Não phát triển quá cỡ chính là lý do khiến đầu bé to ra. Việc thai nhi đầu to có sao không chính là câu hỏi khiến các mẹ đau đầu tìm lời giải. Mọi thông tin được đề cập dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nhất.
Kích thước vòng đầu chuẩn của thai nhi là bao nhiêu?
Ở mỗi giai đoạn trong thai kỳ sẽ có tiêu chuẩn kích thước vòng đầu của bé. Nếu số đo vòng đầu của bé vượt lên kích thước tiêu chuẩn thì bé mắc chứng đầu to.
Ba tháng đầu của thai kỳ
Kích thước vòng đầu tiêu chuẩn của bé từ 0 - 12 tháng đầu tiên là 70mm. Nếu kích thước vòng đầu của bé vượt xa con số này thì các mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể tiến hành can thiệp sớm.
Ba tháng giữa thai kỳ
Tiêu chuẩn của vòng đầu của giai đoạn này phải đạt tối thiểu là 221mm. Bởi vì đây là đoạn thời gian mà bé bắt đầu thích nghi và phát triển với một tốc độ chóng mặt. Trong quá trình phát triển có thể gặp một số trục trặc do quá trình phân hóa. Mẹ bầu khi đi khám thai ở giai đoạn này cần chú ý đến các chỉ số sức khỏe của bé nhé!
Ba tháng cuối thai kỳ
Quãng thời gian nước rút để bé hoàn thiện mọi cơ quan trong cơ thể. Đây cũng là giai đoạn phần đầu của bé to lên nhanh chóng. Kích thước lý tưởng cho giai đoạn này chính là 324 -344 mm.
Phần đầu của em bé có thể vượt hơn kích thước tiêu chuẩn là 3-5 mm. Tuy nhiên, nếu số đo vòng đầu của bé lệch chừng 10-15mm thì bé có nguy cơ mắc chứng đầu to.
Siêu âm thai nhi đầu to có ảnh hưởng gì không?
Trường hợp siêu âm phát hiện thai nhi có tật đầu to gây ra không ít phiền phức cho mẹ và bé. Thêm vào đó, câu trả lời cho câu hỏi “Thai nhi đầu to có sao không” đó chính là khó sinh. Trong tình huống bình thường, việc sinh thường đối với những bé có kích thước đầu đạt tiêu chuẩn cũng đã rất khó khăn. Đôi khi thai phụ còn không có đủ sức để làm điều đó. Các bé có chứng đầu to ra đời bằng phương pháp sinh truyền thống chiếm tỉ lệ rất ít và kèm theo những nguy hiểm khi cố chấp sinh thường.
Ngoài ra, bệnh đầu to còn có ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé. Làm cho ngũ quan không đồng đều, dị dạng. Phần đầu quá cỡ khiến cho tâm sinh lý của trẻ khi lớn lên đôi lúc cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài.
Nguyên nhân khiến thai nhi đầu to
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bé bị mắc tật đầu to. Đó là những bệnh lý liên quan đến tình trạng giãn não thất. Những bệnh phổ biến nhất đó là: Não úng thủy, phình đại não,...
Não úng thủy
Não úng thủy là hiện tượng sự tích lũy các chất lỏng trong não bé làm cho hệ thống não thất giãn rộng. Khi thai ở 3 tháng đầu, mẹ nên đến bệnh viện thực hiện siêu âm hoặc sử dụng phương pháp MRI để quan sát và sớm phát hiện bé có chứng đầu to hay không.
Phình đại não
Phình đại não là đoạn mạch máu não bị phình to ra hoặc căng phồng lên. Đây là một bệnh lý nguy hiểm và có thể để lại nhiều di chứng cho bé về sau. Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh này chính là sử dụng phương pháp MRI chụp cận cảnh các cơ quan trong cơ thể ngay những tháng đầu tiên trong thai kỳ. Chụp ảnh não bé để theo dõi để xem bé có biểu hiện dấu hiệu bệnh không.
