zalo
Nên uống vitamin B1 vào lúc nào? Và những lưu ý quan trọng cần phải ghi nhớ
Dinh dưỡng gia đình

Nên uống vitamin B1 vào lúc nào? Và những lưu ý quan trọng cần phải ghi nhớ

Ngân Hà
Ngân Hà

11/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Nhiều người vẫn đang thắc mắc câu hỏi :“Nên uống vitamin B1 vào lúc nào là hợp lý và có thể đem lại kết quả tốt nhất?”. Và đây cũng chính là mục đích chính của bài viết này, với mong muốn giải quyết mọi thắc mắc về thời điểm uống vitamin B1, cùng với những lưu ý quan trọng thì Monkey mời bạn cùng theo dõi nội dung sau đây nhé!

Khung thời gian uống vitamin B1 giúp cơ thể hấp thụ tốt nhất

Hầu hết mỗi người, với chế độ ăn uống đầy đủ các thực phẩm, cũng đã có thể được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng. Trong đó còn có cả các loại vitamin bao gồm cả vitamin B1 với hàm lượng phù hợp. Tuy nhiên vẫn có những đối tượng với thể trạng yếu hoặc có mắc các vấn đề về bệnh lý gây thiếu hụt vitamin B1 thì nên được tăng cường bổ sung thêm vi chất này.       

Vậy thì vitamin B1 uống lúc nào mới thật sự đem lại hiệu quả? Để trả lời cho câu hỏi này thì các nhà khoa học chuyên khoa dinh dưỡng cũng đã từng tìm hiểu và nhận ra rằng hầu hết các loại vitamin, kể cả vitamin B1, sẽ được hấp thụ hiệu quả nhất khi được uống vào lúc bụng rỗng. 

Ngoài ra thì vitamin B1 là một vi chất có khả năng chuyển hóa thức ăn thành nguồn năng lượng mạnh mẽ cho cơ thể vận động và phát triển. Do đó khoảng thời gian phù hợp nhất để uống dưỡng chất này là vào buổi sáng, trước bữa ăn 30 phút. Nếu như bạn đã dùng bữa và quên mất chưa uống bổ sung thì có thể uống sau khi ăn 2 tiếng để cho thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn.

Khung thời gian uống vitamin B1 giúp cơ thể hấp thụ tốt nhất. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những ai cần cân nhắc trước khi uống vitamin B1

Sau khi đã biết được nên uống vitamin B1 vào lúc nào thì tiếp theo ta tìm hiểu đến những đối tượng cần được cân nhắc cẩn trọng trước khi uống vitamin B1. Dù vitamin B1 là một loại vi chất lành tính, dễ dàng hấp thụ và ít gây tác dụng phụ, nhưng với những đối tượng đặc biệt thì khi dùng vitamin B1 vẫn cần tuân theo những lưu ý quan trọng. Sau đây là những điều cần thiết mà bạn nên cân nhắc trước khi dùng thuốc vitamin B1 đối với những đối tượng này:

  • Dùng thuốc cho người lớn vị bệnh Beriberi: Đối với đối tượng này thì đa phần sẽ tiêm bắp 3 lần mỗi ngày với dung lượng 10-20mg mỗi ngày trong vòng 2 tuần. Sau đó mới chuyển sang dùng viên uống vitamin B1 hàm lượng 5-10 mg / ngày trong vòng một tháng. Việc này cần được duy trì đều đặn cùng với việc kết hợp chế độ ăn uống đủ chất và cân bằng để có thể đem lại kết quả thuận lợi đối với bệnh tình.

  • Đối với phụ nữ mang thai đang bị viêm dây thần kinh: Nếu như xảy ra tình trạng nôn ói nặng, dễ gặp dị ứng thực phẩm thì không nên cho phụ nữ mang thai có tình trạng viêm dây thần kinh uống vitamin B1 dạng viên. Thay vào đó hãy dùng thuốc tiêm bắp 5-10 mg hàng ngày trong thời gian bác sĩ khuyến nghị.

  • Người lớn bị suy cơ tim và có ứ dịch: Đối với người lớn đang gặp trường hợp cơ tim suy và ứ dịch thì không nên dùng vitamin B1 dạng uống. Mà nên dùng thuốc tiêm từ từ qua tĩnh mạch để vi chất có thể dễ dàng hấp thụ vào trong cơ thể.

