Nước mía là thức uống có nguồn gốc tự nhiên, lành mạnh với hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho người trưởng thành. Tuy nhiên, mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ uống nước mía được không và nên uống với liều lượng như thế nào?
Giá trị dinh dưỡng của nước mía
Mía là thực phẩm mát, ngọt và bổ dưỡng được nhiều người ưa thích. Theo các nghiên cứu, trong 28g nước mía có nhiều thành phần dinh dưỡng bao gồm:
-
113.43 calo năng lượng.
-
0.2g chất đạm.
-
0.66g chất béo.
-
25.4g carbs.
-
70% các loại đường.
-
30 loại axit hữu cơ.
-
Chất flavonoid, hợp chất phenolic, chất chống oxy hóa.
Nước mía có vị ngọt dễ chịu, hợp với khẩu vị mọi người và có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu. Ngoài ra, nó còn có nhiều lợi ích sức khỏe rất tốt.
Lợi ích của nước mía đối với bà bầu
Nếu uống nước mía với liều lượng hợp lý, mẹ bầu sẽ nhận được nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, cụ thể là:
-
Cung cấp protein cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi, thúc đẩy bé phát triển toàn diện.
-
Cung cấp chất chống oxy hóa, ngăn ngừa bệnh viêm nhiễm, dị ứng ở mẹ bầu, giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh.
-
Chống viêm đường tiết niệu, lợi tiểu, phòng chống và giảm thiểu các dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng.
-
Ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
-
Ngăn ngừa bệnh vàng da ở trẻ khi bé chào đời, giúp gan của bé luôn khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ trẻ sơ sinh bị bệnh vàng da.
-
Ngăn ngừa các bệnh về da như nám, mụn nhọt, tàn nhang ở mẹ bầu.
-
Kiểm soát cân nặng, thúc đẩy chuyển hóa các chất.
Nước mía mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu nhưng người bị tiểu đường thai kỳ uống nước mía được không?
Mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có uống nước mía được không?
Để biết được bệnh nhân tiểu đường thai kỳ có được uống nước mía không thì mẹ cần tìm hiểu lượng đường có trong thành phần của nước mía.
Hàm lượng đường trong nước mía
Theo nghiên cứu, 240ml nước mía sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 183 calo cùng 50g đường (tương đương khoảng 12 muỗng cà phê đường) cùng 13g chất xơ.
Trên thực tế, mẹ bầu chỉ nên nạp từ 6 đến 9 muỗng cà phê đường vào cơ thể mỗi ngày. Điều này nghĩa là lượng đường trong mía cao hơn gấp nhiều lần so với tổng lượng đường mà thai phụ được khuyến cáo.
Tiểu đường thai kỳ có được uống nước mía không?
Do hàm lượng đường trong nước mía khá cao nên câu trả lời cho thắc mắc “Bị tiểu đường thai kỳ có uống nước mía được không?” là không. Mẹ bầu không nên uống nước mía để hạn chế bệnh tình tiến triển nặng thêm.
Thay vào đó, mẹ bị tiểu đường thai kỳ nên chọn uống những loại đồ uống giàu carbohydrates phức tạp. Điều này sẽ giúp làm chậm quá trình đường hấp thu vào máu, từ đó sẽ điều hòa chỉ số đường huyết.
Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không? Mẹ cần chú ý những gì?
Một số loại nước ép tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi thì phụ nữ mang thai bị tiểu đường nên uống những loại nước ép tốt cho cơ thể bao gồm:
-
Nước cam: Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ uống nước cam để ngăn ngừa táo bón, phòng chống dị tật bẩm sinh ở bé và kích thích cơ thể hấp thụ chất sắt hiệu quả. Phụ nữ mang thai chỉ nên uống nước cam sau bữa ăn từ 1 đến 2 tiếng và không được để bụng quá no hay quá đói trước khi uống nước cam.
-
Nước ép táo: Hàm lượng chất xơ hòa tan cao trong nước ép táo giúp cải thiện độ nhạy insulin, kiểm soát đường huyết, giảm nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể.
-
Nước ép lê: Các chất xơ, vitamin và khoáng chất trong nước ép lê giúp giảm cân, kiểm soát lượng đường huyết, cải thiện độ nhạy với insulin, bảo vệ cơ thể khỏi các vấn đề về da, mắt, thận.
-
Nước ép ổi: Phụ nữ mang thai uống nước ép ổi để kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể, tăng cường sức khỏe, chống lão hóa.
-
Nước ép đu đủ: Chỉ số đường huyết của đu đủ nằm ở mức trung bình. Thai phụ uống nước ép đu đủ sẽ giúp cơ thể chống lại gốc tự do có hại, kiểm soát biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ.
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ bầu giải đáp được thắc mắc “Bị bệnh tiểu đường thai kỳ uống nước mía được không?”. Suốt hành trình mang thai, mẹ hãy suy xét thật kỹ chế độ dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi nhé!
Can People with Diabetes Have Sugarcane Juice? - Truy cập ngày 15/04/2022
https://www.healthline.com/nutrition/sugarcane-juice-diabetes
Sugarcane Juice in Pregnancy – Health Benefits and Precautions - Truy cập ngày 15/04/2022
https://parenting.firstcry.com/articles/sugarcane-juice-in-pregnancy-health-benefits-and-precaution/
Sugarcane Juice During Pregnancy: 9 Health Benefits, And Precautions To Take - Truy cập ngày 15/04/2022
https://www.momjunction.com/articles/is-sugarcane-juice-safe-during-pregnancy_00348402/
People With Diabetes, Sugarcane Juice Can Be Your Best Friend; 15 Health Benefits Of Sugarcane That Will Leave You Surprised - Truy cập ngày 15/04/2022
https://www.ndtv.com/health/sugarcane-health-benefits-diabetes-weight-loss-post-workout-recovery-and-other-benefits-of-sugarcane-2117621