Thay đổi sinh lý khi mang thai xảy ra ở hầu hết các mẹ với nhiều biểu hiện khác nhau. Tuy có nhiều yếu tố biến đổi nhưng không phải mẹ nào cũng có chung cảm nhận. Cùng Monkey tìm hiểu chi tiết về những thay đổi của mẹ trong thai kỳ ở phần chia sẻ dưới đây!
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
7 Yếu tố thay đổi sinh lý khi mang thai cơ bản
Thay đổi về sinh lý ở phụ nữ mang thai là tất yếu và cần thiết nhằm thích nghi với phôi thai hoặc thai nhi đang phát triển. Mẹ mang đa thai sẽ cảm nhận rõ rệt hơn các mẹ mang thai đơn. Và hầu hết những thay đổi này sẽ trở lại bình thường sau sinh.
Thay đổi về hệ tiêu hóa
Sự thay đổi dễ nhận thấy nhất là hệ tiêu hóa của mẹ, bắt đầu từ triệu chứng nghén kèm buồn nôn, chán ăn,... Theo đó, những biến đổi liên quan đến tiêu hóa gồm: GI và gan mật, dạ dày, vấn đề tiêu hóa, nhu cầu dinh dưỡng. Cụ thể:
GI, chức năng gan mật và dạ dày
-
Áp lực từ tử cung to lên tác động trên trực tràng và phần dưới của đại tràng có thể gây táo bón.
-
Chứng ợ nóng và ói mửa là phổ biến, có thể là do chậm làm rỗng dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản do giãn cơ vòng thực quản dưới và khe cơ hoành.
-
Các chứng bệnh loét dạ dày tá tràng trước đó thường suy giảm do giảm sự sản xuất acid hydrochloric trong thai kỳ.
-
Tỷ lệ mắc bệnh rối loạn túi mật tăng lên một chút do chức năng gan suy giảm, đặc biệt ở khâu vận chuyển mật.
-
Nồng độ phosphatase kiềm tăng dần trong giai đoạn cuối và có thể gấp từ 2 đến 3 lần bình thường khi đủ tháng do rau thai sản xuất ra enzyme này không phải do rối loạn chức năng gan.
Nhu cầu dinh dưỡng
-
3 tháng đầu, mẹ bầu thường buồn nôn, chán ăn hoặc thích ăn đồ lạ, chua ngọt tùy người.
-
Từ các tháng giữa, triệu chứng nghén có thể hết ngay hoặc hết từ từ và sức ăn tăng lên so với trước khi có thai. Điều này lý giải vì sao cân nặng các tháng giữa thường tăng nhanh.
Thay đổi trong hệ tuần hoàn
Về hệ tuần hoàn, sự thay đổi diễn ra ở tim mạch và lưu thông máu như sau:
-
Cung lượng tim (CO) tăng từ 30 đến 50% bắt đầu từ 6 tuần tuổi và đạt đỉnh từ 16 đến 28 tuần (thường là khoảng 24 tuần). Để tăng CO, nhịp tim tăng từ bình thường là 70 lần/phút đến 90 lần/phút và tăng thể tích tâm thu.
-
Tổng thể tích máu tăng tương ứng với cung lượng tim ra nhưng sự gia tăng thể tích huyết tương lớn hơn gần 50%, thường là khoảng 1600 mL trong tổng số 5200 mL. Với trường hợp song thai, tổng lượng máu mẹ tăng nhiều hơn (gần 60%).
-
Số lượng bạch cầu (WBC) tăng nhẹ lên từ 9.000 đến 12.000/mcL. Số lượng bạch cầu tăng đáng kể (≥ 20.000/mcL) xảy ra trong quá trình chuyển dạ và vài ngày đầu sau sinh.
-
Nhu cầu sắt tăng lên khoảng 1g trong suốt thai kỳ và cao hơn trong nửa sau của thai kỳ từ 6 đến 7 mg/ngày. Vì vậy, bổ sung sắt là cần thiết vì lượng hấp thu từ chế độ ăn và kho dữ trự thường không đủ để đáp ứng nhu cầu mang thai.
-
Tử cung to, chèn ép tĩnh mạch chủ dưới khi mẹ nằm ngửa, khiến giảm máu về tim, gây tụt huyết áp khi nằm, được báo hiệu bởi triệu chứng chóng mặt khi nằm, thậm chí có thể ngất.
-
Có hiện tượng ứ máu tĩnh mạch và tăng các yếu tố đông máu, dẫn đến sưng phù chân đơn thuần, và tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.
-
Tuần hoàn máu tăng làm cho lợi mềm hơn khiến thai phụ có thể bị chảy một ít máu khi đánh răng.
