zalo
Bị ốm nghén vào chiều tối: Dấu hiệu và cách khắc phục hiệu quả nhất!
Thai kỳ

Bị ốm nghén vào chiều tối: Dấu hiệu và cách khắc phục hiệu quả nhất!

Thúy Anh
Thúy Anh

06/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, ốm nghén là triệu chứng rất phổ biến. Tùy thuộc vào cơ địa mà thời gian nôn nghén khác nhau, có mẹ thường hay bị ốm nghén vào chiều tối

Dấu hiệu mẹ ốm nghén vào chiều tối

Theo thống kê, có đến 70% phụ nữ mang thai trải qua giai đoạn ốm nghén nhưng mỗi mẹ sẽ có mức độ, tình trạng cùng các biểu hiện khác nhau. Cụ thể là:

  • Buồn nôn: Lượng hormone trong cơ thể thay đổi đột ngột khiến mẹ dễ bị ốm nghén vào buổi chiều hoặc buổi sáng sớm.

  • Mệt mỏi và cáu kỉnh: Khi mang thai và bị nghén, tâm trạng mẹ bầu sẽ thất thường. Mẹ nên dành nhiều thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi để cuộc sống cân bằng.

  • Sợ đồ ăn: Khứu giác của thai phụ hoạt động tốt hơn so với bình thường nên sẽ bị sợ và buồn nôn khi ngửi thấy mùi hương của một loại thức ăn nào đó.

  • Sốt và ho: Đây là một triệu chứng mẹ bầu ốm nghén vào buổi chiều tối nhưng nhiều người lại lầm tưởng rằng mình đang bị cảm.

  • Hoa mắt, đầy bụng, nhức đầu, chóng mặt, tụt huyết áp…

Dấu hiệu mẹ ốm nghén vào chiều tối. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân gây nên hiện tượng ốm nghén vào buổi chiều

Triệu chứng ốm nghén có thể diễn ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, không kể ban ngày hay chiều tối. Tuy nhiên, một số yếu tố dưới đây sẽ làm tăng nguy cơ mẹ bầu bị nghén về chiều bao gồm:

  • Mệt mỏi nhiều hơn vào chiều tối: Sau một ngày hoạt động, năng lượng của cơ thể mẹ sẽ giảm xuống khiến thai phụ mệt mỏi và đói bụng. Điều này sẽ kích thích cơn nghén diễn ra nhanh hơn, số lượng nhiều hơn.

  • Xu hướng ăn nhiều vào buổi chiều tối: Việc tiêu thụ lượng thức ăn lớn vào buổi tối khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động quá mức, thai phụ bị đầy bụng và buồn nôn, nôn nhiều hơn.

  • Tâm trạng dễ tủi thân và suy nghĩ nhiều vào buổi chiều: Sau một ngày sinh hoạt, mẹ bầu thường suy nghĩ, suy tư nhiều về cuộc sống, dễ tủi thân, tâm lý không tốt. Sức khỏe chung của mẹ sẽ bị ảnh hưởng, tình trạng nghén càng nặng thêm.

Tâm trạng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng nghén ở bà bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Biết được nguyên nhân gây ra tình trạng mẹ bầu bị ốm nghén vào chiều tối sẽ giúp bạn có cách khắc phục phù hợp.

Xem thêm: Phương pháp bước qua chồng hết ốm nghén có hiệu quả không?

Mẹ bị ốm nghén vào chiều tối nên làm gì?

Cơn nghén về chiều và đêm chẳng những cản trở sinh hoạt mà còn khiến thai phụ mất ngủ, sức khỏe bị ảnh hưởng nhiều. Dưới đây là một số biện pháp giúp mẹ thoát khỏi những phiền toái này:

Chế độ dinh dưỡng

Có một khẩu phần ăn uống hợp lý, khoa học sẽ giải quyết cơn ốm nghén vào chiều tối rất nhiều.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý

Nhiều mẹ bầu quan niệm rằng, nên ăn uống thật nhiều khi mang thai với mục đích “ăn cho 2 người”. Đây là suy nghĩ sai lầm và có thể khiến cơn ốm nghén thêm trầm trọng.

