Viêm nhiễm phụ khoa là căn bệnh thường xuyên xảy ra ở phụ nữ. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thường ngày, đặc biệt là sức khoẻ sinh sản ở nữ giới. Vậy, phụ nữ bị viêm có thai được không? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.
Âm đạo bị viêm nhiễm có mang thai được không?
Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo thường xuyên tiết dịch dẫn đến ngứa và đau. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là tình trạng mất cân bằng nồng độ estrogen và rối loạn nội tiết tố trên bề mặt da. Ngoài ra, bệnh lý này cũng là hậu quả của thiếu hiểu biết về chăm sóc vùng kín ở phụ nữ hoặc quan hệ tình dục.
Viêm nhiễm phụ khoa thực chất là tên gọi chung của các bệnh viêm nhiễm tại cơ sản sinh sản - sinh dục ở nữ giới như: âm đạo, cổ tử cung, vòi trứng hệ thống dây chằng, buồng trứng,...
Hầu hết chị em phụ nữ đều mắc phải các bệnh về viêm nhiễm ít nhất 1 lần trong đời. Tuy nhiên, do tâm lý ngại chia sẻ vấn đề về vùng kín với người khác nên hầu hết mọi người đều chịu đựng cơn đau mà không đi khám và để lại nhiều hậu quả đáng tiếc.
Các bệnh liên quan đến viêm phụ khoa ở nữ giới thường có biểu hiện rất rõ rệt. Dưới đây là 6 dấu hiệu đặc trưng cho thấy cơ quan sinh dục đang bị viêm nhiễm.
-
Dịch âm đạo bất thường: Những người khoẻ mạnh thường có dịch âm đạo màu trắng trong như lòng trắng trứng và không có mùi hoặc mùi hơi tanh.
-
Âm đạo ngứa kèm tiểu buốt, tiểu rắt: Phụ nữ đã từng quan hệ tình dục sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm cao hơn những người chưa từng quan hệ.
-
Giảm ham muốn khi quan hệ:Lý do khiến người bệnh bị viêm nhiễm giảm ham muốn hoặc ngại quan hệ tình dục là bị khô âm đạo.
-
Đau bụng thường xuyên và đau hơn vào ngày “đèn đỏ”: Đa phần người bệnh bị đau bụng do viêm nhiễm gây ra là khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cấp tính hoặc mãn tình.
-
Xuất huyết bất thường: Nếu bạn thấy tình trạng xuất huyết âm đạo không trong kỳ kinh thì phải thật sự lưu tâm, vì lúc này bệnh đã chuyển biển rất nghiêm trọng.
-
Rối loạn kỳ kinh nguyệt.
Những triệu chứng này không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý mà còn gây suy giảm khả năng sinh sản của người bệnh. Điều này khiến không ít các chị em lo lắng, liệu bị viêm có mang thai được không?
Theo chia sẻ của các bác sĩ sản khoa, phụ nữ bị viêm vẫn có thể mang thai bình thường. Tuy nhiên, các dấu hiệu viêm nhiễm vùng kín ở nữ giới nếu không được điều trị khắc phục sớm sẽ làm tăng nguy cơ bị vô sinh.
Đối với trường hợp có thể mang thai cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ như: sảy thai, sinh non, vỡ ối sớm,... Ngoài ra, bệnh viêm phụ khoa còn gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác đến sức khỏe và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của phụ nữ như:
-
Giảm chất lượng cuộc sống sinh hoạt vợ chồng, lâu ngày làm cho tình cảm xa cách và dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình.
-
Tâm lý chủ quan, e ngại dẫn đến các căn bệnh như: ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung,...
-
Tỷ lệ mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cao: lậu, sùi mào gà, giang mai,..
-
Nguy cơ tắc vòi trứng, viêm vùng chậu và dẫn đến vô sinh.
Tóm lại, để hạn chế gặp phải những tác hại của bệnh viêm nhiễm phụ khoa, phụ nữ cần quan tâm đến sức khỏe của bản thân để phát hiện bệnh kịp thời.
Các loại bệnh viêm phụ khoa ảnh hưởng đến thai sản cần lưu ý
Bệnh cạnh những bệnh viêm phụ khoa ở mức độ bình thường thì cũng có rất nhiều căn bệnh viêm nhiễm nguy hiểm, thậm chí là dẫn tới vô sinh.
Viêm nhiễm do nấm Candida
Đây là một loại nấm vô hại trú ngụ ở bên trong âm đạo khi môi trường ở mức cân bằng. Tuy nhiên, khi phụ nữ mang thai sẽ làm tăng hoặc giảm nội tiết tố, điều này làm cho nấm candida sinh sôi, phát triển và gây bệnh.
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa do nấm này gây nên thường rất khó để chữa trị dứt điểm nên mẹ bầu thường tái phát bệnh nhiều lần trong suốt thời kỳ thai nghén. Nếu thai phụ không điều trị kịp thời thì khi chuyển dạ bằng cách tự nhiên, nấm Candida có thể dính vào niêm mạc và gây hại cho thai nhi.
