zalo
Giá trị dinh dưỡng nấm rơm và những lợi ích “không ngờ”
Dinh dưỡng gia đình

Giá trị dinh dưỡng nấm rơm và những lợi ích “không ngờ”

Đào Nhàn
Đào Nhàn

30/06/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Nấm rơm không chỉ là một món ăn quen thuộc hàng ngày mà còn là một vị thuốc được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Lý do bởi giá trị dinh dưỡng nấm rơm mang lại vô cùng tuyệt vời. Vậy những lợi ích mà nấm rơm mang lại cho sức khỏe là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Thành phần dinh dưỡng có trong nấm rơm

Dinh dưỡng nấm rơm rất tốt cho sức khỏe. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nấm rơm có 2 loại gồm nấm khô và nấm tươi. Theo bảng thành phần dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng, cứ 100g nấm rơm khô chứa:

  • Đạm: 21 - 37g đạm. Đặc biệt hơn cả là hàm lượng đạm trong nấm rơm rất cao lại đầy đủ các amino acid cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được, còn hơn cả thịt bò và đậu tương.

  • Chất béo: 2,1 - 4,6g

  • Chất bột đường: 9,9g

  • Chất xơ: 21g

  • Ngoài ra, trong nấm rơm còn chứa nhiều yếu tố vi lượng như: Vitamin A, B1, B2, C, D, PP, sắt, canxi, phốt pho,...

Trong khi đó, cứ 100g nấm rơm tươi thì chứa:

  • Nước: 90%

  • Đạm: 3,6%

  • Chất béo: 0.3%

  • Đường: 3,2%

  • Chất xơ: 1,1%

  • Canxi: 28mg%

  • Phốt pho: 80mg%

  • Sắt: 1,2%

  • Calorie: 31

Từ những số liệu trên, chúng ta có thể thấy được trong nấm rơm rất giàu chất dinh dưỡng. Chính vì thế, nấm rơm không chỉ là thực phẩm ăn hàng ngày mà nó còn là nguồn sử dụng để chế biến thành thực phẩm chức năng cũng như làm thuốc chữa một số bệnh béo phì, đái tháo đường, xơ vữa động mạch,...

Những lợi ích “vàng” khi ăn nấm rơm

Nấm rơm được đánh giá là loại nấm tinh hoa trong ẩm thực Châu Á vì giàu dưỡng chất quý. Nấm có vị ngọt, mọng nước và có thể chế biến thành rất nhiều món ăn. Nếu ăn nấm rơm thường xuyên thì cơ thể chúng ta sẽ nhận lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời.

Tăng cường miễn dịch

Lợi ích đầu tiên của dinh dưỡng nấm rơm chúng ta phải kể đến đó là tăng cường miễn dịch cơ thể. Bởi trong nấm rơm chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Từ đó giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, chống lại nhiễm trùng, vết loét và hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng.

Ăn nấm rơm giúp tăng cường hệ miễn dịch. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bảo vệ tim mạch

Lợi ích tiếp theo mà nấm rơm mang lại là giúp con người có một trái tim khỏe mạnh. Nấm rơm chứa nhiều chất xơ, kali và đồng, những chất này có tác dụng chống sự xâm nhập của vi khuẩn, giúp các cơ quan bên trong cơ thể được an toàn.

Ngoài ra , hàm lượng kali cao của nấm rơm còn hỗ trợ rất tốt cho việc duy trì chức năng của các mạch máu trong cơ thể. Chính vì vậy, ăn nấm rơm thường xuyên sẽ giúp cơ thể phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Phòng ngừa bệnh ung thư

Dinh dưỡng nấm rơm giúp phòng ngừa ung thư vú và tuyến tiền liệt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một lợi ích tuyệt vời mà hiếm có thực phẩm nào có được đó chính là nấm rơm ngăn ngừa ung thư. Cụ thể:

  • Nấm rơm chứa Axit linoleic. Chất này có tác dụng giảm tác động của hormone estrogen, vì nếu nồng độ hormone estrogen quá cao sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú.

  • Chất Beta-glucans trong nấm rơm gây ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt.

  • Ngoài ra, nấm rơm cũng chứa selen - một chất gây ức chế, làm giảm số lượng tế bào ung thư trong cơ thể.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Nấm rơm là thực phẩm chứa rất ít chất béo và cacbonhydrat, vậy nên khi ăn nấm rơm cơ thể sẽ không bị hấp thụ lượng đường nhiều và tăng đường huyết. Hơn nữa, nấm rơm cũng có lợi cho hoạt động của gan, tuyến tụy giúp tăng sản sinh insulin ở mức hợp lý.

Giúp xương chắc khỏe hơn

Nấm rơm chứa nhiều canxi và vitamin D, đặc biệt hàm lượng vitamin D trong nấm rơm chỉ đứng sau dầu gan cá. Hai chất trên đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển hệ xương của con người. Chính vì thế, bổ sung dinh dưỡng nấm rơm hàng ngày sẽ giúp cơ thể có một hệ xương khỏe mạnh.

