zalo
Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày do các chuyên gia dinh dưỡng gợi ý
Thai kỳ

Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày do các chuyên gia dinh dưỡng gợi ý

Ngân Hà
Ngân Hà

17/12/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Bà bầu bị đau dạ dày là một tình trạng khá phổ biến. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, bà bầu cần có một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày do các chuyên gia dinh dưỡng gợi ý. Cùng tham khảo ngay!

Đau dạ dày ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi như thế nào?

Đau dạ dày là một vấn đề sức khỏe thường gặp, và có những ảnh hưởng đáng kể đến mẹ bầu và thai nhi trong nhiều khía cạnh, như:

Khả năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng

Những triệu chứng đau dạ dày như cảm giác đầy hơi, ợ chua và nóng ran ở vùng thượng vị thường làm mất khẩu ngon miệng và làm tăng cảm giác khó chịu khi ăn. Điều này có thể dẫn đến việc mẹ bầu trở nên khó tiêu hóa thức ăn, gặp vấn đề với quá trình tiêu hóa, và thậm chí có thể gây buồn nôn. Dẫn đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn giảm sút, ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Đau dạ dày ảnh hưởng khả năng tiêu hóa và chế độ dinh dưỡng của mẹ và thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tâm lý và sinh hoạt hàng ngày

Cơn đau dạ dày không chỉ làm mất ngon miệng mà còn gây khó chịu, mệt mỏi, từ đó ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu. Cảm giác không thoải mái và mệt mỏi có thể làm cho thai phụ trở nên căng thẳng, buồn bực và kém tập trung. Điều này có thể tạo ra môi trường không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Dinh dưỡng không đủ

Nếu mẹ bầu không thể ăn đủ do vấn đề về đau dạ dày, sự thiếu hụt dinh dưỡng có thể là một vấn đề nghiêm trọng. Vì trong thời gian mang thai, thai nhi cần những chất dinh dưỡng đầy đủ để phát triển một cách khỏe mạnh. Việc thiếu hụt dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ, cũng như gây hậu quả lâu dài cho sức khỏe của mẹ.

Đau dạ dày gây thiếu hụt dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân bà bầu bị đau dạ dày

Đau dạ dày khi mang thai là tình trạng phổ biến, có thể gặp ở khoảng 30% phụ nữ mang thai. Nguyên nhân của đau dạ dày khi mang thai có thể do:

  • Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sản xuất nhiều hormone progesterone hơn. Hormone này có thể làm giảm lưu lượng máu đến dạ dày, khiến dạ dày bị co bóp chậm hơn và thức ăn bị lưu lại lâu hơn, gây đau dạ dày.

  • Thay đổi vị trí của dạ dày: Khi thai nhi phát triển, tử cung sẽ lớn dần lên và chèn ép lên dạ dày, khiến dạ dày bị đẩy lên cao hơn. Điều này khiến thức ăn khó di chuyển xuống dạ dày, gây đau dạ dày.

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Khi mang thai, nhiều phụ nữ có xu hướng ăn nhiều hơn, ăn vặt nhiều hơn và ăn những thực phẩm không hợp lý, dễ gây kích ứng dạ dày. Điều này cũng có thể dẫn đến đau dạ dày.

Nguyên nhân bà bầu bị đau dạ dày. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên tắc cần nhớ khi lên thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày

Dưới đây là các nguyên tắc về thực phẩm nên và không nên ăn, khi lên thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày.

Những loại thực phẩm nên bổ sung

Bà bầu bị đau dạ dày cần có một thực đơn khoa học và cân đối để giảm các triệu chứng và đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi. Dưới đây là những loại thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn:

  • Rau xanh và trái cây: Rau xanh và trái cây là nguồn vitamin và khoáng chất quan trọng, đồng thời cung cấp chất xơ dồi dào giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Trong đó, chất xơ giúp ngăn chặn tình trạng táo bón và cải thiện vấn đề về đường ruột, làm dịu những cơn đau dạ dày khó chịu.

  • Thực phẩm giàu omega-3: Omega-3 giúp chống viêm và phục hồi tổn thương do viêm loét dạ dày. Bạn có thể tìm được các nguồn chứa nhiều Omega-3 từ cá hồi, cá thu, bơ, hạt hạnh nhân, quả óc chó.

  • Thực phẩm chứa nhiều protein: Việc bổ sung đủ protein từ thực phẩm chế biến mềm và an toàn như trứng, thịt cá hồi, sữa, hạt hạnh nhân,... sẽ giúp cải thiện tình trạng suy nhược và mệt mỏi do đau dạ dày gây ra một cách đáng kể.

  • Thực phẩm giàu tinh bột: Tinh bột giúp kiểm soát cơn đau dạ dày, thấm hút dịch vị thừa và tăng sinh lớp nhầy ở niêm mạc dạ dày. Bạn nên bổ sung từ nguồn thực phẩm như gạo, khoai tây, bún, bánh mì nguyên hạt.

Ngoài ra, bà bầu bị đau dạ dày cần uống đủ nước hàng ngày, khoảng 2.5 - 3 lít nước, giúp trung hòa dịch vị acid thừa và ngăn ngừa tình trạng táo bón. Đồng thời, nước cũng giúp duy trì cân bằng nhiệt độ và điện giải trong cơ thể.

Những loại thực phẩm nên bổ sung trong thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những loại thực phẩm cần tránh

Bà bầu bị đau dạ dày cần hạn chế hoặc tránh xa những loại thực phẩm có thể kích thích hoặc làm tăng cảm giác đau dạ dày. Dưới đây là những loại thực phẩm cần tránh khi lên thực đơn:

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Đồ chiên xào và thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể kích thích sản xuất acid dạ dày, gây cảm giác nặng nề và đau. Vì thế, bạn cần tránh xa các loại thức ăn chế biến bằng cách chiên, xào hoặc nướng trong dầu nhiều.

  • Đồ ăn có gia vị cay nóng: Thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, và các loại gia vị có thể làm tăng sản xuất acid dạ dày và gây kích thích cho niêm mạc dạ dày. Thế nên, bạn cần hạn chế sử dụng số lượng lớn hoặc tránh ăn thực phẩm cay nóng khi lên thực đơn cho bà bầu bị trào ngược dạ dày.

  • Thực phẩm gây kích thích lên dạ dày: Gân, sụn, và các thực phẩm giàu acid như cà chua có thể gây kích thích và làm tăng cơn đau dạ dày. Nên bạn cần giảm lượng tiêu thụ hoặc tìm cách chế biến sao cho nhẹ nhàng hơn.

  • Thực phẩm còn sống hoặc bị ôi thiu: Cần tránh ăn thực phẩm còn sống hoặc không được chế biến kỹ, vì chúng có thể chứa các vi khuẩn gây kích thích dạ dày và gây khó chịu. Bên cạnh đó, phải đảm bảo thực phẩm được nấu chín đúng cách để tránh tình trạng ôi thiu.

Ngoài ra, bà bầu cũng cần tránh xa rượu bia, nước có ga, và thức ăn nhanh vì chúng có thể làm tăng acid dạ dày và tăng áp lực lên dạ dày.

Những loại thực phẩm cần tránh trong thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Gợi ý thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày

Dưới đây là gợi ý thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày trong 7 ngày mà mẹ có thể tham khảo:

Ngày 1

Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày gồm:

  • Bữa sáng: Cháo đậu xanh với thịt heo, uống 1 ly sữa tươi, tráng miệng bằng 1 hũ sữa chua.

  • Bữa trưa: Cơm trắng hoặc cơm gạo lứt, cá hồi sốt bơ, canh gà hạt sen, tôm xào măng.

  • Bữa tối: Cơm gạo lứt, vịt hầm hạt sen, tôm xào măng tây.

  • Bữa phụ: Trái cây giàu vitamin C (như: dâu, cam, kiwi), bánh bí đỏ nướng, đồ ăn vặt cho mẹ bầu.

Ngày 2

Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày gồm:

  • Bữa sáng: Súp gà đậu xanh, 1 ly sữa hạt (hạnh nhân, hạt điều tươi).

  • Bữa trưa: Cơm trắng, canh khoai tây hầm xương, cá hồi sốt bơ, súp lơ luộc.

  • Bữa tối: Cháo yến mạch, canh gà củ sen.

  • Bữa phụ: Bánh quy dành cho bà bầu, các loại hạt (như: óc chó, mắc-ca, hạnh nhân, hạt điều,...).

Ngày 3

Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày gồm:

  • Bữa sáng: Phở bò, 1 ly sữa đậu nành.

  • Bữa trưa: Cơm gạo lứt, sườn heo và đậu gà sốt cà chua, canh bí đỏ.

  • Bữa tối: Salad trái cây (chuối, táo, rau bina, nho khô, hạt điều rang, bắp cải tím), ức gà nướng sốt mật ong, ăn cùng bún gạo lứt.

  • Bữa phụ: Sinh tố bơ chuối, bánh biscotti mix các loại hạt.

Gợi ý thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngày 4

Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày gồm:

  • Bữa sáng: Cơm tấm sườn, 1 ly nước ép táo.

  • Bữa trưa: Bánh mì ngũ cốc nguyên cám nướng, ăn kèm với súp rau củ hầm thịt bò, tráng miệng: dưa gang.

  • Bữa tối: Cơm trộn hạt quinoa, đậu đen, cá sốt cam, canh súp lơ nấu với thịt bằm.

  • Bữa phụ: Sữa chua nếp cẩm, granola hỗn hợp các loại hạt.

Ngày 5

Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày gồm:

  • Bữa sáng: Cháo thịt bằm, uống 1 ly sữa tươi, tráng miệng bằng 1 hũ sữa chua.

  • Bữa trưa: Cơm trắng hoặc cơm gạo lứt, cá hồi sốt bơ, canh gà hạt sen, bông cải xanh luộc.

  • Bữa tối: Cơm gạo lứt, thịt bò hầm đu đủ xanh, canh rau ngót.

  • Bữa phụ: Trái cây giàu vitamin C (như: dâu, cam, kiwi), bánh quy dành cho bà bầu.

Ngày 6

Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày gồm:

  • Bữa sáng: Súp gà đậu xanh, 1 ly sữa hạt (hạnh nhân, hạt điều tươi).

  • Bữa trưa: Cơm trắng, canh khoai tây hầm xương, cá hồi sốt bơ, rau bina luộc.

  • Bữa tối: Cháo yến mạch, canh gà củ sen.

  • Bữa phụ: Các loại hạt (như: óc chó, mắc-ca, hạnh nhân, hạt điều…).

Gợi ý thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngày 7

Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày gồm:

  • Bữa sáng: Bánh mì sandwich với trứng và rau củ, 1 ly nước ép trái cây.

  • Bữa trưa: Cơm trắng, cá thu sốt cà chua, canh bí đỏ nấu với thịt bò.

  • Bữa tối: Cơm gạo lứt, thịt bò xào nấm, canh rau ngót nấu thịt.

  • Bữa phụ: Sữa chua nếp cẩm, các loại hạt.

Xem thêm:

  1. Monkey Apps - Bộ ứng dụng học tập giúp trẻ phát triển toàn diện về tư duy và ngôn ngữ
  2. Bà bầu ăn bầu được không? Có an toàn cho thai nhi?
  3. Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa chi tiết CÓ ĐỊNH LƯỢNG theo từng ngày

Những điều bà bầu bị đau dạ dày cần lưu tâm

Đau dạ dày là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả phụ nữ mang thai. Khi mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi về nội tiết tố, hệ tiêu hóa cũng trở nên nhạy cảm hơn, khiến tình trạng đau dạ dày có thể trở nên trầm trọng hơn. Để giúp bà bầu bị đau dạ dày có một thai kỳ khỏe mạnh, cần lưu ý những điều sau khi lên thực đơn:

  • Cung cấp đủ dinh dưỡng

  • Tránh các thực phẩm gây kích ứng dạ dày

  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày

  • Nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt

  • Uống nhiều nước

  • Giữ tinh thần thoải mái

Những điều bà bầu bị đau dạ dày cần lưu tâm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tóm lại, chúng tôi luôn khuyến khích bà bầu bị đau dạ dày nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Hy vọng những thông tin về thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày mà Monkey chia sẻ trên đây là hữu ích với bạn. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!