zalo
Mẹ bầu 40 tuần chưa chuyển dạ phải làm sao?
Thai kỳ

Mẹ bầu 40 tuần chưa chuyển dạ phải làm sao?

Thúy Anh
Thúy Anh

09/06/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Mẹ bầu 40 tuần chưa chuyển dạ là hiện tượng khá nhiều người đang gặp phải. Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng này như: Thừa cân, béo phì hoặc do mẹ đi khám thai quá muộn…

Sự phát triển của thai 40 tuần tuổi

Khi mang thai ở tuần cuối, hình dáng, các bộ phận của con đã phát triển toàn diện. Trung bình cân nặng của con khoảng 3,4kg và dài 50,8cm, tuỳ thuộc vào sự phát triển của mỗi thai nhi. Em bé cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. 

Làn da của con sẽ có màu đỏ tím dần chuyển sang đỏ hồng. Cũng có một vài trường hợp, chân tay của con có thể hơi xanh vì tuần hoàn máu vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện. 

Da con có thể bị khô do lớp sáp Vernix hoạt động như một loại kem dưỡng ẩm đã rụng gần hết. Vì thế, khi con chào đời mẹ nên chuẩn bị sẵn cho con loại kem dưỡng ẩm để cải thiện tình trạng này.

Sự phát triển của thai 40 tuần tuổi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tại sao mẹ bầu 40 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ?

Thông thường, cơn chuyển dạ sẽ được diễn ra theo đúng dự đoán ngày sinh của bác sĩ. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp sinh muộn hơn. Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu 40 tuần chưa chuyển dạ: 

  • Mẹ cung cấp sai thông tin ngày bắt đầu chu kỳ kinh cuối dẫn đến tình trạng bác sĩ dự đoán ngày sinh sai.

  • Đi khám thai quá muộn: Qua 3 tháng đầu thai kỳ mẹ mới đi khám sẽ rất khó để bác sĩ dự đoán chính xác ngày dự sinh.

  • Sự phát triển bất thường ở thai nhi hoặc nhau thai.

  • Mẹ bị thừa cân, béo phì do ăn uống quá nhiều chất dinh dưỡng khiến thai quá lớn dẫn tới sinh quá ngày. 

  • Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình đã từng có người mang thai quá ngày sinh thì tỉ lệ gặp lại ở thế hệ tiếp theo rất cao. 

Tại sao mẹ bầu 40 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu 40 tuần chưa chuyển dạ có sao không?

Ở tuần cuối thai kỳ, em bé có thể chào đời bất cứ lúc nào, không nhất thiết theo đúng ngày dự sinh. Có một vài trường hợp mẹ bầu 40 tuần chưa chuyển dạ khiến người mang thai bồn chồn và lo lắng. 

Thực tế, đây là hiện tượng khá bình thường bởi: Theo thống kê, chỉ có 10% trẻ sơ sinh được sinh đúng ngày đã dự định. Đa số trẻ đều được sinh ra từ tuần thứ 37 đến 41, thậm chí là sau tuần 42. Tuy nhiên, trường hợp này cũng khá hiếm nên các mẹ cũng không cần quá lo lắng. 

Ngày dự sinh được đưa ra khi bác sĩ đã ước tính từ ngày chu kỳ kinh nguyệt cuối của mẹ, cộng thêm 9 tháng 10 ngày và có thể thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của thai kỳ. 

Mẹ bầu 40 tuần chưa chuyển dạ có sao không? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dù vậy, mẹ bầu cũng không được chủ quan mà cần theo dõi sát sao các triệu chứng của cơ thể và thai nhi hàng ngày. Nếu cơn chuyển dạ đến quá trễ có thể gây nguy hiểm tới sức khoẻ của hai mẹ con thai phụ. Một số rủi ro nếu thai để quá ngày dự sinh: 

  • Thai quá lớn hoặc thai nghén quá kỳ. 

  • Có phân trong phổi thai nhi gây hiện tượng khó thở. 

  • Lượng ối giảm khiến dây rốn bị chèn ép, hạn chế lượng oxy cung cấp cho thai nhi. 

  • Thai nhi bị chết lưu.

  • Nhiễm trùng hoặc xuất huyết sau sinh ở thai phụ. 