Điều mẹ cần làm là bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng không vượt quá nhu cầu cần thiết. Ngoài ra, mẹ nên uống thêm sữa vào xế chiều, không nên ăn quá nhiều để tránh hệ tiêu hóa quá tải, kích thích dạ dày tiêu thụ lượng thức ăn lớn.

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tránh xa các thực phẩm cay nóng

Các loại thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ và đường khiến cơ thể khó tiêu, đầy hơi, trào ngược dạ dày thêm nghiêm trọng. Thay vào đó, mẹ nên ăn rau quả, sữa, trái cây…

Nên tránh xa các thực phẩm cay nóng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Uống nhiều nước

Bổ sung đầy đủ chất lỏng cho cơ thể là cách chữa tình trạng bị ốm nghén vào chiều tối cực đơn giản, hiệu quả lại cao. Mất nước vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của triệu chứng buồn nôn khi mang thai.

Mẹ hãy mang theo bên mình một chai nước nhỏ để có thể uống bất kỳ lúc nào. Điều này giúp cơ thể luôn được bù nước đầy đủ. Vào buổi tối, mẹ có thể nhâm nhi nước ép táo để giữ cho lượng đường huyết luôn ổn định.

Uống đủ 2, 5 - 3 lít nước mỗi ngày. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tránh xa những mùi mạnh

Khi mang thai, sự nhạy cảm về khứu giác sẽ khiến mẹ bầu dễ bị kích ứng với mùi thức ăn, mỹ phẩm, hóa chất… Mẹ tốt nhất nên giảm bớt gia vị khi nấu nướng, giữ cho nơi ở luôn thoáng mát, sạch sẽ.

Trong trường hợp trong nhà bất ngờ có mùi khó chịu khiến mẹ cảm thấy buồn nôn, mẹ hãy mở cửa sổ hoặc bật quạt thông gió ngay lập tức.

Mở cửa sổ giúp không gian xung quanh thông thoáng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Khi bị ốm nghén vào chiều tối, mẹ nên ăn thường xuyên với một khẩu phần vừa phải. Biện pháp này sẽ giúp thai phụ tránh bị đói hoặc có cảm giác quá no.

Cứ mỗi sau 2 hoặc 3 giờ đồng hồ, mẹ nên có một bữa ăn nhẹ. Các thực phẩm được lựa chọn phải đảm bảo an toàn cho thai kỳ và cân đối dinh dưỡng.

Nếu bị giật mình giữa đêm bởi cơn nghén, mẹ nên nhấm nháp vài miếng bánh quy hoặc trái cây khô. Theo chia sẻ của nhiều mẹ bầu, việc tiêu thụ hạt thì là sau bữa ăn hoặc khi buồn nôn mang đến lợi ích tốt nhờ công dụng hỗ trợ tiêu hóa của nó.

Ăn thành nhiều bữa giúp mẹ giảm cơn nghén. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dùng thêm các thực phẩm giàu vitamin B6 và B12

Vitamin B6 và B12 có công dụng giảm nôn nghén, giúp mẹ sớm thoát khỏi những triệu chứng khó chịu khi mang thai. Mẹ hãy nạp các vitamin này vào cơ thể bằng cách ăn nhiều cà rốt, chuối, gà, cá, hành tây, cải bó xôi, trứng, đậu phụ…

Một số thực phẩm giàu Vitamin B6. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tâm lý luôn suy nghĩ tích cực

Cảm giác buồn nôn và các cơn nôn mửa chẳng những khiến mẹ bầu khó chịu mà còn ảnh hưởng đến người xung quanh. Nhiều người chưa thông cảm với hiện tượng sinh lý bình thường này làm cho tinh thần mẹ bầu đôi khi bị tổn thương.

