zalo
Bà bầu tháng thứ 7 bị phù chân có nguy hiểm không? Giải pháp khắc phục mẹ cần biết
Thai kỳ

Bà bầu tháng thứ 7 bị phù chân có nguy hiểm không? Giải pháp khắc phục mẹ cần biết

Đào Nhàn
Đào Nhàn

19/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Từ tháng thứ 7 của thai kỳ, hiện tượng phù chân xuất hiện ở rất nhiều thai phụ gây cảm giác khó chịu. Vậy nguyên nhân nào khiến bà bầu tháng thứ 7 bị phù chân và cách khắc phục ra sao? Các bạn hãy cùng Monkey tìm hiểu rõ vấn đề trong bài viết này. 

Nguyên nhân khiến bà bầu tháng thứ 7 bị phù chân

Phù chân là một hiện tượng sinh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai. Tùy vào từng cơ địa của mẹ bầu mà nó có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào của thai kỳ. Theo thống kê thì có đến 75% bà bầu tháng thứ 7 bị phù chân đến hết thai kỳ và 25% thai phụ còn lại không gặp hiện tượng này.

Triệu chứng bị phù chân ở phụ nữ mang thai 7 tháng được thể hiện rõ nhất từ phần cổ chân trở xuống, cả bàn chân và cổ chân bị sưng lên, phù nề. Các triệu chứng này không khiến thai phụ cảm thấy đau đớn nhưng lại khiến mẹ cảm thấy bất tiện, khó chịu và không thoải mái.

Nhiều lý do khiến bà bầu tháng thứ 7 bị phù chân. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hầu hết những triệu chứng này thường giảm hoặc biến mất sau khi nằm nghỉ ngơi lâu. Đó là lý do vì sao các chuyên gia thường khuyến cáo các mẹ bầu bị phù chân nên nằm nghỉ ngơi nhiều.

Các bác sĩ sản khoa cho biết, bà bầu tháng thứ 7 bị phù chân thường là do 3 nguyên nhân chính sau đây:

  • Những thay đổi trong máu: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bà bầu tháng thứ 7 bị phù chân. Trong giai đoạn này, cơ thể sản xuất ra lượng máu nhiều hơn tới 50% so với bình thường để nuôi thai nhi. Điều này đã vô tình gây ra hiện tượng sưng phù cơ thể của mẹ bầu.

  • Máu khó lưu thông đến tim: Càng gần cuối thai nhi, thai nhi càng phát triển mạnh khiến áp lực trong ổ bụng tăng cao, đồng thời gây sức ép lên các tĩnh mạch vùng chậu. Từ đó, quá trình lưu thông máu đến tim cũng bị cản trở. 

  • Rối loạn nội tiết: Sự thay đổi của nội tiết tố khi mang thai khiến lượng máu trong cơ thể dồn về đôi chân nhiều hơn và hàm lượng muối tăng cao. Trong khi đó, hàm lượng kali của cơ thể lại bị giảm đi khiến chân tay mẹ bầu càng nặng nề hơn.

Bà bầu tháng thứ 7 bị phù chân cảm thấy rất khó chịu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài những lý do chính trên thì còn nhiều lý do khác khiến bà bầu bị phù chân như:

  • Sự tăng vọt về trọng lượng khi mang thai đè nén lên đôi chân của mẹ bầu

  • Đi giày dép chật khiến chân bị gò bó, khó chịu, có thể gây viêm kẽ chân

  • Mẹ bầu đứng hoặc ngồi lâu một chỗ

  • Chế độ ăn thiếu kali, nhiều muối và caffeine không tốt cho bà bầu tháng thứ 7 bị phù chân

  • Thời tiết nóng nực

Bà bầu tháng thứ 7 bị phù chân nguy hiểm như thế nào?

Hiện tượng phù chân bình thường không gây đau đớn cho bà bầu, sau khi mẹ sinh em bé thì các triệu chứng cũng sẽ mất đi. Tuy nhiên, trong giai đoạn bà bầu tháng thứ 7 bị phù chân sẽ có cảm giác khó chịu và một số ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Hiện tượng phù chân gây nhiều hại cho sức khỏe bà bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cụ thể, thận là bộ phận phải chịu áp lực làm việc lớn hơn vì đây là cơ quan có vai trò lọc và đào thải chất lỏng, chất độc hại ra ngoài cơ thể. Khi lượng chất lỏng trong cơ thể tăng lên khiến thận phải làm việc nhiều hơn, cung cấp nước cho các bộ phận trên cơ thể.

