zalo
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà và những điều mẹ cần biết
Thai kỳ

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà và những điều mẹ cần biết

Thúy Anh
Thúy Anh

24/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Để xác định được chính xác bản thân có bị tiểu đường thai kỳ hay không thì mẹ cần đến bệnh viện kiểm tra. Nếu chưa thể làm điều này ngay thì cách xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà sẽ giúp phát hiện bệnh sớm.

Tại sao mẹ bầu nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Tiểu đường là loại bệnh lý nguy hiểm với nhiều diễn biến phức tạp. Bệnh xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng với phụ nữ mang thai thì đặc biệt cần lưu ý. Đái tháo đường thai kỳ không có dấu hiệu bất thường nên khó phát hiện.

Nếu không được kiểm soát hoặc kiểm soát muộn thì bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ khiến lượng đường huyết tăng cao. Mẹ bầu và thai nhi phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Mẹ có nguy cơ bị đa ối, rối loạn tuần hoàn, huyết áp cao, tiền sản giật, sảy thai, sinh non, băng huyết sau sinh, tỷ lệ sinh mổ cao, hôn mê sâu. Đối với thai nhi có mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì sẽ rối loạn tăng trưởng, tăng tỷ lệ bị dị tật bẩm sinh, thai lưu, trẻ sơ sinh vàng da, thừa cân, suy hô hấp sau sinh…

Tại sao mẹ bầu nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chính vì sự nguy hiểm của bệnh nên việc xét nghiệm dung nạp glucose ở sản phụ là điều quan trọng. Mẹ cần thực hiện xét nghiệm này từ tuần thai thứ 24 đến tuần 28.

Khi nào cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Những thời điểm quan trọng mà phụ nữ chuẩn bị có thai và mẹ bầu cần lưu ý tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là:

  • Lần khám thai đầu tiên: Bác sĩ sẽ xét nghiệm để đánh giá yếu tố nguy cơ.

  • Ở thai phụ không có yếu tố nguy cơ: Kết quả xét nghiệm đường huyết lúc đói đạt trên 92 mg/dL. Phụ nữ mang thai cần tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp đường khi ở tuần thai 24 - 28.

  • Ở thai phụ có yếu tố nguy cơ: Tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp đường trong 3 tháng đầu khám thai. Nếu kết quả xét nghiệm là bình thường thì mẹ cũng cần lặp lại khi thai được 24 - 28 tuần.

Khi nào cần test tiểu đường thai kỳ? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách tốt nhất để thực hiện tầm soát bệnh là đến bệnh viện uy tín. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu chưa có điều kiện đi ngay thì vẫn có thể tự thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà.

Những ai nên xét nghiệm tiểu đường tại nhà?

Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai nên áp dụng liệu pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà nếu nhận thấy bản thân đang có yếu tố nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Bị cao huyết áp, tim mạch, kết quả xét nghiệm thấy nồng độ chất béo trung tính triglyceride cao.

  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường.

  • Mẹ bầu đang gặp phải hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS).

  • Thừa cân, béo phì.

  • Có thói quen tiêu thụ nhiều chất đường bột.

  • Căng thẳng thần kinh trong thời gian dài.

  • Hút thuốc lá.

Những ai nên test dung nạp đường huyết tại nhà? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những đối tượng có biểu hiện dưới đây cần tiến hành thử xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà càng sớm càng tốt nếu chưa thể đi khám:

  • Thường xuyên mệt mỏi.

  • Cảm thấy khát nước.

  • Luôn có cảm giác đói, thậm chí bị đói ngay sau khi ăn.

  • Thị lực mờ.

  • Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường.

Mẹ thường xuyên mệt mỏi nên xét nghiệm tiểu đường càng sớm càng tốt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các biểu hiện trên thường là dấu hiệu sớm cảnh báo mẹ đã mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc tiểu đường thai kỳ. Riêng bệnh tiểu đường type 2 sẽ diễn tiến âm thầm và mẹ có thể nhận biết bệnh thông qua tình trạng nhiễm trùng nấm men, vết thương trầy xước trên da lâu lành.

Thực hiện biện pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà sẽ giúp thai phụ dễ dàng quản lý bệnh từ đầu và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Điều này cũng góp phần chẩn đoán tiền tiểu đường, từ đó giúp bác sĩ lên kế hoạch sớm để trì hoãn hoặc ngăn cản bệnh tiến triển thành tiểu đường type 2.

Hướng dẫn chi tiết cách xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà

Có 2 cách xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà bao gồm sử dụng máy đo đường huyết và kiểm tra nồng độ HbA1C.

Sử dụng máy đo đường huyết

Máy đo đường huyết là dụng cụ giúp bạn xác định mình có mắc bệnh tiểu đường hay không. Mẹ bầu cần chuẩn bị máy đo đường huyết tại nhà và biết cách lấy máu để thử tiểu đường. Thai phụ có thể tiến hành kiểm tra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày với các bước như sau:

  • Dùng xà phòng rửa tay và lau khô. Mẹ có thể dùng bông gòn có thấm cồn để vệ sinh ngón tay.