Nếu mẹ bầu không may rơi vào hoàn cảnh này thì hãy luôn suy nghĩ tích cực, hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống để thai nhi có điều kiện phát triển tốt nhất. Mẹ đừng ngần ngại chia sẻ khó khăn mình đang gặp phải với mọi người để nhận được sự đồng cảm và giúp đỡ.

Có một tâm lý ổn định, suy nghĩ tích cực là chìa khóa vàng để mẹ bớt bị ốm nghén vào chiều tối và hạn chế tình trạng này kéo dài.

Luôn duy trì tâm trạng vui vẻ, thoải mái. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chế độ sinh hoạt

Thay đổi chế độ sinh hoạt cũng là một yếu tố giúp mẹ khắc phục triệu chứng bị ốm nghén vào chiều tối.

Nghỉ ngơi nhiều hơn

Những áp lực công việc cộng với mệt nhọc mà cơ thể chịu đựng khi mang thai sẽ khiến mẹ kiệt sức và nôn nghén nghiêm trọng. Mẹ nên nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn sau ngày dài căng thẳng, dành nhiều thời gian để chăm sóc bản thân về cuối ngày (buổi chiều tối).

Tránh lao lực

Các cơn ốm nghén vào buổi tối thường xảy ra do mẹ bầu làm việc quá sức, mệt mỏi và căng thẳng. Thai phụ nên ưu tiên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, cắt giảm công việc nặng nhọc, tham gia đi dạo bộ, buổi tập yoga cho bà bầu để tăng cường lưu thông khí huyết.

Điều chỉnh lại tư thế ngủ

Trào ngược dạ dày thực quản là một trong các nguyên nhân chủ yếu khiến mẹ bị ốm nghén về đêm. Để ngủ ngon giấc, mẹ hãy nằm nghiêng sang bên trái, hơi cong đầu gối. Để thoải mái hơn, mẹ có thể trang bị thêm một chiếc gối ôm kẹp giữa hai gối.

Có thể sử dụng gối ôm chuyên dụng để không ảnh hưởng đến giấc ngủ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tập thể dục nhẹ nhàng vào chiều tối

Vào buổi chiều, mẹ nên thực hiện bài tập vận động nhẹ nhàng từ 30 phút đến 1 giờ như đi bộ, đạp xe để thúc đẩy tuần hoàn máu, cho cơ thể thoải mái, giảm cơn buồn nôn.

 Một số bài tập nhẹ nhàng cho mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thực hiện các bài tập hít thở

Bất cứ lúc nào cảm thấy buồn nôn, thai phụ hãy hít thở sâu để hệ thần kinh được xoa dịu. Các thực hiện như sau: Dùng tay bịt mũi bên phải, tiếp tục thở nhẹ nhàng, lặp lại với mũi bên trái. Cảm giác nôn nghén khó chịu sẽ thuyên giảm theo từng nhịp thở.

Sử dụng thuốc chống nghén

Trong trường hợp mẹ bị ốm nghén vào chiều tối ngày càng nặng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống nghén, chống nôn tùy thuộc mức độ. Mẹ không cần quá lo lắng khi dùng thuốc vì bác sĩ sẽ cân nhắc kê thuốc an toàn cho thai kỳ.

Tìm gặp bác sĩ chuyên môn

Tuy rằng những biện pháp trên có thể kiểm soát tốt tình trạng ốm nghén vào chiều tối nhưng mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt nếu rơi vào những trường hợp sau:

  • Cơn buồn nôn kéo dài và liên tục.

  • Thường bị nôn mửa sau khi ăn một số thức ăn lỏng hoặc thực phẩm nhất định. Đây có thể là biểu hiện mẹ đang bị nhiễm trùng dạ dày.

  • Nôn ra máu, đi tiểu ít.

  • Có cảm giác chóng mặt.

Mẹ nên gặp bác sĩ trong trường hợp nào? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về tình trạng mang thai bị ốm nghén vào chiều tối. Thai phụ không nên tự ý uống thuốc giảm ốm nghén mà nên đi khám bác sĩ để được hướng dẫn giải pháp khắc phục tốt nhất, đảm bảo tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!