Triệu chứng ê buốt răng khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
Thai kỳ

Triệu chứng ê buốt răng khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Thúy Anh
Thúy Anh

18/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu phải đối mặt với nhiều thay đổi về thể chất lẫn tinh thần, một trong số đó không ngoại lệ tình trạng ê răng khi mang thai. Những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp mẹ bầu có thêm kinh nghiệm khắc phục tình trạng ê buốt đó.

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.
 

Dấu hiệu ê buốt răng khi mang thai

Các hormone sinh lý của cơ thể sẽ tăng cường trong thai kỳ. Mẹ bầu sẽ đối mặt với tình trạng sưng nướu, ê buốt răng, thậm chí là chảy máu. Theo các chuyên gia, bầu bị ê răng là do răng nhạy cảm với yếu tố kích thích từ nhiệt độ. Mẹ sẽ bị ê buốt răng, đau nhẹ khi ăn các thực phẩm lạnh, ngọt, nóng, cứng. Thời gian kéo dài tình trạng này là từ 1 phút đến vài giờ sau đó.

 

Mẹ bầu thường bị ê buốt răng trong thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số dấu hiệu của tình trạng ê buốt răng khi mang thai có thể kể đến là:

  • Chân răng bị ê buốt nặng nếu ăn các thực phẩm lạnh, cứng, chua, ngọt hoặc có tính axit.

  • Đau buốt cả hàm khi hít không khí lạnh hoặc khi uống nước mát.

  • Bị đau nhức khi va chạm trực tiếp vào răng.

  • Cảm thấy cơn buốt chạy dọc chân răng khi dùng tăm, chỉ nha khoa, đánh răng.

Nguyên nhân dẫn đến bà bầu hay bị ê buốt răng

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ê răng khi mang thai. Một số tác nhân chính có thể kể đến là:

  • Rối loạn hormone: Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, nồng độ estrogen và progesterone tăng lên làm lưu lượng máu chảy đến nướu tăng nhanh. Việc cơ thể phản ứng với vi khuẩn bị ảnh hưởng, răng nhạy cảm và bị đau buốt.

  • Ốm nghén khi mang thai: Lượng axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản và khoang miệng làm yếu men răng gây đau nhức. Ốm nghén cũng khiến vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng, lâu ngày thành mảng bám gây chảy máu chân răng, viêm nướu cùng các bệnh nha chu.

  • Thay đổi thói quen ăn uống, tiêu thụ nhiều sữa cùng chế phẩm từ đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng. Mẹ bầu bị ê buốt chân răng.

  • Thiếu canxi khi mang thai: Nếu mẹ không bổ sung đủ canxi, thai nhi sẽ lấy canxi dự trữ từ xương và răng của mẹ. Điều này khiến răng bị ê buốt.

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Mẹ bầu đánh răng quá mạnh hoặc súc miệng qua loa dễ gây nhiều vấn đề về răng miệng.

  • Ảnh hưởng của bệnh viêm nướu: Khi nướu răng bị viêm sẽ rút ngắn lại, hình thành nhiều túi nhỏ quanh chân răng. Việc vệ sinh bên trong túi nướu sẽ gặp khó khăn. Chân răng cùng mô nướu xung quanh sẽ bị vi khuẩn tấn công gây viêm lợi nướu và ê buốt.

Rối loạn hormone khi mang thai gây ê buốt răng miệng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ê buốt răng khi mang thai có nguy hiểm không?

Các chuyên gia cho biết, ê răng khi mang thai không ảnh hưởng trực tiếp đến thai kỳ. Tuy nhiên, nó vẫn mang đến nhiều bất lợi nhất định:

  • Đối với mẹ bầu: Mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn khi ăn uống. Cơ thể mẹ thường xuyên bị mệt mỏi, tinh thần xuống dốc, sức khỏe cả 2 mẹ con cũng bị ảnh hưởng. Tình trạng ê buốt răng kéo dài khiến mẹ có nguy cơ sảy thai, sinh non cao hơn người bình thường gấp 2.2 lần.

  • Đối với thai nhi: Mẹ không ăn uống đầy đủ khiến thai nhi không đủ dinh dưỡng phát triển khỏe mạnh. Chưa kể, bà bầu bị ê chân răng do vi khuẩn Suntans thì có khả năng lây truyền sang con qua đường máu. Khi có triệu chứng, mẹ bầu hãy tìm cách khắc phục nhằm giảm tỷ lệ sinh non.

Một số biện pháp điều trị ê răng ở người mang thai

Mẹ bầu nên đến gặp nha sĩ để thăm khám nhằm ngăn ngừa tác động xấu do tình trạng ê răng khi mang thai mang đến. Một số biện pháp điều trị được các chuyên gia khuyên nên áp dụng bao gồm:

Tây y

Mẹ bầu hãy đến gặp nha sĩ nhằm điều trị răng ê buốt. Mẹ không nên âm thầm chịu đựng khi gặp tình trạng này và cũng cần nhắc với nha sĩ rằng mẹ đang mang thai.

Mẹ cần thăm khám nha sĩ kịp thời ngay khi bị ê buốt răng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhờ hình ảnh X quang, nha sĩ sẽ cho mẹ lời khuyên tốt nhất. Tùy thuộc vào tuổi thai mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chữa ê răng phù hợp. Trong thời gian dùng thuốc, thai phụ cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị an toàn, đảm bảo sức khỏe.

Trong trường hợp răng có vôi và mảng bám, nha sĩ sẽ yêu cầu mẹ làm sạch để hạn chế nguy cơ bị sâu răng. Ngoài ra, một số cách khắc phục răng ê buốt hiệu quả thường được cân nhắc là:

  • Trám răng: Bác sĩ dùng vật liệu nhân tạo trám bít vào răng sâu để hạn chế viêm nhiễm lây lan. Mẹ bầu sẽ tiết kiệm thời gian cũng như chi phí điều trị. Phương pháp được áp dụng với bệnh nhân ê buốt cấp độ nhẹ.

  • Bọc răng sứ: Nha sĩ sẽ mài 1 phần men răng, tọa mão cho răng rồi chụp lên trên răng. Kỹ thuật này giúp khắc phục răng ê buốt, mang tính thẩm mỹ cao, thời gian sử dụng dài.

Đông y

Một số phương pháp đông y được áp dụng nhằm điều trị ê răng khi mang thai là:

  • Dùng tỏi sống để kháng viêm, làm dịu cơn đau. Mẹ bầu hãy nướng vàng tép tỏi rồi ăn khi còn ấm.

  • Gừng tươi: Công dụng của gừng là giảm đau bụng, giải cảm, chữa ho và chống răng ê buốt. Nếu mẹ bầu bị ê răng, mẹ hãy rửa sạch gừng tươi, đập dập, đắp lên chỗ răng đau sẽ nhận thấy hiệu quả nhanh chóng.

  • Cây đinh hương: Hoạt chất eugenol trong loại cây này có tác dụng giảm đau răng rất mạnh. Thảo dược đinh hương còn giúp sát trùng, diệt khuẩn. Mẹ bầu hãy dùng 1 - 2 nhánh đinh hương ép chặt vào răng. Nước ép đinh hương sẽ chảy vào chỗ răng đau nhức. Mẹ chỉ cần giữ đinh hương trong răng từ 1 đến 2 phút cho đến khi giảm cơn đau là được.

Gừng là giải pháp giúp giảm ê răng hiệu quả. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bị ê răng nên thăm khám bệnh viện nào?

Khi bị ê buốt răng lúc mang thai, mẹ bầu hãy đến các địa chỉ, bệnh viện uy tín để khám chữa bệnh. Một số nơi mà mẹ có thể tham khảo là:

  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương có địa chỉ tại số 40B, Tràng Thi, Hà Nội.

  • Bệnh viện đại học Y Hà Nội nằm ở số 1, đường Tôn Thất Tùng, Hà Nội.

  • Bệnh viện Bạch Mai tọa lạc tại số 78, thuộc đường Giải Phóng, Hà Nội.

