zalo
Tổng hợp kiến thức về các từ nghi vấn trong tiếng Việt
Học tiếng việt

Tổng hợp kiến thức về các từ nghi vấn trong tiếng Việt

Thúy Anh
Thúy Anh

12/08/20243 phút đọc

Mục lục bài viết

Tiếng Việt là ngôn ngữ thú vị với nhiều mẫu câu, cấu trúc hay. Trong bài viết này, các em học sinh tiểu học sẽ được hiểu hơn về các từ nghi vấn trong tiếng Việt cùng mẫu câu nghi vấn, đặc điểm, chức năng và ví dụ cụ thể.

Các từ nghi vấn trong tiếng Việt là gì?

Từ nghi vấn là gì? Từ nghi vấn là một phần trong câu nghi vấn. Chức năng chính của các từ nghi vấn trong tiếng Việt là dùng để hỏi. Các loại từ nghi vấn bao gồm:

  • Đại từ nghi vấn: Ai, nào, gì, bao nhiêu, như thế nào, đâu, bao giờ, vì sao, tại sao…

Ví dụ: Cây bút này của ai? Chiếc bút này bao nhiêu tiền? Bao giờ bạn đi học?

  • Từ chỉ tình thái: Ư, à, hả, á, chứ, hử, chăng…

Ví dụ: Cậu đã đi học rồi à? Anh không nghe em nói gì ư?

  • Các cặp phụ từ: Đã … chưa, có … không, có phải … không, … xong chưa

Ví dụ: Em đã ăn cơm chưa? Cậu có phải là Linh không? Cậu có bút không?

Các từ nghi vấn trong tiếng Việt là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Câu nghi vấn là gì?

Câu nghi vấn được dùng rất nhiều trong giao tiếp và trong đời sống hàng ngày, trong các tác phẩm văn học. Thế nào là câu nghi vấn? Câu nghi vấn là một dạng câu dùng để hỏi ai đó về vấn đề mà bạn cần được giải đáp khi chưa biết hoặc chưa hiểu. Cuối câu nghi vấn thường có dấu chấm hỏi.

Chức năng của câu nghi vấn là gì? Câu hỏi nghi vấn trong tiếng Việt được sử dụng với mục đích là hỏi để được giải đáp điều mình chưa biết, đang thắc mắc hoặc đang băn khoăn muốn tìm câu trả lời. Thông thường, câu nghi vấn sẽ nêu quan điểm của bản thân về một sự vật, hiện tượng nào đó. Quan điểm này thường dựa trên suy đoán và người nói không chắc chắn về câu trả lời.

Câu nghi vấn là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đặc điểm của câu nghi vấn

Trong tiếng Việt, câu nghi vấn thường có những đặc điểm sau:

  • Dùng để đặt câu hỏi hoặc câu cảm thán, có tác dụng giải quyết một vấn đề cụ thể.

  • Dấu chấm hỏi thường xuất hiện cuối câu.

  • Chỉ dùng trong giao tiếp hàng ngày, văn chương, tiểu thuyết, tác phẩm văn học, không thường xuất hiện trong hợp đồng, văn bản.

  • Câu hỏi thường có các từ nghi vấn nào? Cuối câu nghi vấn có chứa các từ, cụm từ nghi vấn như sao, rồi, sao vậy, ra sao, vì sao…

Đặc điểm của câu nghi vấn là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các loại câu nghi vấn và ví dụ câu nghi vấn cụ thể

Có nhiều loại câu nghi vấn trong tiếng Việt. Mỗi loại câu thường mang một tính năng và ý nghĩa nhất định. Chúng bao gồm:

Có 5 loại câu phủ định. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Câu nghi vấn dùng để hỏi hoặc thắc mắc một vấn đề nào đó: Loại câu này rất thường xuyên được bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Kiến thức là đại dương vô tận nên có rất nhiều điều không thể biết được mà chúng ta cần phải hỏi. Ví dụ: Vì sao lại có mưa?

  • Câu cầu khiến: Dạng câu này rất khó để nhận biết vì dù là câu nghi vấn nhưng về mặt ngữ nghĩa thì nó lại là câu cầu khiến. Tác dụng của loại câu này là giúp người nói, người viết miêu tả được vấn đề quan trọng. Ví dụ như trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố có câu: “Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!” thì câu “Còn sống đấy à?” có chức năng là câu cầu khiến. Người hỏi không có mục đích xem người được hỏi đã chết chưa mà nhằm mục đích đòi tiền sưu (thuế).

  • Phủ định: Dạng câu này dùng để phủ nhận, phản đối ý kiến, bộc lộ thái độ không tin vào lời nói mà người khác đưa ra. Ví dụ: “Dương, sao chiều nay con không đi học thêm Toán?” và Dương trả lời: “Vì sao mẹ lại hỏi con như thế?”. Câu trả lời của Dương đã phủ định lại câu hỏi của mẹ và có ý nghĩa là cậu có đi học thêm Toán.

  • Khẳng định: Dạng câu này dùng để khẳng định hành động, sự việc nào đó chắc chắn sẽ xảy ra hoặc đã xảy ra. Ví dụ: Con không làm vỡ bình hoa thì ai làm?

