zalo
Bà bầu tuần thứ 10 có những thay đổi gì?
Thai kỳ

Bà bầu tuần thứ 10 có những thay đổi gì?

Thúy Anh
Thúy Anh

09/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Một giai đoạn quan trọng dẫn đến nhiều thay đổi về cơ thể và trọng lượng, đó là thời điểm của bà bầu tuần thứ 10. Cơ thể của mẹ bầu có sự thay đổi gì hay không? Những lời khuyên khi mang thai 10 tuần là gì?

Những dấu hiệu khi mẹ mang thai 10 tuần tuổi

Trên thực tế, mẹ bầu 10 tuần sẽ có những thay đổi về cơ thể cũng như trọng lượng.

  • Tử cung của bà bầu sẽ có kích thước giống như một quả cam lớn. Trong khi đó, thai nhi sẽ có kích thước tương đương với quả mơ.

  • Các cơ trong đường tiêu hóa của bà bầu tuần thứ 10 sẽ trở nên lỏng lẻo hơn. Do vậy, thai phụ rất dễ gặp tình trạng bị trào ngược, ợ nóng hoặc ợ chua. Và triệu chứng này sẽ nặng hơn trong những trường hợp mang một cặp song thai hay đa thai.

  • Trọng lượng của thai phụ có thể tăng từ 0,5 - 1 kg trong tuần thứ 10. Đối với những bà mẹ bị nghén nặng thì có thể tăng ít hơn.

Mẹ chỉ tăng 0,5 - 1 kg trong tuần thai này. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cơ thể mẹ bầu tuần thứ 10 có gì khác?

Khi mang thai ở tuần thứ 10, mỗi mẹ bầu có thể gặp những dấu hiệu như sau.

  • Mẹ bầu có thể cảm thấy mệt mỏi và ủ rũ. Thế nhưng, bạn đừng lo lắng vì các triệu chứng này sẽ không kéo dài quá lâu.

  • Nhờ vào hormon HCG và progesterone đã làm tăng số lượng tuyến dầu trên khuôn mặt của thai phụ. Vì vậy, làm cho làn da của mẹ sáng và mịn màng hơn. Đồng thời, lượng máu sẽ tăng lên và làm cho làn da của bạn hơi đỏ.

  • Hormone estrogen và progesterone sẽ thúc đẩy những tuyến sản xuất sữa phát triển đối với mẹ bầu tuần 10.

  • Trong tuần thứ 10, mẹ bầu có thể thấy những ngón tay và ngón chân của bé trên hình ảnh siêu âm và nghe được nhịp tim của bé.

  • Tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng mà chúng ta có được câu trả lời cho vấn đề mang thai 10 tuần bụng đã to chưa. Nếu như mẹ bầu có vóc dáng nhỏ bé thì ở tuần này, thai nhi chỉ nhô lên. Và bụng mẹ sẽ có sự phát triển rõ ràng hơn vào các tuần tiếp theo.

Bụng to hay không còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sự phát triển của thai nhi 10 tuần tuổi

Thai nhi khi bước sang giai đoạn 10 tuần tuổi sẽ trải qua sự phát triển mạnh mẽ.

  • Đầu của bé sẽ hơi to hơn so với cơ thể. 

  • Khuôn mặt thai nhi đã dần rõ nét hơn. 

  • Đôi mắt tuy khép hờ và có thể phản ứng lại với ánh sáng.

  • Hai tai đang dần hình thành, ở miệng có môi trên rất mỏng và chiếc mũi nhỏ bé với hai lỗ mũi. 

  • Xương hàm đang bắt đầu hình thành và chứa những hình thái sơ khởi của bộ răng sữa. 

  • Tim thai đập rất nhanh, với tần số 180 lần/phút. Đây là tần số gấp ba lần nhịp tim so với người trưởng thành.

  • Thai nhi sẽ có độ dài khoảng 4cm

  • Cơ thể của em bé bắt đầu sản sinh ra tế bào bạch cầu và có lợi cho sự phát triển sau này.