Viêm do nhóm vi khuẩn Bacterial Vaginosis
Theo thống kê, cứ khoảng 5 thai phụ sẽ có tới 3 người mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn Bacterial Vaginosis. Nguyên nhân của căn bệnh này là do sự thay đổi của hormone sinh dục dẫn tới tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Biểu hiện khi mẹ bầu bị nhiễm khuẩn Bacterial Vaginosis là: dịch âm đạo chuyển màu và có mùi hôi tanh. Di chứng do nhóm vi khuẩn này để lại vô cùng nghiêm trọng đối với thai kỳ: vỡ màng ối, nguy cơ sảy thai, sinh non, nhiễm trùng nước ối, viêm màng tử cung,... Vậy nên, thai phụ cần đặc biệt quan tâm đến sức khoẻ của mình, đặc biệt là bộ phận sinh dục.
Viêm do vi khuẩn lậu
Ngoài những nhóm vi khuẩn vừa được Monkey đề cập ở bên trên, thì vi khuẩn lậu cũng là một tác nhân gây nguy hiểm cao. Nếu không phát hiện bệnh kịp thời và để bệnh chuyển biến nặng nề, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng sau: tiểu rắt, nước tiểu kèm mủ, dịch âm đạo ra nhiều và đau vùng bụng dưới.
Bên cạnh đó, nhóm vi khuẩn lậu cũng gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến thai nhi như: nguy cơ sinh non, vỡ ối sớm, trẻ suy dinh dưỡng, viêm màng ối,.. Nếu nghiêm trọng hơn, dịch tiết ra do vi khuẩn sẽ xâm nhập vào mắt trẻ dẫn đến suy giảm thị lực, làm tăng nguy cơ bị mù lòa.
Nhiễm virus HPV
HPV là một loại virus nhiễm trùng qua con đường tình dục. Hầu hết các loại HPV đều vô hại và không gây bất kỳ ảnh hưởng nào nghiêm trọng, tuy nhiên có khoảng 40 chủng virus loại này vô cùng nghiêm trọng, thậm chí là gây ung thư cho phụ nữ.
Virus HPV chỉ làm suy giảm sức khỏe ở mẹ bầu, chứ không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi như những loại vi khuẩn khác. Nhưng trong quá trình chuyển dạ, mẹ bầu mắc bệnh này nên dùng biện pháp đẻ mổ để đảm bảo an toàn cho bé.
Bệnh giang mai
Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai là do bản thân người bệnh không áp dụng các biện pháp phòng tránh an toàn trong quan hệ tình dục. Căn bệnh này để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi như: nhiễm trùng bào thai, sinh son, nguy cơ sảy thai, chết lưu,..
Ngoài ra, bệnh giang mai còn lây qua đường mẹ con nên thai nhi có nguy cơ cao mắc bệnh giang mai bẩm sinh. Chính vì vậỵ chị em cần phải khám phụ khoa trước khi quyết định mang thai để hạn chế được những nguy cơ tiềm ẩn.
Xem thêm:
- Bị vẹo cột sống có mang thai được không? Có nguy hiểm gì không?
- U tuyến yên có con được không? Bệnh nhân đang mang thai cần lưu ý những gì?
Phương pháp phòng tránh viêm phụ khoa ở nữ giới
Người xưa có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, dưới đây là những thói quen tốt cho phụ nữ để tránh khỏi các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Vệ sinh vùng kín đúng cách
Vệ sinh vùng kín hàng ngày và đúng cách là phương pháp tốt nhất để phòng tránh những bệnh về phụ khoa. Một số lưu ý khi về vệ sinh vùng kín mà bạn nên áp dụng là:
-
Sử dụng nước sạch để vệ sinh.
-
Giữ vùng kín luôn khô ráo và sạch sẽ.
-
Sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp.
-
Vệ sinh trước và sau khi quan hệ.
Không sử dụng quần lót quá chật
Đồ lót bó sát vào cơ thể sẽ làm cho vùng kín bị ẩm ướt và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Vậy nên, bạn nên chọn đồ lót có chất liệu cotton thoáng mát và hút ẩm tốt. Ngoài ra, việc giặt chung đồ lót với quần áo thông thường cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Cách tốt nhất là bạn nên giặt riêng chúng và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
Sử dụng băng vệ sinh đúng cách
Việc lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày hoặc lười thay băng khi đến chu kỳ kinh nguyệt cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm. Đồng thời, băng vệ sinh rẻ tiền, không rõ nguồn gốc cũng làm cho bộ phận sinh dục bị ngứa hoặc dị ứng.
Vì vậy, chị em cần thay băng vệ sinh 4-6 tiếng 1 lần và lựa chọn sản phẩm của những thương hiệu uy tín, bề mặt thoáng mát và thoải mái.
Trên đây là những kiến thức liên quan đến vấn đề bị viêm có thai được không. Mong rằng những điều Monkey vừa chia sẻ đủ để chị em nhân thức được nguy hiểm của bệnh viêm phụ khoa và biết cách bảo vệ bản thân.
Can I Get Pregnant With Pelvic Inflammatory Disease? - Ngày truy cập: 19/05/2022
https://www.uranj.com/blog/can-i-get-pregnant-with-pelvic-inflammatory-disease
Gerber's New Spokesbaby Isa Has The Biggest Brown Eyes & Was Born With A Limb Difference - Ngày truy cập: 19/05/2022
https://www.romper.com/life/gerber-2022-spokesbaby-isa-slish