Thiếu dinh dưỡng là tình trạng ngày một phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là ở những quốc gia còn nghèo nàn, lạc hậu, chưa được phát triển. Trong số những biến chứng của suy dinh dưỡng thì thể phù chính là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất ở trẻ. Vì sao căn bệnh này lại có thể gây ra nhiều hiểm họa đến như vậy? Hãy cùng Monkey tìm hiểu rõ hơn về những khía cạnh của chứng suy dinh dưỡng thể phù qua bài viết sau.
Suy dinh dưỡng thể phù là gì?
Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor) là tình trạng thường gặp ở trẻ em có chế độ dinh dưỡng bị mất cân bằng nghiêm trọng. Cụ thể là hàm lượng tinh bột được hấp thụ trong bữa ăn hằng ngày quá cao so với các dưỡng chất thiết yếu khác, như chất béo, vitamin, khoáng chất, v.v… và đặc biệt là thiếu hụt protein nặng nề. Thế nên, chứng bệnh này còn được gọi là suy dinh dưỡng do thiếu protein.
Quá nhiều carbohydrate, gồm tinh bột, đường và chất xơ sẽ gây ra báo động “no giả” ở trẻ em. Trẻ luôn cảm thấy no bụng và không muốn ăn thêm, dù thực chất cơ thể vẫn chưa hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng trầm trọng. Điều đặc biệt ở thể suy dinh dưỡng này là một vài bộ phận trên cơ thể trẻ sẽ bị phù lên, từ chân đến tay và thậm chí là mặt. Làn da của trẻ còn xuất hiện nhiều đốm nâu, kết hợp với phần bị phù to khiến da bị lở loét và viêm nhiễm.
Suy dinh dưỡng thể phù thường gặp ở trẻ dưới 4 tuổi, đang trong giai đoạn phát triển vàng. Thế nên, cha mẹ cần dành nhiều sự quan tâm hơn đến chế độ ăn uống của trẻ trong thời kỳ này để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng tuyệt đối. Luôn quan sát và chú ý đến biểu hiện của trẻ để nhanh chóng phát hiện mọi dấu hiệu bất thường, tránh để tình trạng thiếu hụt dưỡng chất kéo dài và tiến triển xấu đi.
Một số nguyên nhân chính dẫn đến suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ
Có rất nhiều lý do dẫn đến suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do rối loạn dinh dưỡng nghiêm trọng. Vấn đề này bắt nguồn từ nhiều khía cạnh trong cuộc sống, có thể là vì cha mẹ, cũng có khi là do chính bản thân đứa trẻ. Một số nguyên nhân phổ biến nhất có thể kể đến là:
-
Trẻ sơ sinh không được nuôi bằng sữa mẹ, hoặc bị cai sữa quá sớm.
-
Mẹ không ăn uống đủ chất, khiến chất lượng sữa mẹ suy giảm, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng ở trẻ.
-
Trẻ mắc bệnh về tiêu hóa do di truyền, bị suy giảm khả năng hấp thụ chất dưỡng chất.
-
Cha mẹ không xây dựng chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.
Những yếu tố nhỏ đến mấy đều có thể để lại hệ lụy khôn lường đối với sức khỏe của trẻ em. Cha mẹ tuyệt đối không nên lơ là, thờ ơ trong quá trình nuôi dưỡng trẻ nhỏ, đặc biệt là đối với thực đơn ăn uống thường ngày. Hãy chủ động tìm hiểu và nghiên cứu thêm thông tin về chế độ dinh dưỡng khoa học của trẻ để có thể bảo vệ con em mình khỏi căn bệnh suy dinh dưỡng thể phù nguy hiểm này.
Xem thêm: Làm sao để biết con bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân?
