zalo
Mẹ bầu tuần 17: Lời khuyên của chuyên gia
Thai kỳ

Mẹ bầu tuần 17: Lời khuyên của chuyên gia

Thúy Anh
Thúy Anh

12/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Sau 16 tuần thai, cơ thể của mẹ bầu và thai nhi đã có nhiều thay đổi đáng kể. Các mẹ bầu tuần 17 cần chú ý những gì để giúp hành trình mang thai được nhẹ nhàng, thoải mái, bé sinh ra khỏe mạnh, thông minh?

Sự phát triển của thai nhi 17 tuần tuổi

Các thay đổi ở thai nhi khi được 17 tuần tuổi là:

  • Chiều dài khoảng hơn 14.5cm, nặng khoảng 110g.

  • Dây rốn dài ra, dày và khỏe hơn.

  • Bắt đầu hình thành và tích tụ mỡ, chất béo giúp thai nhi giữ nhiệt và trao đổi chất trong cơ thể.

  • Lông mày và tóc trên da đầu dài ra, rậm hơn.

  • Hình thành móng tay, móng chân.

  • Biết quậy phá, lặn lội và thay đổi tư thế bên trong nước ối.

  • Tiếp tục những cơn nấc dù mẹ không thể nghe nhưng có thể cảm nhận được.

Sự phát triển của thai nhi 17 tuần tuổi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cơ thể bà bầu tuần 17 thay đổi như thế nào?

Khi mang thai 17 tuần, cơ thể mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi:

  • Tăng thêm từ 2 đến 4kg so với lúc chưa mang thai.

  • Tăng cảm giác thèm ăn, cơn ốm nghén giảm đi.

  • Ngực phát triển quá cỡ so với lúc chưa có thai. Nguyên nhân của vấn đề này là do nội tiết tố thai kỳ kích thích ngực sản xuất sữa. Sữa đổ về ngực nhiều hơn, tuyến sữa phát triển làm tăng kích thước, tĩnh mạch nổi rõ có thể nhìn thấy được.

  • Nóng bức, đổ mồ hôi, luôn có cảm giác bịn rịn mồ hôi do tăng trao đổi chất, hormone thai kỳ làm lưu lượng máu đến da tăng mạnh.

  • Bụng to lên nhanh chóng khiến mẹ dễ mất thăng bằng, trọng tâm của cơ thể thay đổi, sức nặng đè lên đôi chân. Thai phụ hãy đi đứng chậm rãi, cẩn thận để tránh những tình huống có thể khiến bạn té ngã.

  • Cảm nhận được những cú huých nhẹ vào bụng.

  • Cơ và khớp trên cơ thể mẹ bắt đầu thích nghi với sự phát triển mạnh của thai nhi 17 tuần tuổi. Đây là nguyên nhân gây xuất hiện các cơn chuột rút, phù nề chân, đau và chứng giãn tĩnh mạch.

  • Tử cung thay đổi hình dạng trở nên tròn hơn, bắt đầu lấp đầy vùng khung chậu, đẩy ruột lên trên. Dáng đi của mẹ thay đổi kéo theo chứng đau lưng và thể chất khó chịu.

  • Bầu ngực sản sinh sữa non, chất lỏng màu vàng rỉ ra từ 2 núm vú.

  • Tâm trạng cải thiện, cảm giác ngon miệng quay trở lại, các cơn ốm nghén đã giảm bớt.

  • Các vùng da ngứa ngáy, xuất hiện đường nâu sẫm màu kéo dài từ rốn cho đến hết bụng. Lý do là sự giãn nứt da trên ổ bụng và bầu ngực do em bé phát triển. Đây là tình trạng hoàn toàn vô hại nên mẹ hãy thư giãn và có tâm lý thoải mái.

Một số thay đổi đối với người mang thai 17 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Triệu chứng mẹ bầu 17 tuần thường gặp

Dưới đây là một số triệu chứng phụ nữ mang thai tuần 17 thường gặp:

Cảm giác thèm ăn

Mẹ có cảm giác muốn ăn rất nhiều vì khẩu vị thay đổi, tăng cảm giác thèm ăn. Nguyên nhân là em bé trong bụng đang lớn dần, nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cũng cao hơn.

Tuy nhiên, thai phụ cần kiểm soát cân nặng, chỉ ăn nếu thật sự cảm thấy đói. Bên cạnh đó, mẹ hãy cố gắng chọn thực phẩm đem đến cảm giác no lâu, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày, điển hình như thịt nạc và ngũ cốc nguyên hạt giúp cung cấp protein và chất xơ.