  • Lắp kim lấy máu vào ống bút của máy.

  • Đặt que thử vào máy đo đường huyết theo hướng dẫn.

  • Lấy máu, bóp nhẹ đầu ngón tay để máu chảy ra.

  • Nhỏ giọt máu đã lấy vào đầu que thử rồi kiểm tra kết quả.

Sử dụng máy đo đường huyết. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu kết quả kiểm tra cho thấy chỉ số đường huyết hiển thị là từ 200mg/dL trở lên thì đồng nghĩa với việc mẹ bầu có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.

Xét nghiệm HbA1C

Giờ đây, bạn đã có thể thực hiện xét nghiệm HbA1C ở nhà nhưng với điều kiện phụ nữ mang thai cần có một thiết bị đo phù hợp. Thiết bị này có thể được mua tại cửa hàng vật tư ý tế hoặc trang thương mại điện tử uy tín.

Các bước xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà bằng cách đo HbA1C cũng tương tự như cách sử dụng máy đo đường huyết. Một khác biệt duy nhất là sau khi lấy máu, một số thiết bị sẽ yêu cầu mẹ trộn máu với dung dịch đệm kèm theo máy rồi mới cho hỗn hợp này vào que thử.

 Xét nghiệm HbA1C. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kết quả của xét nghiệm còn tùy thuộc vào loại thiết bị bạn dùng. Có loại sẽ hiện kết quả trên màn hình tương tự như máy đo đường huyết. Loại khác sẽ cần so sánh màu sắc hỗn hợp máu và dung dịch đệm, sau đó đối chiếu với bảng kết quả.

Nếu kết quả kiểm tra HbA1C từ 6.5% trở lên thì đồng nghĩa với việc mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Ngược lại, nếu kết quả nằm trong khoảng từ 5.7 – 6.4% thì mẹ có nguy cơ bị tiền tiểu đường (theo khuyến cáo của CDC Hoa Kỳ).

Những lưu ý khi mẹ bầu xét nghiệm đường huyết tại nhà

Khi tiến hành tự test đường huyết tại nhà, thai phụ cần lưu ý:

  • Luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tự kiểm tra glucose máu tại nhà để được chỉ định và hướng dẫn chính xác, chi tiết nhất.

  • Ghi chép lại thời gian, kết quả cùng các thông tin liên quan để dễ so sánh, đối chiếu mức đường huyết của bản thân, làm cơ sở để bác sĩ theo dõi, đánh giá tiến trình điều trị.

  • Không cần liên tục kiểm tra đường huyết máu liên tục trong ngày mà quan trọng là cần đúng lịch định kỳ.

  • Que thử và máy đo phải khớp mã vạch. Nếu không khớp thì bạn cần liên hệ điểm bán để được thay đổi.

  • Không lấy máu liên tục trên cùng một ngón tay mà phải luân phiên ở các đầu ngón tay. Nếu đầu ngón tay bạn bị đau nhức thì hãy ngưng lấy máu ở ngón đó.

  • Tuyệt đối không tái sử dụng kim lấy máu và các loại que thử để tránh nguy cơ nhiễm trùng và làm kết quả đo bị sai lệch.

Lưu ý khi mẹ tự xét nghiệm đường huyết tại nhà. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ: 5 lưu ý quan trọng mẹ nhất định phải biết

Nên tự xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà hay đến bệnh viện?

Dù có nhiều cách để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà nhưng việc kiểm tra này không thể thay thế cho kết quả xét nghiệm tại bệnh viện.Tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng của bản thân mà mẹ có thể chọn tự tầm soát tại nhà.

Tại mỗi thời điểm trong ngày, mức đường huyết của cơ thể sẽ khác nhau và việc kiểm tra tại nhà chưa đủ kết luận chắc chắn bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh viện luôn được đầu tư trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao sẽ giúp bạn xét nghiệm và chẩn đoán bản thân có mắc bệnh hay không. Do đó, cách tốt nhất là mẹ hãy đến bệnh viện để xét nghiệm bệnh.

Nên tự test dung nạp đường huyết tại nhà hay đến bệnh viện? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn biết cách xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà. Đây là loại xét nghiệm quan trọng mà chị em không nên bỏ qua. Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu và đảm bảo thai nhi phát triển ổn định.

Home Blood Glucose Test - Truy cập ngày 22/04/2022

https://www.healthlinkbc.ca/tests-treatments-medications/medical-tests/home-blood-glucose-test

Monitoring your own glucose levels - Truy cập ngày 22/04/2022

https://www.tommys.org/pregnancy-information/pregnancy-complications/gestational-diabetes/monitoring-your-own-glucose-levels

How to test for diabetes at home - Truy cập ngày 22/04/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/317224

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!