Tuy đây chỉ là một số trường hợp hi hữu có thể xảy ra, nhưng mẹ vẫn nên đến bệnh viện thăm khám và lắng nghe ý kiến của bác sĩ. 

Thai phụ nên làm gì nếu chưa có dấu hiệu sinh?

Dù đã cận ngày sinh mà mẹ vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì cũng không cần quá lo lắng. Thay vào đó, các mẹ bầu có thể áp dụng những cách sau để giải toả căng thẳng, lo âu. 

Thư giãn

Mẹ bầu 40 tuần chưa chuyển dạ thường sẽ cảm thấy hoảng sợ và lo lắng. Điều này không hề tốt cho sức khỏe của mẹ. Vì thế, bà bầu cần cải thiện tâm lý, thư giãn cơ thể và kiên nhẫn chờ đợi. Đây là điều duy nhất mẹ nên làm trong lúc này. 

Mẹ có thể dành nhiều thời gian tâm sự với bạn bè, người thân hoặc đọc những cuốn sách có nội dung tích cực thay vì nghĩ tới các cơn chuyển dạ. 

Thiền

Ngồi thiền là một bộ môn vô cùng tuyệt vời giúp trấn an tinh thần cho các bà bầu ngay lúc này. Thiền có tác dụng kiểm soát trạng thái căng thẳng, stress cực tốt giúp cơ thể mẹ thư giãn hơn. 

Mẹ bắt đầu ngồi trong tư khoanh chân lại, giữ thẳng lưng, hai tay thả lỏng trên đầu gối, đan các ngón tay vào với nhau. Mỗi ngày thai phụ nên thực hiện động tác này 5 phút là đủ.

Nghỉ ngơi và ngủ

Dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc 8 tiếng/ngày sẽ giúp mẹ giảm cơn mệt mỏi, khó chịu, thư giãn và trẻ hoá da.

Mẹ nên nghỉ ngơi và ngủ nhiều. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Làm việc theo sở thích cá nhân

Nếu mẹ yêu thích đọc sách, vẽ tranh hoặc cắm hoa, trang trí phòng… thì đây chính là khoảng thời gian thích hợp nhất. Bởi, chỉ khi được làm những điều mình thích, thỏa mãn niềm đam mê, là cách giúp mẹ sẽ giải tỏa được căng thẳng, lo âu.

Thử leo cầu thang

Leo cầu thang ở tuần 40 quả thật không dễ dàng chút nào đối với người đang mang bầu. Tuy nhiên đây lại là cách tốt để thúc đẩy mẹ bầu chuyển dạ vào thời gian này, bởi nó có thể sẽ gây lực áp lên khung xương chậu từ đó kích thích chuyển dạ. 

Bổ sung một số thực phẩm giúp kích thích chuyển dạ

Mẹ có thể bổ sung thực phẩm có khả năng kích thích tử cung co thắt như: Dứa, đu đủ xanh, cam thảo đen, tỏi, trà lá mâm xôi đỏ, trà thì là, húng tây, kinh giới, táo tàu… 

Đây hầu hết là những thực phẩm được khuyến khích mẹ bầu không nên sử dụng trước đó bởi trong chúng có chứa thành phần: Prostaglandin, Glycyrrhizin… giúp làm mềm cổ tử cung và kích thích sinh sớm. 

Trà thì là có thể kích thích chuyển dạ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Mẹ bầu tuần 40 - Đếm ngày đón con chào đời!

Phải làm gì nếu thai quá ngày sinh?

Đã quá ngày sinh mà mẹ bầu vẫn chưa thấy bất cứ dấu hiệu chuyển dạ nào thì nên làm những điều sau: 

Các xét nghiệm cần làm

Một số xét nghiệm mẹ nên thực hiện: 

  • Theo dõi Monitor kiểm tra sức khỏe thai nhi. 

  • Đo nhịp tim thai Non-stress Test: Thời gian đo nhịp tim của thai nhi diễn ra khoảng 20 phút. Kết quả ghi nhận được có thể là phản ứng tốt hoặc không tốt. Dù kết quả phản ứng không tốt vẫn chưa thể kết luận thai nhi không khỏe. Để có kết quả chính xác nhất mẹ bầu nên thực hiện thêm một số xét nghiệm khác mà bác sĩ đưa ra. 

