zalo
Mẹ bầu 18 tuần: Những điều cần lưu ý
Thai kỳ

Mẹ bầu 18 tuần: Những điều cần lưu ý

Thúy Anh
Thúy Anh

13/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Mang thai được 18 tuần đồng nghĩa với việc thai phụ đã vượt qua nửa chặng đường vất vả và nhiều trải nghiệm mới. Hiểu được các thay đổi của cơ thể mẹ bầu 18 tuần cũng như các lưu ý cần nhớ sẽ giúp mẹ có thêm hành trang vững chắc cho chặng đường tiếp theo.

Sự thay đổi trên cơ thể bà bầu tuần 18

Theo tạp chí dành cho bà bầu, cơ thể của mẹ sẽ có nhiều thay đổi khi bước sang tuần thai 18 - tức tháng thứ 5 của thai kỳ:

  • Bụng to lên theo sự phát triển của bé, ngực lớn hơn.

  • Đường linea nigra trở nên tối màu.

  • Vết rạn da trên bụng.

  • Nội tiết tố thay đổi làm giảm rụng tóc, tóc mẹ trở nên dày và sáng màu hơn.

  • Thường xuyên thấy đói bụng và ăn nhiều hơn mức bình thường. Tuy nhiên, mẹ hãy kiểm soát hàm lượng calo cung cấp cho cơ thể, không nên ăn quá 300 calo so với người bình thường. Bên cạnh đó, thai phụ cũng cần hạn chế ăn đồ ngọt và tinh bột.

  • Đau lưng là hiện tượng bình thường xảy ra với 100% mẹ bầu. Để giảm đau, thai phụ có thể sử dụng gối dành riêng cho bà bầu khi ngủ và tập thể dục nhẹ nhàng.

  • Chuột rút có thể là do cơ thể bị thiếu nước, mẹ bầu cần bổ sung thêm nước.

  • Sưng phù tay hoặc chân: Đây là triệu chứng bình thường khi mang thai. Nếu sưng phù to bất thường, thai phụ cần đến gặp bác sĩ.

  • Khó ngủ nếu mẹ làm việc quá nhiều.

  • Cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi trong bụng.

  • Cảm xúc thay đổi, có nhiều lo lắng.

  • Nám da là tình trạng không ít thai phụ gặp phải trong thai kỳ. Làn da của mẹ sẽ bị xỉn màu, bóng nhờn, lỗ chân lông to, xuất hiện vết nám. Tuy vậy, mẹ cũng không nên quá lo lắng vì chúng sẽ mất đi sau khi bé yêu chào đời. Nếu e ngại về vấn đề thẩm mỹ, thai phụ có thể phủ một chút phần nền an toàn và sử dụng kem chống nắng phù hợp khi ra ngoài.

  • Nhiệt độ cơ thể tăng lên, phụ nữ mang thai cảm thấy phần ngực, háng, nách nóng ran, đổ mồ hôi nhiều. Mẹ nên chọn trang phục thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để cảm thấy dễ chịu hơn.

  • Dễ bị chóng mặt nếu đứng quá lâu hoặc đột ngột thay đổi tư thế.

  • Hiện tượng khô mắt do hormone thai kỳ. Tuy nhiên, nếu thấy thị lực bị mờ, thấy đốm hoặc hạt nổi, nhìn nhòe từ 1 thành 2 trong hơn 2 giờ thì mẹ cần đi khám ngay.

  • Cảm giác khó chịu do khó tiêu hóa, ợ nóng, đầy hơi.

  • Khi thai lớn, việc mẹ nằm ngửa có thể làm nghẽn tĩnh mạch, chặn dòng máu chảy về tim. Do đó, thai phụ nên nằm nghiêng.

Sự thay đổi trên cơ thể bà bầu tuần 18. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thai nhi 18 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Em bé 18 tuần tuổi phát triển khá nhanh chóng với các thay đổi:

  • Dài khoảng 16cm, nặng khoảng 160g.

  • Hình thành lớp bảo vệ myelin xung quanh dây thần kinh của bé và tiếp tục phát triển đến khi trẻ chào đời.

  • Xương trong cơ thể cứng lại, xuất hiện xương chân, xương đòn và xương trong tai.

  • Đã có thể nghe thấy âm thanh, tiếng tim đập, tiếng nhu động ruột của mẹ. Thai nhi có thể bị giật mình bởi các tiếng động lớn.

Thai nhi 18 tuần tuổi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số câu hỏi mẹ thường gặp

Khi mang thai được 18 tuần, mẹ bầu sẽ có nhiều thắc mắc, chẳng hạn như:

Bụng bầu 18 tuần to như thế nào?

