹ từ sớm mà còn tác động tốt sự phát triển và trí thông minh của bé sau khi trưởng thành.
Bạn có thể cho bé nghe các câu chuyện hoặc bài hát phù hợp. Bố mẹ giao tiếp với con bằng cách trực tiếp kể chuyện hoặc hát cho con nghe.
Nếu bạn vẫn đang tìm kiếm những bài hát và câu chuyện phù hợp cho quá trình thai giáo thì hãy tham khảo tại app VMonkey . Ứng dụng này bao gồm những câu chuyện, bài hát tiếng Việt được chọn lựa kỹ càng bởi các chuyên gia giáo dục giúp phát triển tư duy, khả năng nhận biết và cả cảm xúc của bé.
Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cho bé nghe những bài hát, câu chuyện bằng tiếng Anh trên app Monkey Stories. Nghe tiếng Anh ngay từ trong bụng mẹ là phương pháp hỗ trợ khả năng ngôn ngữ, giúp bé tiếp thu ngoại ngữ nhanh hơn sau khi chào đời.
Các dấu hiệu chuyển dạ
Dưới đây là các dấu hiệu chuyển dạ mà bà bầu tuần 38 cần đặc biệt lưu ý để quá trình vượt cạn thuận lợi nhất:
-
Bụng tụt và sa xuống dưới.
-
Cổ tử cung bắt đầu mở.
-
Chuột rút và đau lưng nhiều hơn so với giữa thai kỳ.
-
Tiêu chảy.
-
Cân nặng ngừng tăng.
-
Cơ thể mệt mỏi, uể oải.
-
Dịch nhầy âm đạo thay đổi màu sắc và có lẫn máu.
-
Cơn co thắt xuất hiện mạnh và liên tục.
-
Vỡ nước ối.
Trường hợp sinh muộn
Nếu hai tuần sau ngày dự sinh mà bé vẫn chưa ra ngoài thì mẹ bầu đang rơi vào trường hợp sinh muộn. Dấu hiệu mẹ có khả năng sinh muộn là:
-
Ngày dự sinh sai do ngày đầu của kỳ kinh nguyệt cuối cùng của mẹ không chính xác.
-
Mang thai lần đầu.
-
Có dấu hiệu sinh muộn trước đó.
-
Trong gia đình của mẹ có người thân có dấu hiệu sinh muộn.
-
Thai nhi là bé trai.
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Khi có các dấu hiệu sau, bà bầu tuần 38 cần đến gặp bác sĩ gây đề khám và xử trí kịp thời tránh ảnh hưởng đến mẹ và bé.
-
Rò rỉ, vỡ ối.
-
Ra máu bào thai.
-
Đau bụng dữ dội, kéo dài.
-
Đau lưng liên tục.
-
Dịch nhầy âm đạo tiết ra nhiều.
Lời khuyên từ chuyên gia
Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia dành riêng cho bà bầu tuần 38:
-
Hạn chế đi xa, du lịch vì chuyển dạ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
-
Chuẩn bị sẵn sàng vật dụng cần thiết cho quá trình sinh.
-
Vận động nhẹ, thư giãn tinh thần, không lo lắng.
-
Tránh sử dụng chất kích thích.
-
Hạn chế thức khuya, duy trì thời gian ngủ mỗi ngày từ 6 đến 8 giờ.
-
Nhắc nhở người thân luôn sẵn sàng cho việc bạn chuyển dạ.
Với những thông tin đã chia sẻ ở bài viết trên, hy vọng bà bầu tuần 38 đã hiểu rõ hơn về những đặc điểm của bé cũng như những điều cần chú ý ở giai đoạn này. Hãy chuẩn bị thật chu đáo về vật chất và tinh thần để sẵn sàng chào đón sự ra đời của em bé trong niềm hạnh phúc của cả gia đình!
Week 38 – your 3rd trimester - Truy cập ngày 23/05/2022
https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/3rd-trimester/week-38/
38 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 23/05/2022
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-38.aspx
38 weeks pregnant - Truy cập ngày 23/05/2022
https://raisingchildren.net.au/pregnancy/week-by-week/third-trimester/38-weeks
What to Expect at 38 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 23/05/2022
https://www.healthline.com/health/pregnancy/38-weeks-pregnant