Dung tích não to không đồng nghĩa với việc bé sẽ thông minh và có nguồn lưu trữ kiến thức hơn người. Bệnh não to gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sự phát triển thế chất tinh thần và tâm sinh lý của bé.
Những lưu ý nếu thai nhi có kích thước lưỡng đỉnh lớn hơn bình thường
Ngoài yếu tố bẩm sinh không can thiệp được thì chứng đầu to lại phụ thuộc vào yếu tố dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai. Để cho con có một cơ thể lành lặn thì trong quá trình mang thai, bà bầu cần lưu ý đôi điều về chế độ sinh dưỡng và các yếu tố khác như:
Chế độ dinh dưỡng
Tăng cường bổ sung vitamin B. Bởi vì các loại vitamin B đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển an toàn đối với hệ thần kinh, hỗ trợ phát triển não bộ. Mẹ có thể bổ sung nguồn vitamin ở các thực phẩm như: Sữa uống 3 ly/ ngày, bông cải, trứng, các loại đậu,...
Choline là nguồn dưỡng chất giúp thúc đẩy quá trình phát triển của tế bào thần kinh của thai nhi. Tăng cường và duy trì trí nhớ. Cho nên bổ sung đủ Choline trong thai kỳ sẽ có lợi cho khả năng ghi nhớ của trẻ. Choline có nhiều trong súp lơ, cá hồi, cá ngừ tươi,...
Khám thai thường xuyên
Thai phụ cần chú ý thời gian trong lịch hẹn khám với bác sĩ để thường xuyên nắm bắt tình hình sức khỏe của con. Một số hình thức khám thai để bố mẹ có thể nhìn thấy được các chỉ số sức khỏe của bé như:
-
Chọc ối: Lấy nước ối của mẹ bầu và sau đó tiến hành đi phân tích nhanh để phán đoán sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, phương thức này không thể làm thường xuyên vì có thể dẫn đến một số rủi ro, giả dụ như sinh non. Phương pháp này thích hợp với lần kiểm tra cuối cùng của thai kỳ.
-
MRI: MRI giúp các bác sĩ quan sát và đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi thông qua hình ảnh chụp rõ nét bên trong cơ thể mẹ bầu. Những biến đổi trong cơ quan nội tạng hay trong bất cứ bộ phận nào đều có thể được phát hiện thông qua phương pháp MRI.
-
Siêu âm: Siêu âm thai không quá xa lạ gì với các mẹ bầu. Hình ảnh siêu âm cho thấy những điểm bất thường trong hình dạng của bé. Ngoài xa còn có thể xác định giới tính trẻ.
Xem thêm: Thai nhi đầu nhỏ có sao không? Kích thước chuẩn là bao nhiêu?
Thai nhi đầu to có sinh thường được không?
Thai nhi đầu to không thể sinh thường. Đối với các bé có đầu to đương nhiên khung xương chậu của mẹ không đủ để có thể sinh em ra bằng giải pháp sinh thường. Thường thấy đa số các mẹ đều sinh mổ dưới sự đảm bảo của các bác sĩ.
Do vậy, nếu siêu âm thấy bé đầu to hơn nhiều so với kích thước quy theo tiêu chuẩn. Các bác sĩ sẽ khuyên mẹ sinh thường để đảm bảo an toàn cho thai phụ và thai nhi trong quá trình vượt cạn.
Nếu bà bầu vẫn cố chấp muốn sinh thường vì muốn tốt cho trẻ thì có thể đối mặt với một số hệ lụy liên quan đến sức khỏe như: Băng huyết khi sinh, khô ối khiến bé bị ngạt thở, nhiễm trùng huyết,...
Hy vọng với những thông tin được cung cấp ở trên các chị em có một cái nhìn khái quát về chủ đề “Thai nhi đầu to có sao không?”. Qua đó, nhằm nhắc nhở các mẹ cần quan tâm đến sức khỏe của bản thân và thai nhi trong quá trình mang thai. Đi tái khám đúng ngày, đúng giờ và thực hiện lối sống lành mạnh và an toàn.