  • Bộc lộ tình cảm, cảm xúc: Dạng câu nghi vấn này được dùng để diễn ra cảm xúc vui, buồn, giận dỗi, hờn, ghen, tức giận, tiếc nuối… của con người. Câu này thường được dùng nhiều trong tất cả các thể loại văn học, thơ và truyện. Ví dụ như câu thơ “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”.

Để giúp các bạn nhỏ nắm tốt kiến thức về câu nghi vấn và các từ nghi vấn trong tiếng Việt, bố mẹ có thể cho con luyện tập trên ứng dụng VMonkey. ứng dụng với hơn 750 truyện tranh tương tác, hơn 350 sách nói, các bài học trên VMonkey giúp con xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc, hỗ trợ tốt việc học trên lớp. 

VMonkey - Xây Dựng Nền Tảng Tiếng Việt Vững Chắc Cho Trẻ. (Ảnh: Monkey)

VMonkey có gì mà được hàng triệu ba mẹ Việt tin tưởng lựa chọn cho con học? Video dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi này. 

>>> Học thử và nhận tư vấn miễn phí ứng dụng học tiếng Việt VMonkey ngay: TẠI ĐÂY

Một số bài tập liên quan đến câu nghi vấn

Dưới đây là một số bài tập về câu nghi vấn và các từ để hỏi trong tiếng Việt đã được chọn lọc, ba mẹ có thể tham khảo để đồng hành cho con học tại nhà. 

Bài 1. Đặt câu nghi vấn với những từ được gạch chân dưới đây:

  1. Hăng hái nhất và khoẻ nhất là bác Sáu.
  2. Trước khi vào giờ học, chúng em thường cùng nhau ôn lại bài cũ.
  3. Siêu thị lúc nào cũng đông vui.
  4. Đám trẻ con xóm em thường thả diều ngoài bờ ruộng.

Trả lời:

  1. Ai hăng hái và khoẻ nhất?/ Người hăng hái và khoẻ nhất là ai?
  2. Chúng em thường làm gì trước khi vào giờ học?
  3. Siêu thị như thế nào?
  4. Đám trẻ con xóm em thường thả diều ở đâu?

Bài 2: Đặt câu nghi vấn với những từ sau: Ai, làm gì, cái gì, vì sao, bao giờ, thế nào, ở đâu.

Trả lời:

  • Ai học giỏi nhất lớp mình?

  • Bạn đang làm gì thế?

  • Anh đang cầm cái gì vậy?

  • Vì sao cô lại không đến lớp hôm nay?

  • Bao giờ bạn tan học?

  • Bài Toán này giải thế nào?

  • Nhà bạn ở đâu?

Bài 3: Tìm từ nghi vấn trong những câu hỏi sau.

  1. Có phải bạn là người học giỏi nhất lớp không?
  2. Bạn là người học giỏi nhất lớp, phải không?
  3. Bạn là người học giỏi nhất lớp à?

Trả lời:

  1. Có phải bạn là người học giỏi nhất lớp không?
  2. Bạn là người học giỏi nhất lớp, phải không?
  3. Bạn là người học giỏi nhất lớp à?

Bài 4: Đặt câu hỏi  với mỗi từ hoặc cặp từ nghi vấn vừa tìm được ở bài tập 3.

Trả lời:

  • Có phải bạn học trường Trưng Vương không?

  • Bạn muốn đi đến công viên, phải không?

  • Bạn thích vẽ à?

Bàu 5: Trong những câu dưới đây, câu nào không phải câu nghi vấn và không được dùng dấu chấm hỏi?

  1. Bạn có thích chơi thả diều không?
  2. Tôi không biết bạn có thích học vẽ không?
  3. Hãy cho tôi biết bạn thích học môn nào nhất?
  4. Ai dạy môn Toán lớp bạn đấy?
  5. Thử xem ai viết chữ đẹp hơn nào?

Trả lời:

Những câu không được dùng dấu chấm hỏi và không phải câu nghi vấn là:

2. Tôi không biết bạn có thích học vẽ không.

3. Hãy cho tôi biết bạn thích học môn nào nhất.

5. Thử xem ai viết chữ đẹp hơn nào.

Để trẻ hiểu rõ hơn về các kiến thức liên quan đến tiếng Việt, cũng như rèn luyện bài tập đa dạng, phong phú. Bố mẹ có thể tải ứng dụng VMonkey và cho con tự học hàng ngày. Với ứng dụng này, bé sẽ được tiếp xúc với bài giảng chuẩn Bộ GD&DT một cách tự nhiên thông qua hình ảnh minh họa sinh động cùng các trò chơi hấp dẫn.

TẢI NGAY hôm nay để không bỏ lỡ GIAI ĐOẠN VÀNG giúp trẻ tiếp thu kiến thức nhanh nhất cùng hàng trăm phần quà hấp dẫn đang chờ đón bé.

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ ràng về các từ nghi vấn trong tiếng Việt, khái niệm câu nghi vấn và cách sử dụng nó như thế nào. Những bài tập liên quan đến câu nghi vấn cũng được giới thiệu để bạn ghi nhớ, biết cách ứng dụng vào thực tiễn. Thường xuyên vận dụng, làm bài tập về câu nghi vấn sẽ giúp bạn áp dụng vào đời sống hàng ngày một cách dễ dàng nhất!

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!