Cảm giác thèm ăn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các vết rạn da

Các vết rạn trên da mẹ bầu xuất hiện có khả năng là do di truyền. Nguyên nhân gây rạn da là do bụng phát triển to, tăng cân nhanh. Vì thế, phụ nữ mang thai nên điều chỉnh tốc độ tăng cân ổn định để vết rạn nhỏ hơn, ít ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và da phục hồi nhanh sau sinh.

Vết rạn da. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhức đầu

Mẹ bầu bị nhức đầu là do kích thích tố tác động gây căng thẳng, mệt mỏi cùng một số nguyên nhân liên quan đến tâm lý. Triệu chứng này thường sẽ thuyên giảm nhanh chóng nếu mẹ uống thuốc acetaminophen. Mặc dù vậy, mẹ cần thăm khám và kiểm tra với bác sĩ trước để được chẩn đoán chính xác.

Nhức đầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngất xỉu hoặc chóng mặt

Thai phụ tuần 17 thường bị chóng mặt, thậm chí ngất xỉu do nhiều tác nhân, phổ biến nhất có thể kể đến là mất nước. Tình trạng này khiến mẹ bị choáng váng, chóng mặt. Mẹ bầu hãy uống đầy đủ nước, nhất là những lúc tập thể dục đổ nhiều mồ hôi.

Ợ nóng hoặc khó tiêu

Mẹ bầu tuần 17 thường ăn rất nhiều nên đôi lúc cảm thấy ợ nóng khó chịu. Cách giải quyết là thai phụ cần tránh nằm sau khi ăn để dịch dạ dày không trào ngược lên thực quản làm ảnh hưởng quá trình tiêu hóa thức ăn.

Ợ nóng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đau lưng

Bụng to lên tạo sức nặng khiến dáng đứng của mẹ bầu hơi nghiêng về phía trước, trọng tâm cơ thể bị ảnh hưởng gây nên chứng đau lưng trong thai kỳ. 

Để giảm triệu chứng này, thai phụ hãy trang bị một chiếc ghế hỗ trợ ở nơi làm việc và tấm nệm chắc chắn khi ngủ tại nhà. Nếu không thì sản phụ có thể dùng một chiếc đệm đặt sau lưng ghế để khi dựa lưng thì tư thế sẽ thẳng.

Đau lưng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tâm lý

Khi bé được 17 tuần tuổi, mẹ bầu sẽ háo hức mong chờ những cử động đáng yêu của cục cưng, chẳng hạn đặt tay lên bụng và chờ đợi các chuyển động nhẹ nhàng. Vào giai đoạn này, thai phụ có xu hướng đổ dồn mọi sự quan tâm vào thai nhi, tâm trạng cũng vui vẻ hơn.

Bố mẹ hãy gắn kết với thai nhi thông qua việc trò chuyện với em bé hàng ngày, cho bé nghe bài hát, câu chuyện ngắn ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Phương pháp thai giáo này đang được nhiều bố mẹ áp dụng. 

Nếu bạn chưa biết tìm nguồn từ đâu thì có thể tham khảo app VMonkey có các bài hát, câu chuyện bằng tiếng Việt và app Monkey Stories có các bài hát, câu chuyện bằng tiếng Anh. Điều này sẽ giúp tâm lý mẹ được vui vẻ hơn.

 App VMonkey giúp bố mẹ gắn kết với thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thời kỳ này cũng thường khiến mẹ bị suy nhược, nhất là ở các thai phụ có tiền sử bị suy nhược thần kinh. Mẹ hãy thẳng thắn chia sẻ băn khoăn với bác sĩ, cũng đừng ngại nhờ người thân giúp đỡ khi cần.

Xem thêm: Những xét nghiệm quan trọng bà bầu tuần 12 không được bỏ qua

Lời khuyên của chuyên gia

Để giúp hành trình mang thai của mẹ bầu tuần 17 được nhẹ nhàng hơn, các chuyên gia sản khoa đã đưa ra một số lời khuyên sau:

Chuẩn bị quần áo bầu

Bước sang tuần 17, mẹ bầu hãy chọn mặc trang phục kích thước lớn dành riêng cho phụ nữ mang thai. Ngực phát triển lớn khiến mẹ không còn mặc vừa áo lót như trước khi mang thai nữa mà phải chọn loại có kích thước lớn hơn.

Nên lựa chọn trang phục rộng rãi, thoải mái. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chế độ dinh dưỡng

Ở tuần 17, mẹ bầu đôi khi có cảm giác răng bị lỏng lẻo, lung lay, thậm chí có thể rơi khỏi nướu. Nguyên nhân là hormone thai kỳ ảnh hưởng đến xương và dây chằng trong miệng. Hiện tượng này sẽ chấm dứt sau khi mẹ sinh. Tuy nhiên, nếu thai phụ bị viêm nha chu thì cần đến nha sĩ để thăm khám và điều trị.

Phụ nữ mang thai nên bổ sung sữa và các sản phẩm từ sữa để cung cấp canxi hoàn hảo. Điều này sẽ giúp răng chắc khỏe hơn. 

Trường hợp thai phụ không uống được sữa khi mang thai thì mẹ hãy thay thế bằng nước cam, nước ép trái cây, rau lá xanh, hạnh nhân, hạt vừng, sản phẩm từ đậu nành. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định một sản phẩm nào đó giúp bổ sung thêm canxi cho cơ thể bà bầu

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giảm đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa sẽ khiến mẹ bị đau và tê dọc theo thắt lưng đến mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân, lan đến mắt cá chân và các ngón chân. Thai phụ 17 tuần có bụng phát triển to là đối tượng dễ gặp tình trạng này. Để khắc phục, mẹ có thể dùng đệm nóng để chườm hoặc áp dụng phương pháp kéo giãn lưng giảm đau.

Đối phó với chứng đau lưng

Thường xuyên đau lưng khiến cho mẹ bầu tuần 17 cảm thấy nhiều bất tiện. Nguyên nhân là các xương, cơ và khớp đã bắt đầu thay đổi vào tuần thai 17 để thích hợp với cơ thể đang to dần. Mẹ có thể tập thể dục, yoga kéo giãn, nới lỏng cột sống để giảm đau lưng hiệu quả, giải phóng năng lượng và kiểm soát cân nặng tốt hơn.

Các bài yoga rất tốt cho bà bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cẩn thận với táo bón

Một trong những vấn đề khó chịu phổ biến ảnh hưởng đến ít nhất một nửa số thai phụ chính là táo bón. Nguyên nhân của hiện tượng này là nội tiết tố progesterone gia tăng khiến cho quá trình tiêu hóa bị chậm lại, thức ăn chậm đi qua đường tiêu hóa.

Ngoài ra, tử cung không ngừng lớn lên, chèn ép ruột già. Đại tràng hấp thụ nhiều nước hơn, phân sẽ cứng hơn, mẹ bầu đi tiêu khó khăn hơn. Chưa kể, thói quen ăn uống thất thường, tâm lý căng thẳng, môi trường thay đổi, bổ sung nhiều sắt và canxi cũng gây nên tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai.

Tình trạng táo bón thường xuyên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để giảm tình trạng này, mẹ nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, tăng cường bổ sung chất xơ từ rau xanh, chuối, khoai lang,...

Một số xét nghiệm cần làm

Thai phụ khi siêu âm tuần 17 cần lưu ý thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm Triple test để tầm soát nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down và dị tật bẩm sinh.

  • Xét nghiệm nước tiểu nhằm phát hiện và tìm kiếm các rối loạn như bệnh thận, nhiễm trùng đường tiểu, đái tháo đường.

Một số xét nghiệm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nhiều mẹ bầu có cảm giác chóng mặt vào tuần thai thứ 17. Do đó, thai phụ thường khá lo lắng khi đột ngột bị chóng mặt trong lúc sinh hoạt, làm việc. Mẹ không nên quá lo lắng vì đây là hiện tượng khá phổ biến ở giai đoạn này.

Tuy nhiên, nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường dưới đây thì mẹ cần đến bệnh viện nhanh chóng để được bác sĩ theo dõi, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời:

  • Bụng dưới đau bất thường, cơn đau dữ dội, kéo dài.

  • Phát hiện dịch nhầy kèm theo máu đỏ.

  • Âm đạo chảy máu.

  • Ngất xỉu.

  • Thai nhi không chuyển động.

  • Sốt cao, co giật.

 Khi nào mẹ cần gặp bác sĩ? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ bầu tuần 17 có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Trong giai đoạn này, cả thể chất lẫn tinh thần của thai phụ đã có nhiều thay đổi. Phụ nữ mang thai hãy đi khám bác sĩ định kỳ để đảm bảo sức khỏe luôn ổn định nhé!

Week 17 – your 2nd trimester - Truy cập ngày 12/05/2022

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/2nd-trimester/week-17/

17 weeks pregnant - Truy cập ngày 12/05/2022

https://www.babycenter.com/pregnancy/week-by-week/17-weeks-pregnant

17 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 12/05/2022

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-17.aspx

17 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More - Truy cập ngày 12/05/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/17-weeks-pregnant

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey