zalo
Mang thai bị viêm gan b có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Thai kỳ

Mang thai bị viêm gan b có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Thúy Anh
Thúy Anh

10/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng gan và theo số liệu ghi nhận ở hầu hết các quốc gia là bệnh rất phổ biến. Ở giai đoạn cuối, bệnh phá hoại gan và gây ra một số biến chứng như: Xơ gan, ung thư gan,...Như vậy, mang thai bị viêm gan B có nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé không?

Làm sao để phát hiện người mang thai bị viêm gan B?

Khi mang thai tâm sinh lý của người phụ nữ dễ thay đổi. Do đó, cơ thể và tâm lý của mẹ bầu cũng trở nên nhạy cảm. Bệnh viêm gan B ở giai đoạn đầu có những dấu hiệu rất phổ biến hầu như khi mang thai mẹ nào cũng gặp. Các mẹ có thể gặp phải một số dấu hiệu cho cơ thể đã bị nhiễm virus viêm gan B (virus HBV), điển hình như:

  • Mệt mỏi, cơ thể đau nhức: Đây được xem là hiện tượng bình thường của người phụ nữ khi mang thai. Triệu chứng này khiến nhiều mẹ chủ quan, xem dấu hiệu này như bệnh vặt không đáng quan tâm. Trên thực tế, đúng là mang thai có thể khiến cho cơ thể mệt mỏi, đau nhức. Tuy nhiên, nếu sự mệt mỏi và đau nhức kéo dài trong một thời gian dài rất có thể các mẹ bị nhiễm viêm gan B khi mang thai.

  • Sốt, buồn nôn, chán ăn: Đây đều là những triệu chứng chị em thường gặp trong những tháng đầu của thai kỳ. Sẽ rất khó để suy nghĩ đến việc bị nhiễm virus viêm gan B. Nếu các triệu chứng biểu hiện ra với mức độ nặng, mẹ bầu nên trực tiếp đến bệnh viện làm xét nghiệm để kiểm tra.

  • Hiện tượng vàng da, vàng giác mạc: Gan có chức năng thải độc và điều hòa các chất. Một khi cơ thể có dấu hiệu da bị xuống màu có thể gan của bạn đã có vấn đề. Mẹ bầu nên nhờ chồng hoặc người thân hỗ trợ đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng của cơ thể.

Làm sao để phát hiện người mang thai bị viêm gan B? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ảnh hưởng của viêm gan B đối với mẹ và bé

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm có thể lây qua ba con đường: Qua đường máu, qua con đường quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con. Khi mẹ bị nhiễm bệnh thì con sinh ra cũng có khả năng bị lây từ mẹ. Như vậy, khi mang thai khi bị viêm gan B có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé không?

Đối với mẹ bầu

Mẹ mang thai bị viêm gan B thì cơ thể thường xuyên mệt mỏi, có thể bị sốt nhẹ, nôn mửa hoặc chán ăn. Sức đề kháng của mẹ lúc mang thai sẽ yếu hơn bình thường vì phải tập trung nuôi bé trong bụng. Lâu ngày nếu không được được điều trị, sức khỏe của mẹ bầu ngày càng sa sút và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, viêm gan B nếu trở nên mãn tính có khả năng làm mẹ sinh non ở những tháng cuối thai kỳ.

Bị viêm gan B khiến mẹ bầu mệt mỏi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đối với thai nhi

Virus viêm gan B chỉ tập trung ở trong máu và trong đường quan hệ tình dục . Virus không tồn tại trong nhau thai nên trên thực tế không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé. Tuy nhiên, nếu mẹ bị nhiễm viêm gan B khi mang thai thì bé có khả năng di truyền từ mẹ. Bé sinh ra mắc viêm gan B bẩm sinh và bệnh sẽ sớm phát triển thành căn bệnh mãn tính. Điều này làm cho sức khỏe của trẻ bị sa sút, gầy gò, ốm yếu,..

Điều trị viêm gan B ở phụ nữ mang thai

Viêm gan B không phải là một căn bệnh đơn giản. Đối với bệnh này chị em phụ nữ không thể dùng các phương pháp “chữa bệnh tại nhà” mà phải đến bệnh viện kiểm tra để có kết quả chính xác nhất.