  • Người lớn bị bệnh não Wernicke: Không nên dùng thuốc mà chỉ có thể dùng dạng tiêm tĩnh mạch vitamin B1 ở những liều đầu. Do đó nếu có người thân lớn tuổi gặp phải bệnh này thì người nhà hãy hỏi lời khuyên của bác sĩ để có cách thức bổ sung vitamin hiệu quả và đúng liều lượng nhé.

  • Trẻ em mắc bệnh Beriberi: Khi bé nhà mắc phải bệnh Beriberi thì người thân trong gia đình nên dùng 10-25mg dạng tiêm bắp hoặc tĩnh mạch cho bé hàng ngày nếu bệnh nặng. Hoặc nếu trẻ sợ hãi việc tiêm thuốc thì có thể dùng viên uống 10-50mg cho trẻ uống hàng ngày trong vòng 2 tuần đầu. Sau đó thì chuyển sang dùng thuốc với liều lượng 5-10mg cho trẻ uống mỗi ngày ở 1 tháng tiếp theo. 

Phụ nữ mang thai cần được quan tâm khi sử dụng bổ sung vitamin B1. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đây là những điều cần cân nhắc thận trọng trước khi cho đối tượng thiếu hụt dưỡng chất bổ sung vitamin B1 bằng cách uống. Vì đôi khi dựa vào từng tình trạng bệnh lý cụ thể mà người đó sẽ cần được tiêm thuốc bổ sung ở khoảng thời gian đầu hơn. Ngoài ra thì trước khi dùng thuốc cũng cần có sự tư vấn kỹ càng từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để biết chính xác liều lượng cũng như cách thức sử dụng cho người bệnh.

Một số lưu ý quan trọng cần ghi nhớ trước khi uống vitamin B1

Việc đầu tiên mà bạn cần phải xác định trước khi uống vitamin B1, đó là kiểm tra kỹ xem mình hoặc đối tượng đó có thật sự cần tăng cường bổ sung thuốc vitamin hay không. Bởi vì như đã nói thì trong khẩu phần ăn bình thường, chúng ta đã được cung cấp gần như đầy đủ lượng vi chất phù hợp. Vậy thì dấu hiệu nào chứng tỏ bạn đang thiếu vitamin B1? Các biểu hiện sau đây chính là dấu hiệu mà bạn cần phải lưu tâm:

  • Cảm thấy thiếu sức sống, mỏi mệt và không có hứng thú với các hoạt động ngoài trời.

  • Cảm giác ăn không ngon miệng, chán ăn và sụt cân nhanh chóng.

  • Trí nhớ cũng như khả năng tư duy cũng giảm sút nghiêm trọng, dẫn đến dây thần kinh trở nên nhạy cảm, dễ bị tổn thương.

  • Nặng hơn có thể dễ bị rối loạn tiêu hóa, các bệnh về đường ruột như tiêu chảy.

  • Trầm trọng hơn, nếu thiếu vitamin B1 về lâu dài sẽ dễ bị cáu gắt, stress nặng, thậm chí là bệnh trầm cảm

Xem thêm: Những mẹo hay khi dùng vitamin B1 đắp mặt dưỡng ẩm và chăm sóc da mềm mịn

Những lưu ý quan trọng cần ghi nhớ trước khi uống vitamin B1. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sau khi đã xác định được mình hoặc người đối tượng đó cần bổ sung tăng cường vitamin B1, thì tiếp theo cần phải tìm đến lời khuyên từ các cơ sở y tế uy tín để xác định được liều thuốc cần dùng cũng như tần suất phù hợp. Trong quá trình điều trị bệnh cũng như bổ sung vitamin B1 thì nên lưu ý những điều sau để vi chất có thể hấp thụ vào cơ thể dễ dàng và phát huy hiệu quả vai trò của nó:

  • Không uống trà hoặc cà phê trong lúc bổ sung vitamin B1: Lý do nằm ở việc trà và cà phê có chứa chất tanin có khả năng tương tác và loại bỏ vitamin B1 có trong cơ thể. Do đó mà khi để người bệnh dùng trà, cà phê cùng lúc với việc bổ sung vi chất sẽ khiến cho hiệu quả giảm sút, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất là nên đợi 1-2 tiếng sau khi bổ sung vitamin, hoặc có thể tạm thời hạn chế dùng trà và cà phê trong khoảng thời gian điều trị.

