Hiện tượng không có phôi thai xảy ra khi trứng và tinh trùng đã thụ tinh nhưng không phát triển thành phôi thai. Các chuyên gia coi đó là một hình thức sảy thai ở nữ giới. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu không có phôi thai là gì? Điều trị như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Nguyên nhân xảy ra hiện tượng không có phôi thai là gì?
Không có phôi thai còn được gọi là trứng rỗng. Đây là tình trạng phôi thai không hình thành dù trứng và tinh trùng đã thụ tinh thành công. Hiện tượng này thường xảy ra từ tuần thứ 8-13 của thai kỳ và được xem là một hình thức sảy thai.
Dù không có phôi thai nhưng hormone thai kỳ hCG vẫn được sản xuất ra. Vì vậy mà các dấu hiệu mang thai thông thường vẫn xuất hiện, đồng thời các kết quả kiểm tra từ que thử thai hay xét nghiệm máu đều vẫn cho biết bạn đang mang thai.
Theo Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ, nguyên nhân gây ra hiện tượng không có phôi thai chủ yếu là do sự bất thường nhiễm sắc thể và cấu trúc gen. Kết quả của một số nghiên cứu đã cho thấy, sự bất thường của nhiễm sắc thể số 9 có thể gây ra hiện tượng trứng rỗng.
Ngoài ra, quá trình phân chia tế bào gặp bất thường hoặc chất lượng trứng và tinh trùng kém cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng không có phôi thai. Vì vậy, để giảm bớt nguy cơ trứng rỗng, các cặp vợ chồng nên đi xét nghiệm sàng lọc trước khi mang thai.
Dấu hiệu không có phôi thai các chị em cần biết
Sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh thành công, cơ thể của phụ nữ vẫn sẽ xuất hiện các dấu hiệu mang thai dù có phôi thai hay không. Các dấu hiệu mang thai điển hình đó có thể kể đến như: trễ kinh, ốm nghén, ngực thay đổi,… Đồng thời, các kết quả kiểm tra từ que thử thai hoặc xét nghiệm máu cũng xác nhận là dương tính.
Cho đến tuần 8-13 của thai kỳ, hiện tượng trứng rỗng xảy ra chấm dứt thai kỳ. Chúng ta có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu không có phôi thai như:
-
Âm đạo bị chảy máu từ ít đến nhiều
-
Đau quặn bụng, đặng biệt là vùng bụng dưới rốn.
-
Các cảm giác đau tức ngực không còn xuất hiện.
Tuy nhiên, thời điểm xảy ra hiện tượng trứng rỗng khá sớm, ngay trong những tuần đầu của thai kỳ nên nhiều trường hợp thậm chí còn chưa biết mình mang thai. Vì vậy, các dấu hiệu không có phôi thai xảy ra rất dễ bị bỏ qua. Thay vào đó, các chị em có thể dễ dàng bị nhầm lẫn đó là dấu hiệu của chu kỳ kinh nguyệt.
Vì vậy, đó chỉ là các dấu hiệu không có phôi thai xảy ra điển hình nhất, vẫn chưa đủ để xác định tình trạng sảy thai. Kết quả chính xác sẽ được phản ánh thông qua hình ảnh siêu âm thai cho thấy túi thai rỗng hoặc tử cung trống.
Xem thêm:
- Dấu hiệu có thai lần 2 và những điều mẹ bầu cần lưu ý
- 7 dấu hiệu có thai với người kinh nguyệt không đều và cách xác định chuẩn nhất
Cách điều trị không có phôi thai
Khi phát hiện các dấu hiệu không có phôi thai, các chị em nên đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và có phương án xử lý phù hợp. Có 3 phương pháp điều trị không có phôi thai thường được các bác sĩ cân nhắc áp dụng cho thai phụ gồm:
-
Chờ đợi quá trình sảy thai tự nhiên diễn ra.
-
Sử dụng thuốc gây sảy thai, ví dụ như thuốc Cytotec.
-
Áp dụng thủ thuật nong và nạo tử cung (D & C) để loại bỏ các mô nhau thai ra ngoài tử cung.
Tuy nhiên, nong và nạo tử cung là phương pháp không được các bác sĩ khuyến khích áp dụng. Lý do bởi cơ thể thai phụ hoàn toàn có khả năng tự đào thải các mô ra ngoài cơ thể mà không cần sự can thiệp y tế. Chỉ khi bạn có nhu cầu xác định nguyên nhân sảy thai thì mới nên điều trị không có phôi thai bằng phương pháp D & C.
Nhìn chung, dù các dấu hiệu không có phôi thai được điều trị và chấm dứt bằng cách nào thì các chị em vẫn cần lắng nghe ý kiến bác sĩ. Điều quan trọng là bạn cần chia sẻ về tiền sử, tình trạng thai nghén của bản thân. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những quyết định phù hợp nhất đối với từng thai phụ.
Những điều cần làm khi không có phôi thai trong túi thai
Các chuyên gia cho biết, hiện tượng trứng trống cùng các dấu hiệu không có phôi thai thường chỉ xảy ra một lần. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cân nhắc việc thực hiện các xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây trứng rỗng như:
-
Sàng lọc di truyền tiền sản PGS.
-
Tinh dịch đồ để kiểm tra chất lượng tinh trùng.
-
Xét nghiệm nồng độ hormone kích thích nang trứng (FSH) hoặc hormone chống mullerian (AMH) để kiểm tra chất lượng trứng.
Sau khi điều trị trứng rỗng cũng đồng nghĩa với việc bạn có tiền sử bị sảy thai. Vì vậy, để sức khỏe phục hồi và phòng tránh những rủi ro có thể tiếp tục xảy ra, bạn nên đợi ít nhất từ 4-6 chu kỳ kinh nguyệt rồi mới có thai lại.
Hơn nữa, cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào giúp phòng tránh các dấu hiệu không có phôi thai xảy ra. Cách tốt nhất để giúp các chị em tăng cường sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ bị trứng rỗng là tuân thủ chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học, lành mạnh. Cụ thể:
-
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để sức khỏe mau chóng phục hồi.
-
Không sử dụng các loại đồ uống có cồn, có gas, chất kích thích, caffeine,...
-
Nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc, không thức khuya
-
Tránh làm việc quá sức, mang vác các vật nặng để phòng ngừa tình trạng băng huyết.
-
Kiêng quan hệ tình dục tối thiểu 4-8 tuần sau khi sảy thai.
-
Suy nghĩ tích cực, giữ cho tinh thần, tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái.
-
Tập thể dục rèn luyện sức khỏe vừa sức thường xuyên.
-
Bổ sung axit folic từ thực phẩm hoặc thuốc bổ để phòng ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi.
Tóm lại, bài viết này đã giúp chúng ta nhận biết các dấu hiệu không có phôi thai và cách điều trị an toàn. Hy vọng các chị em phụ nữ sẽ luôn chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt để có sức khỏe sinh sản khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ gặp phải tình trạng trứng rỗng.
Blighted Ovum - Ngày truy cập: 27/07/2022
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21924-blighted-ovum