Sự thay đổi trong hệ thống nội tiết
Phụ nữ mang thai thay đổi nội tiết nhằm giúp hỗ trợ thai nhi đang phát triển. Cụ thể:
-
hCG duy trì chức năng của hoàng thể chế tiết ra progesteron; tác dụng gián tiếp lên sự phát triển cơ quan sinh dục ngoài của thai nhi nam. hCG cũng là một nguyên nhân gây nôn ói ở thai phụ. Nồng độ hCG cao thấp có thể phản ánh: § Thấp: có thể sảy thai, thai ngoài TC - § Cao: thai trứng, đa thai.
-
Insulin tụy: Nhau thai cũng tạo ra lactose nhau thai của con người (hPL), kích thích quá trình phân giải mỡ của mẹ và chuyển hóa axit béo. Kết quả là, việc này này bảo tồn đường huyết để sử dụng cho thai nhi. Nó cũng có thể làm giảm độ nhạy cảm mô của mẹ với insulin, dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ.
-
Tuyến yên: Phát triển thêm khoảng một phần ba là kết quả của sự tăng sản của tuyến sữa để đáp ứng với estrogen huyết tương cao. Prolactin, được sản xuất bởi các loại vi khuẩn Lactotroph tăng dần trong suốt thai kỳ. Prolactin làm trung gian sự thay đổi cấu trúc của tuyến vú từ ống dẫn đến phế nang-phế nang và kích thích sản xuất sữa.
-
Tuyến cận giáp: Khung xương của thai nhi cần khoảng 30 gram calci vào cuối thai kỳ. Khi đó, cơ thể người mẹ tăng hormone tuyến cận giáp, dẫn đến sự gia tăng sự hấp thu calci trong ruột cũng như tăng sự tái hấp thu calci của thận. Tổng calci huyết thanh của người mẹ giảm do giảm albumin, nhưng nồng độ calci ion hóa được duy trì.
Hệ cơ bắp và xương khớp trong thai kỳ
Các khớp mu, khớp cùng - cụt giãn và mềm ra làm cho khung chậu dễ dàng thay đổi và rộng ra giúp cho cuộc đẻ được dễ dàng hơn. Đôi khi khớp mu giãn quá mức, làm cho thai phụ bị đau.
Hệ hô hấp
-
Ứ huyết và phù nề đường hô hấp xảy ra. Đôi khi, triệu chứng tắc nghẽn mũi họng và nghẹt mũi xảy ra, ống vòi nhĩ bị chặn tạm thời, giọng điệu và chất lượng giọng nói thay đổi.
-
Khó thở nhẹ trong quá trình gắng sức thường gặp, và hít thở sâu xảy ra thường xuyên hơn.
-
Những tháng cuối, tử cung to, đẩy cơ hoành lên phía trên, khiến thai phụ thở nông và nhanh, đặc biệt những trường hợp tử cung quá to như trong trường hợp thai to, song thai, đa ối, khiến thai phụ cảm thấy khó thở, thở nhanh.
Tiết niệu và sự thay đổi cơ quan sinh dục
-
Sự thay đổi tư thế ảnh hưởng đến chức năng thận nhiều hơn trong thời gian mang thai so với những thời điểm khác. Ví dụ, nằm ngửa làm tăng chức năng thận nhiều hơn; đứng thẳng làm giảm chức năng thận nhiều hơn.
-
Sự gia tăng chức năng thận ở vị trí nằm nghiêng là một trong những lý do phụ nữ mang thai cần phải đi tiểu thường xuyên khi cố gắng ngủ.
-
Thân tử cung thay đổi nhiều nhất. Đến cuối thai kỳ, trọng lượng của nó tăng đến gấp 20 lần khi không có thai. Khi thai lớn, tử cung có hình dạng ứng với tư thế của thai nhi nằm bên trong.
-
Khi có thai, chất nhầy cổ tử cung đục và đặc tạo nút bịt kín lỗ cổ tử cung, ngăn việc thụ tinh lần hai và tránh nhiễm khuẩn ngược chiều. Khi chuyển dạ, cổ tử cung mở, chất nhầy được tống ra ngoài.
-
Âm đạo dài ra và dễ giãn, có màu thẫm. Dịch âm đạo tăng tính axit làm hạn chế mầm bệnh phát triển. Môi lớn và môi nhỏ có những tĩnh mạch giãn rộng. Dưới da có nhiều tĩnh mạch làm cho âm vật cũng có màu sẫm tương tự.