  • Chất trong động vật có vỏ và cá có khả năng phân giải vitamin B1: Dựa vào một số nghiên cứu khoa học từ các chuyên gia động vật học và dinh dưỡng sức khỏe, họ đã tìm ra rằng trong động vật có vỏ như nghêu, sò, ốc, hến,... và các loài cá đều có chứa chất gây phá hủy vitamin B1. Từ đó dẫn đến việc thiếu hụt vi chất này một cách nhanh chóng nếu ăn quá nhiều. Vì vậy trong khoảng thời gian bổ sung vi chất thì bệnh nhân nên được hạn chế dùng động vật có vỏ và các loài cá trong khẩu phần ăn của mình.

  • Chỉ bổ sung khi thật sự cần thiết: Đây chỉ như là một lời nhắc nhở, tuy rằng chưa có trường hợp xuất hiện độc tính khi sử dụng dư thừa vitamin B1. Nhưng ta vẫn cần phải lưu ý về việc sử dụng một cách phù hợp, không quá lạm dụng nó khi cơ thể đã khỏe mạnh hoặc chưa thật sự cần thiết theo lời của bác sĩ.

  • Một số thuốc gây ảnh hưởng đến nồng độ vitamin B1: Được biết thì vitamin B1 là một chất dinh dưỡng ít gây tương tác với các thuốc khác. Tuy nhiên vẫn có một vài loại thuốc có thể ảnh hưởng đến nồng độ vitamin B1 có trong cơ thể, gây suy giảm vi chất như là thuốc Furosemide, đây là thuốc lợi tiểu được sử dụng để điều trị bệnh phù và tăng huyết áp. Ngoài ra còn có thuốc Fluorouracil, một loại thuốc hóa trị liệu nhằm điều trị ung thư dạ dày và đại trực tràng,... cũng có khả năng gây suy giảm vitamin trong cơ thể. Do đó khi dùng bất cứ thuốc gì cũng đều cần đến sự tư vấn trực tiếp từ bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng ngoài ý muốn.

  • Thận trọng khi tiêm vitamin B1 vì có thể chứa nhôm: Việc này xảy ra khi một số loại thuốc bổ sung vi chất này có chứa nhôm, cần được sử dụng một cách thận trọng với người mắc bệnh suy thận, đặc biệt là ở các bé sinh non. Do nó có thể gây tích tụ nhôm lâu dài dẫn đến nhiễm độc trong tương lai.

Bổ sung vi chất thông qua những thực phẩm giàu vitamin B1. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hơn nữa, còn một điều quan trọng mà bạn cần lưu ý, nếu như thể trạng của người cần bổ sung thường dễ bị mẫn cảm và dị ứng thì cần có sự quan sát kỹ lưỡng các biểu hiện khi dùng thuốc. Một vài biểu hiện theo cấp độ mà bạn nên biết:

  • Cấp độ nhẹ: Bồn chồn, buồn nôn, ra mồ hôi nhiều,...

  • Cấp độ nặng: Phát ban gây ngứa, tức ngực, sưng mặt, lưỡi, cổ và họng,... Lúc này bệnh nhân cần được đến cơ sở y tế để kiểm tra càng sớm càng tốt.

  • Cấp độ nghiêm trọng: Ở cấp độ này, bệnh nhân có thể bị sốc phản vệ và thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Do đó khi thấy các biểu hiện quá bất thường, cần phải đưa đối tượng đến bệnh viện ngay lập tức để kịp thời điều trị sức khỏe.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết nhằm trả lời cho câu hỏi :”Nên uống vitamin B1 vào lúc nào là đem lại hiệu quả cao nhất?”. Mong rằng bạn đã có được những kiến thức bổ ích cho chính mình và gia đình khi có cần đến biện pháp bổ sung tăng cường vitamin B1 nhé!

1. A medicine for treating vitamin B1 deficiency - Truy cập ngày 5/7/2022

https://www.nhs.uk/medicines/thiamine-vitamin-b1/

2. Vitamin B1 (Thiamin): Foods, benefits, and deficiency symtomps

https://www.medicalnewstoday.com/articles/219545#benefits

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!