Những hậu quả của suy dinh dưỡng ở trẻ em
Suy dinh dưỡng nặng: Dấu hiệu, nguyên nhân, biến chứng và cách khắc phục
Bất ngờ nguyên nhân khiến trẻ 8 tuổi suy dinh dưỡng
Những biến chứng có thể gặp ở trẻ suy dinh dưỡng thể thể phù
Không phải tự nhiên mà suy dinh dưỡng thể phù được mệnh danh là “nỗi ám ảnh kinh hoàng” đối với trẻ em cũng như các bậc phụ huynh. Nó không chỉ hủy hoại ngoại hình của trẻ, ăn mòn sức khỏe thể chất mà thậm chí còn có thể gây ra tử vong. Khi trải qua giai đoạn bị suy dinh dưỡng thể phù, cơ thể trẻ em thường xuất hiện những biến chứng sau;
-
Hệ miễn dịch và sức đề kháng suy giảm nặng nề, tăng nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: rối loạn tiêu hóa, viêm đường hô hấp, suy tim, teo tuyến ức, thiếu hồng cầu, v.v….
-
Thấp bé, còi cọc hơn so với các bạn đồng trang lứa, trong tương lai có thể bị hạn chế phát triển chiều cao.
-
Não bộ không được hoạt động ổn định, gây sa sút trí nhớ, khả năng tập trung thấp và trí tuệ cũng kém phát triển.
-
Suy nhược cơ thể, thường xuyên mệt mỏi, ủ rũ, không thể thực hiện các hoạt động sống một cách bình thường.
Suy dinh dưỡng thể phù không chỉ khiến trẻ em phải trải qua đau đớn khi các bộ phận trên cơ thể trở nên phù to và lở loét, nhiễm trùng nghiêm trọng, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể của trẻ khi trưởng thành. Người lớn có tiền sử bị suy dinh dưỡng thường có thể chất bị suy yếu, năng suất làm việc không cao và cũng dễ mắc phải nhiều loại bệnh hơn so với người bình thường.
Một số giải pháp điều trị khi trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù
Để tình trạng suy dinh dưỡng thể phù kéo dài có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề mà chắc chắn không có bậc phụ huynh nào mong muốn. Khi phát hiện con trẻ đang có dấu hiệu thiếu hụt chất dinh dưỡng, bạn cần nhanh chóng tìm hiểu về những biện pháp trị liệu cũng như các loại thuốc và thực phẩm chức năng hỗ trợ bổ sung thêm dưỡng chất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo một số phương pháp điều trị sau đây:
-
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ và chuyên gia tâm lý để được thăm khám và điều trị kịp thời.
-
Xây dựng lại một chế độ dinh dưỡng mới cho trẻ, sao cho có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho quá trình phát triển của trẻ.
-
Nếu trẻ có dấu hiệu kén ăn, cha mẹ có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng thúc đẩy sự thèm ăn và quá trình trao đổi, hấp thụ dưỡng chất của trẻ.
Phụ huynh cần xác định rõ tình trạng mà con mình đang gặp phải để có thể tìm được giải pháp điều trị phù hợp nhất. Điều quan trọng hơn hết là cần chú trọng đến từng bữa ăn hằng ngày của trẻ em, tránh để tình trạng thiếu hụt dưỡng chất hoặc mất cân bằng dinh dưỡng xuất hiện trong chế độ ăn của trẻ.
Như vậy, bài viết này đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích về chứng suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ và những biện pháp hiệu quả để điều trị và ngăn ngừa tình trạng này. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng cha mẹ nên đưa con đi khám định kỳ để đảm bảo trẻ luôn khỏe mạnh và được phát triển một cách an toàn nhất. Đồng thời, cha mẹ cũng đừng quên theo dõi Monkey để không bỏ lỡ bất kỳ bài viết thú vị nào về vấn đề sức khỏe của bé nhé!
1. What Is Kwashiorkor? - Truy cập ngày 22/09/2022
https://www.healthline.com/health/kwashiorkor
2. What is edematous malnutrition (Kwashiorkor)? - Truy cập ngày 22/09/2022
https://www.vinmec.com/vi/news/health-news/pediatrics/what-is-edematous-malnutrition-kwashiorkor/