Mẹ bầu 18 tuần sẽ có bụng lùm xùm dưới áo, tử cung cao ngang rốn. Vùng cánh tay thai phụ cũng dần to ra. Cơ thể đã bắt đầu xuất hiện các vết rạn xấu xí. Để hạn chế rạn da, mẹ bầu có thể dùng dầu dừa từ đầu thai kỳ.

Bụng lớn lên đồng nghĩa với việc phụ nữ mang thai di chuyển khó khăn. Mẹ cần tránh khòm lưng khi hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, mẹ cũng không nên dùng giày cao gót mà hãy thay bằng các đôi dép bệt thoải mái. 

Bụng bầu 18 tuần đã to chưa? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu tăng bao nhiêu kg?

Cân nặng của cơ thể mẹ bầu tăng chóng mặt do cân nặng của em bé, nhau thai, tuyến vú, tử cung, thể tích máu, túi ối, mỡ, mô và dịch trên cơ thể. Tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng của mỗi thai phụ mà sự tăng cân cũng sẽ khác nhau.

Trung bình, các bà bầu sẽ tăng từ 11 đến 18kg. Chị em mang song thai có thể tăng đến 20kg. Khi mang thai 18 tuần, mẹ sẽ tăng từ 3 đến 4kg so với lúc chưa có bầu. 

Đây chỉ là một con số trung bình và thai phụ không nhất thiết phải tăng đúng khoảng này. Mẹ hãy tuân thủ lịch khám thai và siêu âm định kỳ để đảm bảo thai nhi lớn lên khỏe mạnh.

Mẹ tăng bao nhiêu kg trong giai đoạn này. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đã có thể cảm nhận chuyển động của em bé chưa?

Thai phụ đã có thể cảm nhận được các di chuyển nhỏ của thai nhi trong bụng ở tuần 18. Những cử động ban đầu này cho mẹ cảm giác giống như có bong bóng nhỏ xíu đang nổ trong bụng hoặc run rẩy rất nhẹ. Có trường hợp, mẹ nhầm lẫn cử động đầu tiên của bé thành âm thanh hoạt động của dạ dày.

Thai phụ đã có thể cảm nhận chuyển động của em bé. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Mẹ bầu tuần 17 cần chú ý điều gì trong thai kỳ?

Mẹ bầu 18 tuần cần chú ý những gì?

Dưới đây là những điều mà thai phụ 18 tuần cần lưu ý:

Một số xét nghiệm cần biết

Khi đi khám thai, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ thực hiện các kiểm tra và xét nghiệm sau đây nhằm kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường, có biện pháp xử lý phù hợp:

  • Đo huyết áp và cân nặng.

  • Xét nghiệm nồng độ đường huyết và hàm lượng protein trong nước tiểu.

  • Kiểm tra nhịp tim thai nhi.

  • Sờ nắn bên ngoài để kiểm tra kích thước tử cung.

  • Đo chiều cao tử cung.

  • Kiểm tra tay và chân mẹ có bị sưng phù hay giãn tĩnh mạch không.

Những xét nghiệm mẹ cần biết. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ở lần khám thai này, mẹ bầu nên nói với bác sĩ về những triệu chứng đã trải qua, nhất là các dấu hiệu không bình thường. Bác sĩ chuyên khoa sẽ cho mẹ hướng giải quyết phù hợp nhất.

Mẹo làm dịu cơn đau lưng

Một số cách để làm dịu cơn đau lưng khi mang thai mà chị em có thể tham khảo là:

  • Tránh ngồi im một chỗ hơn 1 giờ. Khoảng nửa tiếng, mẹ hãy vận động nhẹ nhàng.

  • Tránh đứng quá lâu. Nếu công việc yêu cầu mẹ phải đứng một chỗ thì hãy dùng ghế thấp để kê chân lên nhằm làm giảm áp lực vùng lưng. Trường hợp mẹ phải đứng trên nền bếp lạnh để nấu ăn hoặc rửa chén thì nên đứng trên thảm dày, êm nhằm giảm bớt lực cơ thể lên lưng.

  • Tránh bê vác vật nặng. Nếu bắt buộc phải làm, mẹ hãy đứng 2 chân rộng bằng vai để giữ thăng bằng, khụy gối để nhấc vật nặng lên, dùng lực từ tay và chân chứ không dùng lưng.

Mẹo làm dịu cơn đau lưng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đối phó với chuột rút

Bà bầu bị chuột rút, đau chân tay trong suốt thời kỳ mang thai có thể đối phó bằng các mẹo sau:

  • Đặt chân ở vị trí càng cao càng tốt.

