zalo
Chụp X-quang có ảnh hưởng đến sinh sản không? Những điều cần lưu ý khi chụp
Chuẩn bị mang thai

Chụp X-quang có ảnh hưởng đến sinh sản không? Những điều cần lưu ý khi chụp

Đào Nhàn
Đào Nhàn

22/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

“Chụp X-quang có ảnh hưởng đến sinh sản không?” chắc chắn là câu hỏi của rất nhiều người, đặc biệt là các mẹ bầu. Nhiều thông tin cho rằng, chụp X-quang có thể gây dị tật thai nhi, nguy cơ sẩy thai cao,... Vậy điều này có đúng không? Hãy cùng Monkey tìm hiểu trong bài viết này!

Chụp X-quang là gì?

Chụp X-quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng rộng rãi trong y học. Máy chụp X-quang sẽ phát ra những chùm tia phóng xạ ngắn, được gọi là tia X. Về bản chất của tia X không thể nhìn thấy bằng mắt thường, chúng đi qua các mô trong cơ thể và được phóng ra khi chụp.

Chụp X-quang có thể chẩn đoán bệnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh nhờ những hình ảnh thu được từ việc chụp X-quang. Tùy vào loại tia X và thiết bị chụp và kích thước mỗi người sẽ sử dụng liều lượng và mức độ bức xạ khác nhau. Đơn vị đo tia X được tính bằng Gray hoặc Sievert.

Hiện nay, tia X thường được áp dụng để chẩn đoán, phát hiện các bệnh liên quan đến xương khớp, răng, phổi, tim mạch,... Ngoài ra, các bác sĩ còn chỉ định, khuyến cáo bệnh nhận chụp X-quang để theo dõi, kiểm tra quá trình phục hồi sau phẫu thuật.

Về quy trình chụp X-quang, bác sĩ, nhân viên y tế sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các động tác hỗ trợ cho việc chụp X-quang đạt kết quả chính xác nhất. Sau khi chụp, những nơi mà tia X đi qua sẽ để lại hình ảnh dưới dạng đen trắng trên phim X-quang. 

Trong đó, những nơi tia X chiếu nhiều sẽ cho hình ảnh màu đen, còn những nơi cản tia X sẽ có hình màu trắng. Đó là lý do vì sao khi chụp tim, phổi thường rỗng ta sẽ thấy màu đen. Trong khi đó, xương, khớp lại cho ra hình ảnh chụp X-quang màu trắng.

Chụp X quang có ảnh hưởng đến sinh sản không? Có hại gì cho sức khỏe không?

Tia X là tia bức xạ. Vì vậy, chắc chắn việc chụp X-quang sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe con người ngoài lợi ích chẩn đoán bệnh. Vậy những ảnh hưởng khi chụp x-quang là gì? Chụp x quang có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Tia X có ảnh hưởng đến sức khỏe. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các chuyên gia cho biết, tia X này có thể gây ion hóa, phản ứng hóa học ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Khi bị nhiễm xạ từ tia X, con người có thể bị suy giảm sức đề kháng, giảm chức năng tủy xương, nặng hơn là bị ung thư hoặc vô sinh,...Điều đáng nói khác, những bà mẹ đang mang thai là đối tượng gặp nhiều nguy hiểm nhất, có ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe sinh sản.

Nếu chụp X-quang ở các bộ phận như đầu, ngực, chân hay cánh tay thì gần như không gây ra hậu quả gì. Tuy nhiên, em bé sẽ không thể tránh khỏi những ảnh hưởng nếu mẹ bầu chụp X-quang bị nhiễm liều lượng bức xạ từ 5rad trở lên. 

Đặc biệt là chụp X-quang trong 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc chụp ở phần thân dưới của người mẹ như bụng, dạ dày, lưng dưới, xương chậu, thận,... Hậu quả sẽ làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị nhẹ cân, thậm chí là sẩy thai, sinh non hoặc nguy cơ trẻ mắc dị tật bẩm sinh rất cao.

Chụp X-quang có tác động tiêu cực đến sức khỏe mẹ và thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, tia X còn có khả năng làm tổn thương các chức năng tế bào, tác nhân di truyền và làm thay đổi sinh lý, thói quen sinh hoạt của con người.

Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu không nên đi chụp X-quang, thay vào đó có thể lựa chọn phương pháp siêu âm. Phương pháp này vừa giúp mẹ bầu có thể theo dõi sự phát triển của bào thai mà không lo gặp phải những nguy hiểm gây ra từ công nghệ y học.

Trường hợp bắt buộc phải chụp X-quang, các chị em cần nói rõ tình trạng đang mang thai, nghi ngờ mang thai hoặc cho con bú với bác sĩ để có thể điều chỉnh, giảm thiểu tối đa lượng tia X chiếu vào người. Điều này nhằm mục đích ngăn ngừa tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của tia X đối với sức khỏe của thai phụ và thai nhi.

Xem thêm: 

Làm sao để giảm thiểu rủi ro khi phụ nữ mang thai chụp X-quang?

Bên cạnh thắc mắc chụp x quang có ảnh hưởng đến sinh sản không thì làm sao để giảm thiểu được rủi ro khi bà bầu chụp CT cũng là vấn đề chúng ta cần quan tâm. Bởi trên thực tế đã có không ít trường hợp các chị em đã vô tình tiến hành chụp CT X-quang trước khi biết mình mang thai gây ra hoang mang, lo lắng. 

Tuy nhiên, khả năng xảy ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và thai nhi là rất thấp nếu chỉ tiếp nhận liều lượng tia X nằm trong mức cho phép. Nhưng nếu không may mẹ bầu tiếp nhận một lượng tia X lớn, đặc biệt ở phần thân dưới sẽ rất nguy hiểm.

Phòng tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu khi chụp X-quang. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chính vì thế, để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra khi chụp X-quang, các chị em cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Nói rõ với bác sĩ về tình trạng thai sản của mình: Thông tin bệnh nhân đang mang thai, cho con bú hoặc là đang nghi ngờ mang thai có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đưa ra các chỉ định kiểm tra sàng lọc hay điều trị bệnh, điển hình như chụp X-quang. Nhất là những tuần đầu tiên của thai kỳ, cơ thể mẹ và bé rất nhạy cảm nên càng giảm thiểu tác động từ bên ngoài càng tốt cho sức khỏe.

  • Trường hợp phải sử dụng thuốc cản quang theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể tiêm hoặc uống thuốc cản quan trước khi chụp. Nếu chụp X-quang vùng ruột cần phải thụt tháo và làm sạch ruột.

  • Mặc áo chì bảo hộ: Trong quá trình chụp X-quang, dù bạn chưa có thai hoặc đang mang thai cũng cần phải mặc áo chì bảo hộ. Áo này giúp ngăn chặn những ảnh hưởng của tia X đến gen của bạn, từ đó di truyền lại những vấn đề xấu đến thai nhi sau này.

  • Tháo trang sức, vật dụng trên người: Một điều lưu ý khác khi chụp X-quang là bạn cần tháo các loại trang sức như vòng, nhẫn, đồng hồ,...cùng các vật kim loại khác như dây thắt lưng, kẹp tóc,... Các vật này sẽ ảnh hưởng đến kết quả chụp.

  • Lựa chọn cơ sở chụp X-quang uy tín: Bạn cần phải chắc chắn việc mình thực hiện chụp X-quang tại một cơ sở y tế đảm bảo uy tín, chất lượng. Trong đó bao gồm cơ sở vật chất chụp X-quang đầy đủ, hiện đại và bác sĩ có trình độ cao để chắc chắn kết quả chụp X-quang được chính xác và không gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Lưu ý khi chụp X-quang để giảm thiểu rủi ro. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhìn chung, tia X rất độc hại, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu tiếp xúc với liều lượng lớn, đặc biệt là mẹ bầu và trẻ nhỏ. Vì vậy, Bộ Y tế đã đưa ra những tiêu chuẩn an toàn riêng khi chụp X-quang.

Cụ thể, chụp X-quang cần được thực hiện trong phòng chụp, điều kiện an toàn, đảm bảo thiết bị chụp đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, đội ngũ kỹ thuật viên chụp X-quang cũng phải được đào tạo chuyên sâu. Kể cả các cán bộ, nhân viên y tế thường xuyên phải tiếp xúc với tia X cũng cần được theo dõi sức khỏe định kỳ.

Vì thế, chúng ta cũng không cần quá lo lắng về việc chụp X-quang. Song để đảm bảo sự an toàn khi tiếp xúc với tia bức xạ và kết quả chụp chiếu đạt hiệu quả, người bệnh cần thực hiện đúng những yêu cầu của kỹ thuật viên, bác sĩ trong quá trình chụp X-quang.

Như vậy, bài viết này đã giúp độc giả trả lời câu hỏi: “chụp X-quang có ảnh hưởng đến sinh sản không?” Nhìn chung, tia X có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định lên cơ thể nhưng so với những lợi ích của việc chụp X-quang mang lại vẫn ít hơn. Vì thế, chúng ta không cần lo sợ khi chụp X-quang, thay vào đó hãy làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

X-Rays, Pregnancy and You - Ngày truy cập: 21/04/2022

https://www.fda.gov/radiation-emitting-products/medical-x-ray-imaging/x-rays-pregnancy-and-you

Is it safe to have an X-ray during pregnancy? Ngày truy cập: 21/04/2022

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/x-ray-during-pregnancy/faq-20058264 

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!