  • Sự phát triển vững chắc trong não và xương hộp sọ. 

Thai nhi 10 tuần tuổi. (Ảnh: Sưu tầm Internet) 

Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: Mẹ bầu ốm nghén nhiều sinh con trai hay gái?

Một vài lời khuyên cho người mang thai 10 tuần tuổi

Dưới đây là một số lời khuyên từ các chuyên gia và bác sĩ khi mẹ bầu bước sang giai đoạn 10 tuần tuổi.

Những việc nên làm

Bà bầu tuần thứ 10 nên làm một số điều sau đây để có được sức khỏe tốt nhất.

  • Mặc áo quần rộng rãi và thoải mái hơn, có thể là đồ dành cho mẹ bầu.

  • Chế độ ăn uống đầy đủ, chia nhỏ thành nhiều bữa ăn hàng ngày để hạn chế tình trạng ốm nghén khi mang thai.

  • Tăng cường bổ sung những loại vitamin từ trái cây và rau củ.

  • Cười nhiều hơn và luôn giữ vững tâm lý thoải mái. Mẹ bầu nên hạn chế tình trạng lo âu, buồn phiền và tức giận.

  • Vận động và tập thể dục nhẹ nhàng bằng các bài tập dành cho phụ nữ đang mang thai.

Mẹ có thể vận động nhẹ nhàng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những việc không nên làm

Bà bầu tuần thứ 10 nên tránh:

  • Khi mang thai, nên hạn chế tiếp xúc thường xuyên với thú cưng như chó hoặc mèo. Bởi vì có thể dễ dàng bị truyền bệnh ký sinh trùng và gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

  • Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc, nhất là các loại thuốc kháng sinh

  • Cần hạn chế ăn nhiều loại thức ăn ngọt, ví dụ như: bánh hay mứt.

  • Tránh uống nhiều cà phê, rượu bia hay những thức uống có chứa nhiều cồn

  • Tuyệt đối không được hút thuốc lá và sử dụng ma túy.

Nên tránh xa thú cưng trong thời gian mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Mẹ bầu 10 tuần khi gặp những triệu chứng sau thì nên gặp bác sĩ để được thăm khám sớm nhất.

  • Có triệu chứng sốt và ớn lạnh

  • Cảm thấy rát và đau buốt khi đi tiểu

  • Xuất hiện triệu chứng đau bụng thường xuyên và nhiều lần.

  • Thường xuyên có dấu hiệu buồn nôn, thậm chí là nôn dữ dội.

  • Thường bị chuột rút và chảy máu nhiều 

  • Dịch âm đạo có màu bất thường và có mùi.

  • Bị đau đầu, chóng mặt, xây xẩm và dấu hiệu hạ huyết áp tư thế.

  • Tình trạng ợ chua, ợ nóng hoặc bị trào ngược dạ dày thực quản liên tục xảy ra.

 Một số dấu hiệu cần gặp bác sĩ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nội dung trên đã chia sẻ một số thay đổi của bà bầu tuần thứ 10. Mẹ hãy nhớ chăm sóc thật tốt cho bản thân và thai nhi để sẵn sàng bước qua tuần mang thai tiếp theo.

Week 10 – your 1st trimester - Truy cập ngày 09/05/2022

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/1st-trimester/week-10/

10 Weeks Pregnant: Symptoms, Belly, Baby Size & More - Truy cập ngày 09/05/2022

https://www.babycenter.com/pregnancy/week-by-week/10-weeks-pregnant

10 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 09/05/2022

https://www.thebump.com/pregnancy-week-by-week/10-weeks-pregnant

Week 10 of Your Pregnancy - Truy cập ngày 09/05/2022

https://www.verywellfamily.com/10-weeks-pregnant-4158926#:~:text=At%2010%20weeks%20pregnant%2C%20you,the%20end%20of%20this%20week.

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!