Tác động đến da liễu
Tăng nồng độ estrogen, progesterone, và MSH góp phần vào sự thay đổi sắc tố, mặc dù không rõ nguyên nhân gây bệnh chính xác. Những thay đổi này bao gồm:
-
Nám là những vết đốm, điểm chấm màu nâu sẫm trên trán và gò má. Nám do mang thai thường biến mất trong vòng một năm.
-
Làm sẫm màu của quầng vú, nách, và bộ phận sinh dục
-
Đường sẫm màu ở bụng xuất hiện ở phần dưới đường giữa bụng.
Các dấu hiệu mang thai và chẩn đoán có thai mẹ cần biết
Bên cạnh những thay đổi sinh lý trong thai kỳ, mẹ cũng xuất hiện các triệu chứng dễ quan sát, dễ cảm nhận. Để khẳng định những dấu hiệu đó là đúng thì mẹ cần trải qua các xét nghiệm chẩn đoán mang thai.
Triệu chứng và dấu hiệu mang thai
-
Bầu ngực tăng kích thước do tăng nồng độ estrogen (chủ yếu) và progesterone.
-
Buồn nôn, đôi khi có nôn, có thể xảy ra do sự tăng tiết của estrogen và beta-hCG bởi các tế bào hợp bào của rau thai, bắt đầu từ 10 ngày sau khi thụ tinh.
-
Nhiều phụ nữ trở nên mệt mỏi vào thời gian này, và một vài phụ nữ nhận thấy bụng chướng rất sớm.
-
Phụ nữ thường bắt đầu cảm thấy chuyển động của bào thai từ tuần thứ 16 đến 20.
-
Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, phù ở chi dưới và giãn tĩnh mạch thường gặp; nguyên nhân chính là chèn ép tĩnh mạch chủ dưới do tử cung to lên.
Chẩn đoán mang thai như thế nào?
Mang thai được xác định dễ dàng bằng cách dùng que thử thai nhà. Tuy nhiên, chẩn đoán chính xác nhất cần được thực hiện qua xét nghiệm beta-hCG trong nước tiểu hoặc trong máu.
Trong thai kỳ đơn bình thường, nồng độ beta-hCG tăng gấp đôi từ 1,4 đến 2,1/ngày trong suốt 60 ngày đầu (7,5 tuần). Nồng độ beta-hCG được tăng gấp đôi trong tam cá nguyệt thứ nhất cho thấy sự tăng trưởng bình thường của thai nhi.
Những dấu hiệu mang thai khác được chấp nhận bao gồm:
-
Sự xuất hiện của túi thai trong tử cung, thường thấy ở siêu âm khoảng 4-5 tuần và thường tương ứng với nồng độ beta-hCG huyết thanh khoảng 1500 mIU/mL (túi noãn hoàng có thể nhìn thấy trong túi thai lúc 5 tuần)
-
Chuyển động tim của thai nhi, được thấy bằng siêu âm thời gian sớm nhất từ 5 đến 6 tuần.
-
Nhịp tim của thai nhi, đánh giá bằng siêu âm Doppler sớm nhất là từ 8 đến 10 tuần nếu tử cung có thể tiếp cận được ở bụng
-
Bác sĩ thấy các cử động của bào thai sau 20 tuần.
Một số biểu hiện của thay đổi về sinh lý ở phụ nữ mang thai
Sự thay đổi sinh lý khi mang thai hầu như diễn ra trong cơ thể và chỉ một số có biểu hiện ra bên ngoài. Những biểu hiện đó là triệu chứng ốm nghén, mất ngủ, tăng cân, sự thay đổi trong tính cách, làn da,...
Triệu chứng xuất hiện trong thai kỳ
Ốm nghén, đi tiểu nhiều, mất ngủ, v.v… là những triệu chứng phổ biến mẹ bầu sẽ gặp trong suốt thai kỳ.
Ốm nghén
Nồng độ HCG tăng mạnh để giữ cho phôi thai bám chắc vào lớp niêm mạc tử cung. Các hormone progesterone và estrogen cũng gia tăng nhằm duy trì thai nhi và hình thành các mạch máu để nuôi dưỡng bào thai. Sự thay đổi này gây nên tình trạng ốm nghén gồm mệt mỏi, buồn nôn, nôn và stress.
Đi tiểu nhiều
Sau khi tiểu xong vẫn còn cảm giác buồn tiểu là tình trạng chung của các mẹ. Hiện tượng này xảy ra do sự chèn ép của tử cung vào bàng quang. Ngoài ra, kích thước thận tăng lên làm tốc độ lọc máu ở cầu thận tăng 50%. Lúc này, khả năng lưu dẫn nước tiểu của thận bị suy giảm có thể gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu ngược dòng.
Mất ngủ
Trong 3 tháng cuối, trọng lượng tăng làm mẹ bầu không thoải mái. Mẹ thường bị đau nhức, mất ngủ. Các hormon gây rối loạn tâm trạng cũng tăng cao. Càng gần ngày sinh, bạn càng có tâm trạng sợ cơn chuyển dạ.
Tăng cân
Tăng cân là dấu hiệu cho thấy em bé được nhận đủ dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, mẹ cần ăn uống đủ chất và phù hợp với nhu cầu của cơ thể, không cần ăn nhiều hơn. Tăng cân đúng chuẩn giúp bạn có một thai kỳ an toàn với ít biến chứng.
Đau ngực
Đây là triệu chứng tương tự khi bạn đến kỳ kinh nguyệt nhưng cũng được coi là dấu hiệu có thai sớm. Nguyên nhân được xác định là do thay đổi nội tiết gây tăng lưu lượng máu và các mô ở tuyến vú. Bầu ngực căng to do tuyến sữa và ống dẫn sữa phát triển. Núm vú to hơn, màu sẫm lại. Quầng vú sẫm màu và rộng ra, các hạt montgomery nổi rõ.
Phụ nữ mang thai thay đổi tính cách
-
Dễ xúc động, nổi cáu: Trong thai kỳ, trạng thái tinh thần của phụ nữ căng thẳng hơn. Có mẹ rất dễ xúc động nhưng có mẹ lại dễ nổi cáu từ những chuyện nhỏ nhất.
-
Thường xuyên lo âu: Cùng với các triệu chứng mệt mỏi, ốm nghén,... phụ nữ mang thai thường mang cảm giác lo lắng, stress bởi không ăn được nhiều, ít vận động khiến tinh thần không thoải mái, trí nhớ cũng suy giảm.
Làn da phụ nữ mang thai thay đổi như thế nào?
Cùng với biểu hiện về tính cách, sức khỏe thì sự thay đổi về làn da là dễ quan sát nhất. Nó cũng là nguyên nhân khiến phụ nữ có thai lo lắng.
-
Rạn da: Da có khả năng co dãn và đàn hồi thông qua các sợi collagen và elastin. Trong thai kỳ, do sự tăng nhanh về kích thước vùng bụng, đùi, ngực, mông nên da không thích ứng kịp gây nên tình trạng rạn da. Các vết rạn ban đầu có màu đỏ nâu, lâu dần chuyển màu trắng và trở thành sẹo vĩnh viễn.
-
Ngứa: Sự căng dãn nêu trên cũng là nguyên nhân gây ngứa trong thai kỳ. Cảm giác này thường xuất hiện từ tháng thứ 5 của thai kỳ.
-
Rốn lồi: Khi thai nhi lớn nhanh trong các tháng cuối, vòng bụng của mẹ lớn dần kéo theo rốn nhô lên và lồi ra bằng với mặt bụng. Sau sinh, rốn sẽ trở lại bình thường.
-
Đường chỉ sậm màu xuất hiện giữa bụng: Vốn đường chỉ này đã có sẵn trên bụng trước đó nhưng khi nội tiết trong thai kỳ thay đổi, sắc tố da bị ảnh hưởng khiến đường chỉ này sậm màu hơn. Sau sinh, đường chỉ này cũng sẽ mờ dần như ban đầu.
Lời khuyên chăm sóc phụ nữ khi mang thai từ chuyên gia
Có thể thấy, những thay đổi ở phụ nữ mang thai là rất nhiều và mẹ bầu phải trải qua 9 tháng 10 ngày khá vất vả. Mẹ càng có nhiều triệu chứng thì thai kỳ càng mệt mỏi và khó khăn, vì vậy người chồng và những người trong gia đình cần có sự quan tâm chăm sóc phù hợp.
Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe hàng ngày
Đối với việc chăm sóc sức khỏe hàng ngày, ba mẹ và người thân cần lưu ý những vấn đề sau:
-
Khám thai định kỳ: Mỗi tam cá nguyệt, lịch khám thai có sự thay đổi dựa vào trình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Giai đoạn khám nhiều nhất là lúc bắt đầu có thai và gần ngày sinh (tần suất 1 - 2 tuần/ lần). Ở các tháng giữa, mẹ cần kết hợp sàng lọc và siêu âm thai theo chỉ định của bác sĩ khám thai để đảm bảo thai kỳ ổn định.
-
Chế độ dinh dưỡng: Ăn đủ chất, chia nhỏ bữa ăn với các thực phẩm giàu vitamin A, B,..., sắt, acid folic, canxi, DHA cùng các khoáng chất vi lượng khác. Có thể bổ sung sữa cho bà bầu hoặc các loại sữa khác tùy thể trạng của mẹ.