  • Sử dụng thuốc: Tenofovir, Lamivudine là hai loại thuốc được dùng để cho người mang thai bị viêm gan B. Tuy nhiên, mẹ bầu nên đến các bệnh viện có máy móc và các thiết bị hiện đại. Các bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán và tư vấn dùng thuốc phù hợp với tình trạng của bản thân. 

  • Lọc virus trong máu: Phương pháp này nhằm loại bỏ lượng virus viêm gan B trong máu mẹ. Tuy nhiên, chi phí để làm phương pháp này rất đắt đỏ.

  • Tiêm phòng: Khi bắt đầu kế hoạch muốn có con, chị em cần phải đi kiểm tra sức khỏe tổng quát. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm để phần nào an tâm về sức khỏe bản thân và đảm bảo con được khỏe mạnh.

Mẹ đến bệnh viện được trang bị đầy đủ thiết bị điều trị. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Bị bệnh gout khi mang thai có nguy hiểm không? Chữa trị như thế nào?

Những lưu ý khi bà bầu bị viêm gan B

Có một số việc nên làm và không nên làm mẹ cần hết sức lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho bản thân khi mang bầu bị viêm gan B. 

Mẹ nên làm gì?

  • Điều chỉnh tâm trạng: Không ít mẹ bầu bàng hoàng trước tin bản thân bị viêm gan B và đối mặt với việc đứa nhỏ có thể bị lây nhiễm. Các mẹ thường suy nghĩ nhiều về bệnh trạng cũng như là quá lo lắng làm cho cơ thể ngày càng tiều tụy. Trong trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo các chị em nên thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc, tập thể dục,...giúp cơ thể lấy lại năng lượng tích cực.

  • Thành thật khai báo: Không cần biết các mẹ bị nhiễm bệnh trước hay trong thai kỳ. Mẹ viêm gan B mang thai cần khai báo thành thật với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân: Đã dùng qua những loại thuốc nào, có triệu chứng nào xuất hiện nhiều không, cảm thấy mệt mỏi, chán ăn trong bao lâu,...

  • Lập ra kế hoạch dinh dưỡng: Khi mang thai mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đặc biệt khi bệnh cần được chú trọng dinh dưỡng một cách kỹ lưỡng. Các bác sĩ khuyến khích mẹ bầu nên ăn nhiều rau, củ, quả nhằm bổ sung vitamin thanh lọc cơ thể. Đặc biệt là các loại củ có màu đỏ, cam như: Cà chua, cà rốt, khoai lang,...Thêm vào đó, phụ nữ khi mang thai cần chọn loại sữa phù hợp với bản thân. Uống sữa thường xuyên để cung cấp cho bản thân một số chất dinh dưỡng cần thiết. 

  • Phòng ngừa lây sang con: Khi mẹ mang thai bị viêm gan B, dù sinh mổ hay sinh thường thì khả năng bé bị nhiễm viêm gan B từ mẹ cũng rất cao. Do đó, sau khi bé được sinh ra, người giám hộ phải đảm bảo điều kiện cho bé được tiêm phòng tránh bị các bệnh liên quan đến gan.

Mẹ bị viêm gan B cần bổ sung dinh dưỡng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu nên kiêng gì?

  • Tránh việc nặng và sử dụng chất kích thích: Viêm gan B thường làm cơ thể mẹ mệt mỏi, bệnh này không thích hợp làm những công việc quá sức. Mẹ bầu cần tăng cường sử dụng sữa, rau củ quả, các loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao. Tránh sử dụng các chất kích thích, đồ dầu mỡ, nước ngọt chứa màu thực phẩm độc hại. 

  • Rối loạn lo âu: Mẹ nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, tiêm phòng và uống thuốc theo chỉ định đúng giờ. Không được suy nghĩ, lo âu quá nhiều dẫn đến cơ thể bị mệt mỏi, suy yếu, thần kinh bị căng thẳng quá độ. 

Với những thông tin hữu ích về chủ đề “Mang thai bị viêm gan B”. Hy vọng rằng các chị em sẽ trang bị cho bản thân những kiến thức bổ ích về loại bệnh này. Monkey chúc các mẹ sẽ luôn khỏe để đồng hành cùng các bé yêu.

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!