Giúp cơ thể tăng trưởng tốt

Nấm rơm giúp cơ thể khỏe mạnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nấm rơm giàu Protein, trong 100 gam nấm rơm chứa đến 2,5 gam protein. Lượng protein này quá đủ để đáp ứng nhu cầu hoạt động của cơ thể hàng ngày, hỗ trợ duy trì các phản ứng hóa học và giúp cơ bắp cơ thể chắc khỏe.

Phòng ngừa thiếu máu

Dưỡng chất có trong nấm rơm giúp cơ thể ngừa thiếu máu đó chính là sắt. Thiếu sắt đồng nghĩa cơ thể thiếu máu. Trong nấm rơm chứa đủ lượng sắt để tạo ra tế bào máu cho cơ thể.

Ngoài những “lợi ích vàng” kể trên thì dinh dưỡng trong nấm rơm cũng còn những lợi ích khác như: hạn chế đông máu, giảm huyết áp, giảm cholesterol và ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giúp cơ thể thanh nhiệt, ích khí,....

Xem thêm:

Một số bài thuốc từ nấm rơm tốt cho sức khỏe

Nấm rơm có thể chế biến thành bài thuốc chữa bệnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nấm rơm ngoài việc chế biến thành các món ăn thì nó còn được sử dụng trong một số bài thuốc chữa bệnh Đông Y. Dưới đây là một số bài thuốc từ nấm rơm mà bạn đọc có thể tham khảo:

  • Bài thuốc tăng cường sức khỏe: Dùng khoảng 200g nấu rơm, kết hợp 7 quả táo nấu thành canh, ăn 2-3 lần/ tuần bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh.

  • Bài thuốc chữa gan nhiễm mỡ: Dùng 100g nấm rơm xào với 5 quả trứng chim cút, ăn vào buổi tối trong vòng 15 ngày, gan sẽ được thanh lọc, giảm mỡ.

  • Bài thuốc hỗ trợ chữa ung thư: Kết hợp 100g nấm rơm với 50g đậu hũ nấu thành canh dùng trong ngày. Nên ăn canh này trong các đợt dùng phương pháp xạ trị.

  • Bài thuốc chữa giảm trí nhớ: Dũng 100g nấm rơm xào cùng 5 quả trứng chim câu, ăn trong vòng 3 tháng sẽ có tác dụng tăng cường trí nhớ.

Trên đây là những cách dùng nấm rơm để chế biến thành các bài thuốc chữa một số bệnh hay gặp. Độc giả có thể áp dụng làm theo để có thể chữa được căn bệnh đang mắc phải, giúp cơ thể khỏe mạnh lên.

Lưu ý khi chế biến và bảo quản nấm rơm không bị mất dinh dưỡng

Nấm rơm rất giàu giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe là điều chúng ta không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nếu trong quá trình chế biến và bảo quản không được thực hiện đúng cách thì dinh dưỡng nấm rơm hoàn toàn có thể mất đi. 

Lưu ý khi chế biến nấm rơm

Cách sơ chế nấm rơm không bị mất dinh dưỡng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để chất dinh dưỡng nấm rơm không bị mất đi ngay từ khâu chế biến, đảm bảo được những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe thì chúng ta cần lưu ý những điều sau đây:

  • Đầu tiên, cần lựa chọn nấm rơm tươi, không bị héo, có mùi lạ.

  • Tiếp theo nên rửa sạch nấm rơm với nước trước khi nấu.

  • Sau đó đun nấm rơm với nước khoảng 5 phút.

  • Sau khi nước sôi, nước có màu nâu, có tăm bọt thì vớt nấm rơm ra.

  • Rửa sạch với nước 2-3 lần rồi để ráo nước.

  • Cuối cùng, bạn có thể chế biến nấm rơm đã sơ chế thành các món ăn, lưu ý nên dùng luôn vì để lâu nấm rơm sẽ bị hỏng.

Lưu ý khi bảo quản nấm rơm

Sấy, phơi khô nấm rơm có thể bảo quản đến 6 tháng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Có 2 cách để bảo quản nấm rơm là phơi khô hoặc giữ trong ngăn mát tủ lạnh. Trong đó:

  • Bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ từ 10-15 độ C sẽ để được khoảng 2-3 ngày. Tuy nhiên, nếu hút chân không thì dinh dưỡng nấm rơm có thể được bảo quản lâu hơn.

  • Phơi khô nấm rơm là cách bảo quản hơi cầu kì nhưng bù lại sẽ giữ được trong thời gian lâu hơn. Bạn có thể rửa sạch và chẻ nấm làm đôi, sau đó đem phơi nắng cho khô rồi cất đi. Hoặc chúng ta cũng có thể đem nấm đi sấy khô ở nhiệt độ 40-43 độ C, sau khoảng 8 tiếng có thể cất đi để sử dụng khi cần thiết. Với cách này nấm có thể bảo quản được trong thời gian 6 tháng.

Như vậy, bài viết này đã cho chúng ta thấy rõ giá trị dinh dưỡng nấm rơm và những lợi ích tuyệt vời của nó đối với sức khỏe. Không chỉ giàu có về dinh dưỡng mà nấm rơm còn là loại thực phẩm rẻ và phổ biến. Vì vậy, chúng ta hãy ăn nấm rơm thường xuyên để có một cơ thể khỏe mạnh nhé.

Straw Mushrooms  - Ngày truy cập: 29/06/2022

https://www.nutritionix.com/food/straw-mushrooms

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!