Bên cạnh đó, khi chất lỏng tích tụ gây phù chân sẽ cản trở quá trình tuần hoàn máu từ chân về tim, ảnh hưởng đến hoạt động của tim.

Điều đáng nói là trong nhiều trường hợp bà bầu tháng thứ 7 bị phù chân còn là dấu hiệu cảnh báo biến chứng tiền sản giật có thể xảy ra. Đây là một trong 5 biến chứng thai kỳ nguy hiểm nhất đối với cả mẹ bầu và thai nhi nên các mẹ tuyệt đối không thể chủ quan.

Vì vậy, để có hướng xử lý kịp thời, các mẹ bầu cần đi khám ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường sau:

  • Chân, tay và mặt sưng lên bất ngờ

  • Mẹ bầu bị đau đầu dữ dội

  • Thị lực có vấn đề, nhìn mọi thứ bị chói, bị nhòe.

  • Mẹ bầu bị hoa mắt, chóng mặt khi đứng lên, ngồi xuống

  • Huyết áp tăng cao

  • Xuất hiện triệu chứng nôn mửa

  • Các xương sườn bị đau.

Bà bầu tháng thứ 7 bị phù chân cần đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, bà bầu tháng thứ 7 bị phù chân cũng cần chú ý đến tình trạng một chân bị phù nhiều hơn chân còn lại và bắp chân, đùi bị đau. Hiện tượng này cảnh báo mẹ bầu có thể bị hình thành cục máu đông.

Để tránh những nguy hiểm có thể xảy ra cho cả mẹ và bé, tốt nhất thai phụ cần chú ý đi khám định kỳ, xét nghiệm nước tiểu và máu theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Điều này nhằm mục đích đánh giá sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé, đồng thời tầm soát những nguy cơ có thể xảy ra.

Xem thêm:

Biện pháp giảm phù chân cho bà bầu tháng thứ 7

Phù chân khi mang thai tuy xảy ra phổ biến nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ không tốt cho thai kỳ. Chính vì vậy, bà bầu tháng thứ 7 bị phù chân tuyệt đối không nên chủ quan với những triệu chứng bất thường. 

Nằm ngủ nghiêng giúp cải thiện chứng phù chân ở bà bầu tháng thứ 7. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dưới đây là những phương pháp hữu ích giúp mẹ bầu giảm bớt triệu chứng phù chân:

  • Không đứng, ngồi quá lâu một chỗ. Khi ngồi nên duỗi thẳng chân thay vì vắt chéo khiến máu khó lưu thông.

  • Khi nằm ngủ nên kê cao chân bằng gối.

  • Chườm đá vào chân khi hiện tượng phù nề quá khó chịu.

  • Thường xuyên massage, ngâm chân với nước ấm trước khi ngủ để máu tuần hoàn tốt hơn.

  • Nên tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn hàng ngày bằng cách đi bộ, tập yoga, đạp xe, bơi lội để cải thiện máu lưu thông, giảm bớt phù nề và hiện tượng chuột rút.

  • Ngủ nghiêng người sang trái để tử cung không gây áp lực lên các tĩnh mạch.

  • Không mặc quần áo bó sát khiến máu khó lưu thông hơn.

  • Đi giày, dép thoải mái, không đi giày, dép chật, đặc biệt là đi dép cao gót.

  • Sử dụng bàn chải khi tắm để quá trình lưu thông máu tốt hơn.

  • Uống nhiều nước mỗi ngày để cơ thể không bị mất nước.

  • Giữ mát cho cơ thể trong thời tiết nóng bức.

  • Chế độ ăn uống hàng ngày cần tránh những thực phẩm gây hại cho sức khỏe và khiến tình trạng phù chân nặng hơn như: đồ ăn mặn, đồ ăn chế biến sẵn (khoai tây, thịt hộp,...), trà, caffeine,...

  • Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu kali như: cải bó xôi, đậu nành, dưa chuột, chuối, nước cam, sữa chua,...

Tóm lại, bài viết này đã cung cấp những kiến thức liên quan đến vấn đề bà bầu tháng thứ 7 bị phù chân rất chi tiết. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt các triệu chứng khó chịu và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Swelling During Late Pregnancy - Ngày truy cập: 16/07/2022

https://www.msdmanuals.com/home/women-s-health-issues/symptoms-during-pregnancy/swelling-during-late-pregnancy

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey