Suy dinh dưỡng nặng hiện đang là vấn đề nghiêm trọng được xã hội và nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Tình trạng này gây ra nhiều bất lợi cho sức khỏe, sự phát triển và cả tính mạng của trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cả một thế hệ mầm non đất nước. Vậy, suy dinh dưỡng nặng là gì? Sau đây, Monkey sẽ cung cấp cho bạn một vài khái niệm tiên quyết cần nắm kỹ để hiểu rõ về suy dinh dưỡng nặng cũng như cách thức giải quyết vấn đề nan giải này.
Cách phát hiện thể trạng suy dinh dưỡng nặng ở trẻ
Suy dinh dưỡng nặng được hiểu là tình trạng trẻ chậm phát triển do thiếu hụt nhiều dưỡng chất thiết yếu trong cơ thể. Các vi dưỡng chất dinh dưỡng, protein và năng lượng cần thiết thường khó hấp thụ ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi, dẫn đến trẻ ở những độ tuổi này có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao hơn. Tình trạng trên ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ từ chiều cao, cân nặng, chức năng của các bộ phận trong cơ thể và nhiều yếu tố khác.
Để phát hiện thể trạng suy dinh dưỡng nặng ở trẻ, các bậc phụ huynh cần chú ý những biểu hiện sau:
-
Trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù: Suy dinh dưỡng thể phù hay còn gọi là kwashiorkor là hiện tượng trẻ bị sụt cân nghiêm trọng dù cơ thể bị phù lên. Khi gặp tình trạng này, da trẻ có những sắc tố nâu dễ bị loét và nhiễm trùng. Đồng thời, bé thường xuyên quấy khóc, biếng ăn, đi ngoài phân lỏng và không thích thú tham gia các hoạt động vui chơi.
-
Trẻ bị suy dinh dưỡng thể gầy đét: Tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng nặng thể gầy đét có tên gọi khác là marasmus. Các bé bị suy dinh dưỡng thể gầy đét có hình dáng gầy gò, mặt mũi già nua, nhăn nheo. Đồng thời, trong cuộc sống hằng ngày, bé thường xuất hiện tình trạng tiêu chảy, kém ăn, tinh thần mệt mỏi, hay quấy khóc và suy nhược.
-
Trẻ bị suy dinh dưỡng thể phối hợp: Marasmus - kwashiorkor, tức suy dinh dưỡng nặng thể phối hợp là tình trạng trẻ co cơ thể gầy gò nhưng cơ thể bị phù nặng. Nói cách khác, trẻ em bị suy dinh dưỡng thể này sẽ có cả biểu hiện của suy dinh dưỡng thể phù và thể gầy đét, thể hiện qua triệu chứng kém ăn và rối loạn tiêu hóa.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có đến hơn 500 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng ở các nước đang phát triển, dẫn đến nhiều tình trạng tử vong của các bé ở độ tuổi còn rất nhỏ. Do đó, người thân cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của trẻ nhỏ. Nếu trẻ có biểu hiện gì bất thường, cần đến ngay cơ quan y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Một số nguyên nhân chính yếu dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng nặng
Trước tình hình số lượng trẻ bị suy dinh dưỡng nặng trên thế giới tăng cao, nhiều cuộc nghiên cứu đã được tiến hành để tìm ra nguyên nhân chính yếu dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ. Sau đây, Monkey sẽ giúp bạn liệt kê một vài nguyên nhân phổ biến đến từ các chuyên gia.
-
Ăn uống: Nhiều bậc phụ huynh khi lần đầu làm bố mẹ thường thiếu kiến thức nuôi và chăm trẻ. Theo đó, họ thường có xu hướng cho trẻ ăn quá sớm hoặc quá muộn, sử dụng thức ăn không đảm bảo chất lượng và số lượng phù hợp theo lứa tuổi. Nhiều người còn cho trẻ cai sữa sớm dưới 12 tháng, khiến quá trình phát triển của trẻ bị ảnh hưởng.
-
Trẻ bị nhiễm khuẩn: Khi bị nhiễm một số bệnh như sởi, viêm phổi, tiêu chảy,... trẻ cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. Nếu các bậc phụ huynh không biết cách cho trẻ ăn khi ốm, trẻ sẽ dễ bị suy dinh dưỡng nặng.
-
Những yếu tố bên ngoài khác: Một số trẻ có cân nặng thấp từ lúc đẻ ra (<2500g), có anh em sinh đôi, hoặc gia đình đông con thường sẽ dễ bị suy dinh dưỡng hơn các đứa trẻ cùng lứa khác vì ít được chăm bẵm và có điều kiện phát triển tốt.
Như vậy, Monkey đã cung cấp cho bạn vài nguyên nhân chính yếu dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Mong những thông tin mà Monkey vừa cung cấp cho bạn có thể giúp bạn trang bị đủ kiến thức để có những hành động kịp thời khi trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng.