  • Bệnh Viện Răng Hàm Mặt TPHCM tại 265 đường Trần Hưng Đạo, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Mẹo vặt chữa ê răng khi mang thai

Bên cạnh những phương pháp trên, mẹ có thể chọn các biện pháp điều trị tại nhà như:

  • Dùng lá lốt với hàm lượng tinh dầu lớn có tác dụng kháng khuẩn, giảm sưng, giảm đau. Mẹ hãy rửa sạch lá lốt, nhai sống đến khi nát. Sau đó, mẹ đắp phần bã lá lốt lên vị trí răng bị đau đến khi cơn đau dịu dần.

  • Nước trà xanh với nhiều hoạt chất Florua, catechin và axit tannic giúp sát khuẩn, giảm đau, ngừa viêm nướu, bảo vệ men răng, giúp răng chắc khỏe. Mẹ hãy sử dụng nước trà xanh để súc miệng hoặc để uống nhằm giảm đau buốt chân răng.

Mẹ nên dùng nước trà xanh để súc miệng giảm ê răng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những lưu ý đối với người mang thai khi bị ê buốt răng

Một trong các nguyên nhân chính khiến mẹ bị ê răng khi mang thai chính là khẩu phần ăn uống không khoa học và cách vệ sinh răng miệng. Mẹ cần lưu ý những điều sau:

Chế độ ăn uống

  • Mẹ nên ăn các thực phẩm lỏng, dễ nuốt như cháo, đồ hầm, súp…

  • Ăn nhiều rau xanh như dưa gang, cà rốt để làm sạch mảng bám, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm kiềm răng, tốt cho sức khỏe.

  • Ăn nhiều chất đạm và canxi như thịt, cá, trứng…

  • Uống nhiều nước lọc cùng nước ép trái cây giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe em bé.

  • Kiêng ăn đồ ngọt như bánh mứt, kẹo để không bị sâu răng.

  • Không ăn xôi, đồ nếp để tránh vết thương bị sưng tấy, khiến răng thêm đau nhức.

  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, rượu bia, thuốc lá…

Chế độ vệ sinh răng miệng

Khi mang thai, mẹ hãy đi khám nha sĩ mỗi 3 tháng một lần. Bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ mảng bám, giúp mô lợi khỏe mạnh, tránh ê buốt hoặc đau do viêm.

Mẹ bầu hãy đi khám nha sĩ mỗi 3 tháng một lần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, mẹ cũng cần chủ động chăm sóc răng miệng tại nhà. Mẹ hãy tạo thói quen sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng với nước muối ấm. Trước khi đi ngủ, mẹ nên đánh răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm và kem đánh răng chống ê buốt. Mẹ tuyệt đối không nên sử dụng kem đánh răng với độ mài mòn cao như kem có công dụng tẩy trắng hoặc than hoạt tính. Chúng sẽ làm hỏng men răng.

Xem thêm: Viêm phụ khoa khi mang thai có nguy hiểm không? Mẹ bầu cần làm gì?

Phòng, chống ê buốt răng khi mang thai

Tình trạng ê răng khi mang thai có thể được phòng ngừa với những biện pháp như:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, sử dụng bàn chải lông nhọn và mềm.

  • Chọn kem đánh răng có độ mài mòn thấp, không dùng lực quá mạnh khi chải răng. Mẹ nên chọn kem đánh răng chứa thành phần Fluoride để giúp răng thêm chắc khỏe, ngăn ngừa sâu răng và ê buốt.

  • Dùng nước muối sinh lý súc miệng mỗi ngày, đặc biệt là vào buổi sáng để loại bỏ các mảng bám dư thừa trên răng qua quá trình ăn uống.

  • Thực hiện khám răng miệng định kỳ 3 tháng 1 lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Điều này sẽ giúp mẹ bầu phát hiện bệnh nhanh chóng và có phương án điều trị thích hợp.

Răng lợi ê buốt trong thai kỳ là một căn bệnh nguy hiểm với nhiều nguy cơ biến chứng tiềm ẩn, chẳng hạn như sảy thai hay sinh non. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về vấn đề ê răng khi mang thai. Ngay khi có triệu chứng ê răng, mẹ bầu hãy đến bác sĩ nhanh chóng để được kiểm tra, xử lý kịp thời.

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online