  • Trắc đồ sinh vật lý: Đây là bảng trắc nghiệm liên quan đến kết quả theo dõi nhịp tim của thai nhi. Kết quả của xét nghiệm này sẽ đánh giá được tình hình sức khoẻ của thai nhi trên nhịp tim, hơi thở và chuyển động, trương lực cơ. 

  • Xét nghiệm CST: Đây là theo dõi phản ứng của tim thai với các cơn gò tử cung. Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm Hormone Oxytocin vào cơ thể mẹ qua đường tĩnh mạch để tạo cơn co thắt giống như khi đang chuyển dạ thật. Kết quả nhận được sẽ giúp bác sĩ nắm rõ được tình hình sức khoẻ của thai nhi như thế nào. 

Theo dõi Monitor ở bà bầu tuần thứ 40. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Áp dụng biện pháp giục sinh

Quá ngày dự sinh mà mẹ bầu vẫn chưa có cơn chuyển dạ, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp giục sinh. Phương pháp này sẽ kích thích tử cung mở ra và kích thích cho quá trình chuyển dạ.

Một số cách giục sinh bác sĩ sẽ thực hiện:

  • Tách ối: Là phương pháp tách màng ối ra khỏi thành tử cung. Bác sĩ sẽ tiến hành đeo bao tay đảm bảo an toàn vệ sinh rồi dùng ngón tay thực hiện tách ối. 

  • Phá vỡ túi ối: Là cách tạo một lỗ nhỏ trên túi nước ối nhằm làm vỡ ối, từ đó kích thích chuyển dạ nhanh hơn. 

  • Tiêm Oxytocin: Là một loại thuốc có tác dụng tạo ra các cơn co thắt chuyển dạ. Thuốc sẽ được bơm theo đường tĩnh mạch vào cánh tay của mẹ bầu. Liều lượng có thể tăng dần theo thời gian và cần được theo dõi phản ứng của thai phụ cẩn thận.

  • Đặt thuốc có chứa thành phần tương tự Prostaglandin trong âm đạo để làm chín muồi cổ tử cung. 

  • Làm giãn nở cổ tử cung bằng cách đặt ống thông có gắn một quả bong bóng nhỏ vào cuối cổ tử cung. Sau khi nước được bơm đầy vào quả bóng sẽ tác động áp lực giúp cổ tử cung mở ra và khơi mào cho quá trình chuyển dạ. 

Phương pháp giục sinh là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lưu ý: Khi thực hiện phương pháp này có thể gây nên một số rủi ro: Nhịp tim thai bị thay đổi, tử cung co bóp quá mạnh, nhiễm trùng hoặc khởi phát chuyển dạ không có tác dụng… Do đó, khi mẹ bầu hơn 40 tuần chưa chuyển dạ nên đi khám ngay để được đưa ra những biện pháp can thiệp phù hợp. 

Thai 40 tuần tuổi chưa chuyển dạ có nên mổ không?

Tuỳ vào kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ chỉ định mổ hoặc áp dụng phương pháp kích thích chuyển dạ sinh thường. 

Trong trường hợp có dấu hiệu suy thai, bác sĩ tiến hành mổ bắt thai ngay lập tức, đồng thời áp dụng các biện pháp khác nhằm đảm bảo sức khỏe của trẻ sơ sinh một cách tốt nhất. 

Đối với các trường hợp sản phụ có sức khoẻ bình thường, bác sĩ vẫn ưu tiên phương pháp sinh tự nhiên. Lúc này, thai phụ tiếp tục được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo sinh thường khỏe mạnh, trẻ sinh ra có sức khỏe tốt nhất. 

Thai 40 tuần tuổi chưa chuyển dạ có nên mổ không? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu 40 tuần chưa chuyển dạ tuy không nguy hiểm nhưng cũng không được chủ quan. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả hai mẹ con, tốt nhất người mang thai nên đến bệnh viện thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để bác sĩ đưa ra can thiệp phù hợp nhất. 

40 Weeks Pregnant With No Sign of Labor: What to Do When You're Overdue - Truy cập ngày 4/06/2022

https://www.parents.com/pregnancy/giving-birth/preparing-for-labor/when-youre-overdue/

Pregnancy and birth: When your baby’s due date has passed - Truy cập ngày 4/06/2022

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279571/

 

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!