Các biến chứng nghiêm trọng mà trẻ suy dinh dưỡng nặng có thể gặp phải
Suy dinh dưỡng nặng khiến trẻ bị hạn chế khả năng phát triển về thể chất, trí não cũng như sức đề kháng. Một vài trường hợp nghiêm trọng còn có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ. Do đó, ngoài những thể trạng suy dinh dưỡng thường thấy, trẻ còn có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng sau.
-
Hệ miễn dịch bị suy yếu, tăng cao nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng: Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng thường sẽ dễ bị lao, viêm đường hô hấp cũng như teo tuyến ức, hạnh nhân,... do bị các virus xâm nhập. Phụ huynh có thể dùng thêm kháng sinh cho trẻ nhưng đừng lạm dụng vì sẽ gây ra tình trạng biếng ăn, tiêu hóa kém và hấp thụ kém dưỡng chất làm trẻ bị suy dinh dưỡng nặng hơn.
-
Chậm phát triển về thể chất: Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng sẽ tăng trưởng chậm, biểu hiện cụ thể là chiều cao thấp, còi cọc. Đồng thời, suy dinh dưỡng còn làm ảnh hưởng đến toàn bộ các chức năng của hệ cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng cho sự phát triển của trẻ.
-
Trí não bị hạn chế: Suy dinh dưỡng cũng liên quan đến sự phát triển não bộ bên trong trẻ ở độ tuổi từ 0 - 6 tuổi, khiến trẻ bị sa sút trí nhớ, kém tập trung do thiếu các vi chất dinh dưỡng.
-
Rối loạn các chức năng bên trong cơ thể: Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe do các cơ quan trong cơ thể bé bị rối loạn chức năng. Theo đó, các cơ quan như gan, tim và thận của bé bị ảnh hưởng nặng nề. Nếu nghiêm trọng còn gây ra tình trạng gan thoái hóa mỡ, suy tim, suy thận,...
Ngoài ra, trẻ bị suy dinh dưỡng nặng còn có thể gặp nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng khác, ảnh hưởng lớn đến tiềm năng phát triển của bé. Khi nhận thấy tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, các bậc phụ huynh cần ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện điều trị. Tránh kéo dài gây ra các biến chứng tổn thương bên trong cơ thể, thậm chí là tử vong do nhiễm khuẩn.
Những cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng nặng đúng cách
Phụ huynh có thể đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở uy tín gần nhất để nhận được được tư vấn từ các bác sĩ và chuyên gia sức khỏe. Thông thường, sau khi được thăm khám, các bác sĩ sẽ xây dựng một kế hoạch điều trị và cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng toàn diện nhằm cung cấp đủ dưỡng chất mà trẻ còn thiếu và phục hồi sức khỏe cho trẻ. Sau đây, Monkey sẽ mách bạn một số cách chăm sóc phổ biến cho trẻ suy dinh dưỡng nặng đúng cách đã được các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đã thông qua.
-
Thay đổi chế độ ăn uống cho trẻ nhỏ: Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp trẻ cung cấp đủ các khoáng chất thiết yếu cần được bổ sung cho cơ thể. Đây là cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất để cải thiện sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng nặng. Nguyên tắc cho ăn thông thường sẽ chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, từ dạng loãng đến dạng đặc.
-
Bổ sung dưỡng chất thiết yếu: Nếu trẻ chán ăn, phụ huynh có thể sử dụng ống thông hoặc giọt nhỏ dạ dày để bơm cho trẻ ăn. Miễn sao đáp ứng đủ các dưỡng chất theo nhu cầu của cơ thể trẻ. Có thể tăng cường bổ sung nước trái cây để đạt hiệu quả cao.
-
Theo dõi, đánh giá tình trạng cơ thể: Khi chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng nặng, các bậc phụ huynh cần theo dõi và kiểm tra cân nặng cũng như các chỉ số nhân trắc học cho trẻ một cách thường xuyên để đưa ra các kế hoạch điều trị hợp lý và đúng thời điểm. Đồng thời, cần chú ý đến quá trình tăng năng lượng và tăng chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.
Suy dinh dưỡng nặng là một trong những tác nhân chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì thế, khi trẻ có dấu hiệu dinh dưỡng nặng, phụ huynh hoặc người thân của trẻ nên nhanh chóng bổ sung các dưỡng chất trẻ còn thiếu để kịp thời bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ.
Như vậy, qua bài viết trên, Monkey đã giúp bạn tìm hiểu khái quát về suy dinh dưỡng nặng và các triệu chứng của tình trạng trên. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ ngay đến người thân và bạn bè để cùng nhau bảo vệ sức khỏe con em trong gia đình nhé!
1. EVERE MALNUTRITION: PRESENTATION, SYMPTOMS AND COMPLICATIONS - Truy cập ngày 21/09/2022
https://www.acute.org/blog/severe-malnutrition-presentation-symptoms-and-complications
2. 7Severe acute malnutrition - Truy cập ngày 21/09/2022
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK154454/
3. Severe acute malnutrition - Truy cập ngày 21/09/2022
https://apps.who.int/nutrition/topics/severe_malnutrition/en/index.html