Thai phụ mắc bệnh về đường huyết thường lo lắng rằng không biết tiểu đường thai kỳ có hết không? Một số ảnh hưởng và lưu ý khi mắc phải bệnh lý này là gì trong quá trình mang thai?
Những ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ
Trước khi tìm hiểu tiểu đường thai kỳ có hết không, mẹ bầu nên nắm rõ những ảnh hưởng của bệnh lý này đến mẹ và con.
Theo Bộ Y Tế Tiểu Bang Texas (DSHS), trong trường hợp mẹ bầu không kiểm soát tốt tiểu đường thai kỳ, có thể gặp một số rủi ro sau:
-
Khả năng sinh mổ cao hơn.
-
Mắc phải bệnh cao huyết áp
-
Nguy cơ về tiền sản giật.
-
Làm tăng nguy cơ sinh non.
-
Dễ bị co giật và đột quỵ trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.
-
Dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
-
Hạ đường huyết.
-
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 sau khi sinh.
Khi gặp biến chứng tiểu đường thai kỳ, em bé có thể gặp những vấn đề sau:
-
Bị vàng da
-
Bệnh lý về đường hô hấp
-
Tình trạng hạ glucose huyết tương và những bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh
-
Khả năng gặp chấn thương khi sinh thường, như: tổn thương ở vai, gãy xương đòn, hay tổn thương não.
-
Nguy cơ thai chết lưu.
-
Tăng trưởng quá mức và thai to hơn.
Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ có hết được không?
Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không? Câu trả lời là có, nhưng với điều kiện là mẹ bầu cần kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu khi đang mang thai. Trong trường hợp không kiểm soát được, nguy cơ mắc bệnh sau khi mang thai và những lần mang thai tiếp theo là rất cao.
Trên thực tế, có những trường hợp mẹ bầu chỉ bị bệnh tiểu đường nhẹ trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, lại không tập trung điều trị và làm cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Và thậm chí là mẹ phải mang theo căn bệnh này suốt đời.
Tiểu đường thai kỳ sau sinh bao lâu thì hết?
Thông thường, từ sau ngày sinh khoảng 1 – 3 tháng thì bệnh lý tiểu đường thai kỳ sẽ tự hết. Lúc này, lượng đường huyết trong máu sẽ về lại ở mức bình thường. Song, chị em vẫn cần duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh để cơ thể hồi phục nhanh nhất.
Xem thêm: Bỏ túi ngay các mẹo dân gian trị ốm nghén cực hiệu quả
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ cần lưu ý gì sau khi sinh?
Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ và muốn hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường sau sinh có thể bỏ túi ngay một số thông tin hữu ích sau.
Khám và kiểm soát tiểu đường
Tiểu đường thai kỳ có hết không, câu trả lời là sẽ biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan mà cần thường xuyên thăm khám định kỳ để phát hiện những vấn đề bất thường và kiểm soát sớm.
Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, nếu như theo dõi và phát hiện ngay trong giai đoạn tiền tiểu đường và can thiệp bằng biện pháp dinh dưỡng. Đồng thời, thay đổi thói quen một cách hợp lý, sẽ làm giảm nguy cơ bị tiểu đường tuýp II.
Trong trường hợp bị tiểu đường, việc thăm khám sớm cũng giúp chị em tìm được biện pháp nhằm khắc phục tình trạng đường huyết tăng cao và giảm nguy cơ mắc phải những biến chứng.
Bên cạnh đó, sàng lọc tiểu đường tuýp II sau khi sinh cũng giảm nhẹ hậu quả của bệnh tiểu đường thai kỳ vào những lần mang thai tiếp theo. Ví dụ như: Dị tật bẩm sinh, tăng huyết áp, sinh non, khó sinh và hạ đường huyết sau khi sinh.
Chế độ ăn uống
Tiểu đường thai kỳ có hết được không, câu trả lời là có nếu bạn thiết lập chế độ ăn uống một cách phù hợp.
-
Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp: Kiêng những thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đồ ăn ngọt. Nguyên tắc ăn uống dành cho thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ, đó là: Giảm tinh bột, tăng cường chất xơ, đạm, chất béo lành mạnh. Đồng thời, lựa chọn và bổ sung thực phẩm có chỉ lượng và tải lượng đường huyết thấp.
-
Nên ăn ba bữa chính với hàm lượng vừa phải. Ngoài ra, nên bổ sung từ 2 – 3 bữa phụ để giảm thiểu tình trạng đường huyết tăng quá cao và đột ngột.
-
Bổ sung nhiều rau xanh trước khi ăn cơm nhằm tạo hàng rào chất xơ và làm chậm quá trình hấp thu tinh bột, giải phóng đường vào máu.
Chế độ sinh hoạt
Bệnh lý tiểu đường thai kỳ sinh xong có hết không, điều này còn tùy thuộc vào chế độ sinh hoạt mỗi ngày của mẹ khi đang mang thai.
-
Dành 30 phút – 1 tiếng hàng ngày để thực hành các bài tập vận động nhẹ nhàng, như chạy bộ, đạp xe và yoga. Những bài tập này sẽ giúp nâng cao thể lực, đồng thời cải thiện độ nhạy cảm trong insulin và giảm nồng độ đường trong máu.
-
Duy trì cân nặng ở mức phù hợp tránh các biến chứng sau sinh của bệnh.
Sử dụng thuốc
Trong trường hợp nếu đường huyết tăng cao và những biện pháp thay đổi lối sống hay sinh hoạt hàng ngày không cải thiện được bệnh, lúc này mẹ bầu nên gặp bác sĩ để được chỉ định loại thuốc thích hợp.
Những loại thuốc có thể thẩm thấu qua nhau thai hay bài tiết vào sữa mẹ, sản phụ cần thận trọng khi dùng và chỉ nên sử dụng thuốc khi được bác sĩ cho phép.
Kết Luận
Nội dung trong bài viết phía trên đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến chủ đề "Tiểu đường thai kỳ có hết không". Qua đó, thai phụ nên thăm khám và kiểm tra đường huyết định kỳ để phòng và tránh các biến chứng nguy hiểm từ bệnh lý này.
Gestational Diabetes and Pregnancy - Truy cập ngày 29/04/2022
Can you get rid of gestational diabetes after childbirth? - Truy cập ngày 29/04/2022
What is gestational diabetes, and why does it develop? - Truy cập ngày 29/04/2022
https://www.medicalnewstoday.com/articles/gestational-diabetes