-
Vệ sinh thân thể: Mẹ bầu cần vệ sinh thân thể với nước ấm, nếu trời lạnh có thể thêm dầu tràm vào nước tắm. Riêng với vùng kín, mẹ nên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ để ngăn ngừa mùi hôi trong thai kỳ. Với phần bầu ngực, mẹ cần rửa sạch, vệ sinh núm ti bằng khăn mềm để ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm.
-
Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi: Đa số mẹ vẫn duy trì công việc trong thai kỳ, vì vậy mẹ cần lưu ý không làm việc quá sức, không mang vác nặng, tránh môi trường làm việc độc hại. Ngoài thời gian này, mẹ cần nghỉ ngơi để phục hồi năng lượng, giảm căng thăng và hạn chế suy nghĩ nhiều.
Các biện pháp giảm nhẹ triệu chứng khó chịu
Sự thay đổi sinh lý khi mang thai thường biểu hiện khác nhau ở mỗi mẹ bầu. Nhưng đa số các mẹ đều gặp vấn đề chung về ốm nghén, chán ăn, chất lượng giấc ngủ và cân nặng. Vì vậy, những biện pháp dưới đây sẽ giúp mẹ giảm bớt cảm giác khó chịu tốt nhất.
Giảm nghén
-
Mức độ ốm nghén ở mỗi phụ nữ mang thai là khác nhau nhưng để giảm triệu chứng khó chịu, mẹ nên áp dụng các phương pháp sau:
-
Tránh thực phẩm, mùi gây buồn nôn. Đối với những đồ ăn khiến mẹ dễ chịu, hãy chia đều thành các bữa chính phụ trong ngày để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng trong thai kỳ.
-
Uống đủ nước theo nhu cầu cơ thể. Một số mẹ uống nước cũng cảm thấy buồn nôn thì có thể thử các loại nước khác như nước ép, trà. Trong trường hợp nghén nặng, khó ăn uống mẹ nên xin ý kiến bác sĩ về thuốc giảm nghén để hỗ trợ.
-
Không gian thông thoáng, thoải mái cũng giúp mẹ bớt cảm giác khó chịu. Hãy luôn giữ cho phòng ở được thoáng mát, không có mùi hôi để sự ngột ngạt không làm mẹ mệt mỏi hơn.
-
Mẹ có thể ngửi gừng, chanh hoặc uống nước ép của chúng để giảm cảm giác buồn nôn.
Cải thiện giấc ngủ
Không chỉ ốm nghén, cảm giác đau nhức cơ thể khiến mẹ ngủ không ngon. Do đó, cùng với việc áp dụng các biện pháp giảm ốm nghén, mẹ hãy tập luyện Yoga, đi bộ nhẹ nhàng để cải thiện sự khó chịu giúp mẹ dễ ngủ hơn. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, hãy thảo luận với bác sĩ để tìm phương pháp hỗ trợ.
Kiểm soát cân nặng
Thông thường, mức tăng cân nặng tối ưu cho mẹ bầu khoảng 10 - 15kg. Rất nhiều mẹ dễ dàng kiểm soát được tốc độ tăng cân này nhưng cũng có mẹ tăng đến 25 - 30kg trong thai kỳ. Để hạn chế tình trạng tăng cân quá mức mẹ nên:
-
Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không bỏ bữa và không để đói. Khẩu phần mỗi bữa cần vừa đủ, không ăn no cứng bụng. Đặc biệt ở các tháng cuối, việc ăn no dễ gây trào ngược.
-
Ăn đủ các chất dinh dưỡng, trong đó nên giảm bớt nhóm đường bột và tăng đạm, vitamin và chất xơ, chất béo thì ăn vừa đủ.
-
Bổ sung đầy đủ vitamin tổng hợp để giảm cảm giác thèm ăn, hạn chế cơn đói.
Có thể thấy, thay đổi sinh lý khi mang thai ảnh hưởng lớn đến đời sống của mẹ trước và sau khi có em bé. Lúc này, sự quan tâm, chăm sóc là điều cần thiết nhất để mẹ bầu vượt qua thai kỳ đầy vất vả.
Qua bài viết này, Monkey không chỉ muốn mẹ hiểu rõ những biến đổi trong cơ thể mình mà còn mong muốn các bố hiểu rõ phụ nữ thay mang thai thay đổi như thế nào khi có em bé trong bụng. Bởi vậy, với những điều chia sẻ trên đây, Monkey hi vọng ba mẹ sẽ cùng trải qua một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc!