zalo
Khát nước khi mang thai tháng cuối nhiều có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục
Thai kỳ

Khát nước khi mang thai tháng cuối nhiều có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Đào Nhàn
Đào Nhàn

05/12/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Tình trạng khát nước khi mang thai tháng cuối quá mức rất có thể đang cảnh báo vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, chúng ta tuyệt đối không nên chủ quan mà cần tìm ra nguyên nhân để tìm cách khắc phục phù hợp và nhanh chóng, tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thai kỳ.

Bà bầu tháng cuối khát nước có triệu chứng gì?

Hiện tượng khát nước khi mang thai tháng cuối quá mức ở bà bầu rất dễ dàng nhận ra. Đó là khi mẹ bầu luôn cảm thấy khát nước và có nhu cầu uống nước ngay cả khi vừa mới uống trước đó chưa lâu.

Bà bầu tháng cuối khát nước do nhiều nguyên nhân khác nhau. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, tình trạng khát nước bất thường còn đi kèm với một số triệu chứng khác như:

  • Bà bầu hay khát nước vào ban đêm.
  • Miệng luôn có cảm giác khô và thèm uống nước.

  • Chân, mắt cá chân hoặc tay bị sưng.

  • Tần suất đi tiểu của thai phụ tăng lên bất thường.

Nước có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Nhờ có nước mà lượng nước ối bao quanh thai nhi được đảm bảo đầy đủ, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Bên cạnh đó, nước còn giúp cho lượng máu trong cơ thể mẹ bầu tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ để nuôi dưỡng thai nhi phát triển.

Dù vậy nhưng tình trạng khát nước quá mức cũng khiến các chị em cảm thấy lo lắng bầu tháng cuối hay khát nước có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, phụ nữ đang mang thai cần chú ý đến các biểu hiện của mình để phát hiện kịp thời các bất thường. Điều này giúp chúng ta kịp thời thăm khám và điều trị, phòng tránh rủi ro có thể xảy ra.

Nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối khát nước quá mức

Theo các chuyên gia, thông thường nhu cầu uống nước của bà bầu sẽ dao động khoảng 2 -2,5 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bà bầu tháng cuối khát quá mức một cách bất thường thì đó có thể đang cảnh báo một vấn đề sức khỏe nào đó.

Dưới đây là các nguyên nhân có thể khiến tình trạng khát nước khi mang thai tháng cuối nhiều hơn bình thường chúng ta cần lưu ý.

Huyết áp thấp

Bà bầu bị tụt huyết áp sẽ dẫn đến hiện tượng khát nước. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bà bầu bị khát nước liên tục trong tháng cuối thai kỳ là do huyết áp thấp. Bệnh lý huyết áp thấp khiến tim của thai phụ phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu nuôi dưỡng thai nhi. Vì vậy, thai phụ sẽ có cảm giác khô họng thường xuyên hơn và uống nước chính là giải pháp hữu hiệu.

Mẹ bầu có thể xác định tình trạng cơ thể bị tụt huyết áp thông qua một số triệu chứng khác như: chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, thở không đều.

Tăng lượng máu

Khi mang thai, thể tích máu trong cơ thể mẹ bầu sẽ tăng lên đến 40% so với bình thường. Lượng máu này có vai trò cung cấp oxy, chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Tuy nhiên, chính vì thể tích máu tăng cao đã kéo theo nhu cầu nước trong cơ thể mẹ tăng lên, dẫn đến hiện tượng khát nước khi mang thai tháng cuối thường xuyên hơn.

Ăn mặn

Ăn mặn cũng là nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị khát nước liên tục trong tháng cuối của thai kỳ. Vì vậy, sau khi ăn món ăn nào đó có nhiều gia vị khiến mẹ bầu cảm thấy khát nước nhiều, tốt nhất mẹ nên tránh ăn chúng trong những lần tiếp theo. Hơn nữa, quá trình chế biến thức ăn cũng cần lưu ý hạn chế cho nhiều gia vị khiến thức ăn bị mặn.

Xem thêm:

Đi tiểu nhiều

Đi tiểu nhiều khiến bà bầu tháng cuối khát nước thường xuyên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bước sang tháng cuối của thai kỳ, thai nhi đã phát triển hơn rất nhiều và tử cung mở rộng ra để chuẩn bị cho quá trình sinh nở sắp tới. Từ đó khiến bàng quang phải chịu nhiều áp lực và “ép” thai phụ đi tiểu nhiều hơn để giảm bớt khó chịu. Chính việc đưa chất lỏng ra ngoài cơ thể nhiều lần đã vô tình khiến cơn khát tăng lên, đòi hỏi mẹ bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể.

Cơ thể thiếu nước

Có 2 nguyên nhân chính khiến cơ thể phụ nữ mang thai bị thiếu nước. Trong đó bao gồm nguyên nhân đi tiểu nhiều đã được Monkey lý giải ở trên. Bên cạnh đó, với sự phát triển nhanh của thai nhi trong tháng cuối thai kỳ khiến túi ối to thêm nhiều. Do đó, nhu cầu về chất lỏng của cơ thể mẹ bầu tăng lên để loại bỏ chất thải của cả mẹ và bé ra bên ngoài.

Ngoài ra, thời tiết nắng nóng khiến mẹ bầu tiết ra nhiều mồ hôi cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng khát nước khi mang thai tháng cuối.