  • Xây dựng chế độ ăn uống gồm thực phẩm giàu canxi và phốt pho.

  • Di chuyển, vận động để kích thích tuần hoàn máu tốt.

  • Không ngồi vắt chéo chân trong thời gian dài.

  • Chọn giày dép thoải mái.

Một vài cách hạn chế tình trạng chuột rút. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chế độ ăn uống

Tuần thứ 18 của thai kỳ là thời điểm mà các cơn ốm nghén gần như không còn. Giai đoạn này, thai phụ cần chú ý xây dựng khẩu phần ăn uống hợp lý. Để chăm sóc sức khỏe thai kỳ và phòng ngừa hiện tượng ợ hơi, táo bón, mẹ hãy tham khảo lời khuyên về chế độ ăn uống dưới đây:

  • Uống trà hoa cúc.

  • Bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất như canxi, kẽm, ăn uống đa dạng các chất protein, vitamin, axit béo omega 3 cùng các thực phẩm từ sữa. Thai phụ nên ăn hải sản, thịt bò, trứng, cá…

  • Ăn nhiều chất xơ có trong rau củ, trái cây.

  • Uống nhiều nước.

  • Ăn táo tươi sau mỗi bữa ăn hàng ngày.

  • Hạn chế tiêu thụ nhiều chất béo.

  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày.

  • Giảm ăn đường tinh luyện, cà phê, pho mát, dầu và rượu.

Chế độ ăn uống rất quan trọng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Phụ nữ mang thai cần đi gặp bác sĩ ngay khi gặp những vấn đề sức khỏe sau đây:

  • Rỉ ối, ra máu.

  • Bụng đau dữ dội.

  • Tay chân phù quá to.

Một số lưu ý khác

Ngoài ra, thai phụ 16 tuần cũng cần chú ý các vấn đề sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường có nhiều tiếng ồn lớn.

  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.

  • Ngồi thiền, massage, tắm nước ấm để đỡ đau mỏi.

  • Nếu lo lắng mắc bệnh giãn tĩnh mạch, hãy mang vớ cho bà bầu thường xuyên để hỗ trợ đôi chân và nâng đỡ phần bụng dưới.

  • Tham gia các lớp học tiền sản để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Bà bầu nên nghỉ ngơi hợp lý. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi. Thai phụ hãy lắng nghe cơ thể để nắm được tình trạng phát triển của bé và nhận biết các dấu hiệu sức khỏe bất thường. Điều này sẽ giúp mẹ chủ động đến gặp bác sĩ, được thăm khám, xác định nguyên nhân kịp thời và được chăm sóc phù hợp.

Lời khuyên dành cho bố

Người bố đóng vai trò rất quan trọng trong gia đình. Các ông bố hãy thấu hiểu phần nào những khó khăn, vất vả mà vợ mình phải trải qua trong suốt hành trình mang thai 9 tháng 10 ngày dài đằng đẵng. Khi vợ mang thai được 18 tuần nói riêng và cả thai kỳ nói chung, người bố nên:

  • Chia sẻ việc nhà với người vợ.

  • Tạo môi trường dễ chịu khi ở nhà, cùng vợ đi khám thai.

  • Massage cổ, lưng và chân tay khi vợ cần.

  • Cùng vợ trò chuyện, gắn kết với thai nhi hoặc cho bé nghe câu chuyện, bài hát ngắn ngay từ khi còn trong bụng mẹ. 

Phương pháp giáo dục sớm này đang rất được nhiều bố mẹ áp dụng. Theo khảo sát, các bậc cha mẹ đang rất hài lòng với các bài hát, câu chuyện bằng tiếng Việt trên app VMonkey

Ngoài ra, bố mẹ có thể luyện kỹ năng nghe tiếng Anh từ sớm cho thai nhi với app Monkey Stories có bài hát, câu chuyện bằng tiếng Anh bổ ích. Khoa học đã chứng minh rằng, thai giáo bằng âm thanh, lời nói là cách kích thích thai nhi phát triển khỏe mạnh, thông minh.

Phần mềm Monkey Stories tích hợp nhiều truyện thai giáo bằng tiếng Anh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp mẹ bầu 18 tuần có thêm những kiến thức hữu ích. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường hay băn khoăn nào, thai phụ đừng ngần ngại chia sẻ với bác sĩ để nhận được giải đáp tận tình.

18 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 12/05/2022

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-18.aspx

Week 18 – your 2nd trimester - Truy cập ngày 12/05/2022

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/2nd-trimester/week-18/

18 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More - Truy cập ngày 12/05/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/18-weeks-pregnant

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!