Do bệnh tiểu đường thai kỳ

Khát nước quá độ có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cuối cùng, hiện tượng bà bầu tháng cuối khát nước quá mức còn có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ mà chúng ta không nên chủ quan. Lý do bởi khi bị bệnh, khả năng chuyển hóa glucose của thai phụ bị kém đi do cơ thể thiếu hụt insulin khiến lượng đường trong máu cao.

Vì vậy, cơ thể cần nhiều nước để bơm vào máu giúp pha loãng nồng độ glucose dư thừa khiến thai phụ liên tục khát nước. Nếu phát hiện thấy tình trạng khát nước khi mang thai tháng cuối ngày càng nặng, mẹ bầu nên chủ động đi khám sớm để tầm soát bệnh kịp thời.

Bà bầu tháng cuối khát nước nhiều có nguy hiểm không?

Tương tự như khi gặp các vấn đề bất thường khác, bà bầu tháng cuối khát nước quá mức chắc chắn đều lo lắng rằng, liệu tình trạng này có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay có nguy hiểm không? Các chuyên gia cảnh báo, hiện tượng khát nước khi mang thai tháng cuối có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe thai kỳ gặp vấn đề.

Nguy cơ thiếu nước ối, cạn ối

Khi cơ thể mẹ bầu bị mất nước có thể dẫn đến cạn nước ối. Trong khi đó, nước ối lại có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi như: cung cấp chất dinh dưỡng, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. 

Mẹ bầu khát nước có thể làm tăng nguy cơ bị cạn ối. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vì vậy, khi nước ối bị thiếu hụt có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, thậm chí là tử vong. Để tránh nguy cơ bị cạn nước ối không được xử lý kịp thời, phụ nữ có bầu khát nước nhiều cần chú ý đi siêu âm thường xuyên để kiểm tra, theo dõi tình hình sức khỏe thai kỳ.

Biến chứng tiểu đường thai kỳ

Như đã nói ở trên, bà bầu khát nước nhiều cũng là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh đái tháo đường thai kỳ. Nếu bệnh tình không được điều trị có thể biến chứng và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho em bé trong quá trình sinh nở như:

  • Hệ hô hấp của bé có vấn đề, thậm chí là mắc hội chứng suy hô hấp

  • Nguy cơ cao bị tụt đường huyết

  • Bị chấn thương trong quá trình sinh

  • Em bé bị thiếu chất dinh dưỡng, sinh ra bị nhẹ cân

  • Trẻ bị thiếu hụt canxi

  • Nguy cơ vàng da

  • Nguy cơ bị tiểu đường loại II khi lớn lên.

Cách khắc phục tình trạng khát nước thường xuyên cho bà bầu

Uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây để giúp mẹ bầu giảm khát nước. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tình trạng khát nước khi mang thai tháng cuối thường xuyên chắc chắn sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy không ít khó chịu. Cùng với đó là tần suất đi tiểu cũng tăng lên, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của bà bầu. Vì vậy, mọi bà bầu tháng cuối khát nước có thể thực hiện các cách khắc phục tình trạng này theo hướng dẫn của chuyên gia như sau:

  • Ăn nhiều trái cây, rau củ chứa hàm lượng nước cao

  • Uống nước chanh để bổ sung nước cho cơ thể, đồng thời hỗ trợ giảm bớt triệu chứng buồn nôn.

  • Giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày.

  • Uống các loại nước ép trái cây, nước mía, nước dừa,...để trong tủ lạnh sẽ giúp giải khát nhanh chóng hơn.

  • Đến bệnh viện kiểm tra khi thấy triệu chứng khát nước ngày càng khó kiểm soát hơn.

  • Điều chỉnh lượng nước vào cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ cho phù hợp.

Tóm lại, với những thông tin mà Monkey chia sẻ trong bài viết này hy vọng đã giúp độc giả hiểu rõ hơn mức độ nguy hiểm của vấn đề khát nước khi mang thai tháng cuối quá mức. Từ đó, mẹ bầu cần biết cách khắc phục cơn khát hiệu quả và đừng quên khám thai định kỳ để tầm soát mọi nguy cơ có thể xảy ra gây hại cho cả mẹ và bé.

Nếu ba mẹ còn những thắc mắc nào cần giải đáp liên quan đến sức khỏe, thai sản, chăm sóc và nuôi dạy con, hãy nhanh tay truy cập website Monkey.edu.vn ngay nhé. Tại đây chúng tôi thường xuyên cập nhật các bài chia sẻ kiến thức bổ ích và đảm bảo tính chính xác.

Đặc biệt, Monkey còn cung cấp các giải pháp hỗ trợ ba mẹ giúp con học tốt các môn Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh trước tuổi lên 10. Những ai đã, đang và chuẩn bị làm cha, làm mẹ thì đừng nên bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu và sở hữu các sản phẩm bổ ích của Monkey nhé!

Đừng bỏ lỡ Trọn bộ ứng dụng học tập của Monkey - Giải pháp giúp con phát triển toàn diện tư duy và ngôn ngữ.

Xem thêm:

How to tell if excessive thirst during pregnancy is normal or a concern - Ngày truy cập: 14/08/2022

https://www.newfolks.com/stages/excessive-thirst-pregnancy/

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey