zalo
Bị vẹo cột sống có mang thai được không? Có nguy hiểm gì không?
Chuẩn bị mang thai

Bị vẹo cột sống có mang thai được không? Có nguy hiểm gì không?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

19/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Rất nhiều người cho rằng, chứng vẹo cột sống không ảnh hưởng gì đến quá trình sinh sản. Tuy nhiên, đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm, bệnh lý này liên quan tới mọi hoạt động của thai phụ. Vậy bị vẹo cột sống có mang thai được không? Mời bạn đọc bài viết dưới đây của Monkey để tìm ra câu trả lời.

Thế nào là bị vẹo cột sống?

Để hiểu lý do tại sao chứng vẹo cột sống liên quan đến quá trình mang thai ở nữ giới. Trước hết, chúng ta cần có kiến thức cơ bản về căn bệnh này thông qua khái niệm, nguyên nhân và triệu chứng.

Khái niệm bệnh vẹo cột sống

Vẹo cột sống là hiện tượng cong vẹo bất thường ở cột sống. Nết cột sống bất thường nhìn ngang sẽ có một khối cong ra phía sau nếu ngửa cố và ưỡn nhẹ lưng. Khi nhìn thẳng, cột sống tạo thành một đường thẳng từ đỉnh đầu xuống đỉnh xương cụt.

Vẹo cột sống bao gồm nhiều loại khác nhau. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Có rất nhiều loại vẹo cột sống khác nhau như:

  • Vẹo cột sống bẩm sinh: Tình trạng này xảy xuất hiện từ khi trẻ sinh ra do cột sống không được phát triển toàn diện ở trong bụng mẹ.

  • Vẹo cột sống khởi phát sớm: Trường hợp này xảy ra nhiều nhất với trẻ ở trong giai đoạn dậy thì. Người bệnh thường có các triệu chứng như: vai không đều, không đối xứng của eo, hông không đều, đầu nghiêng đều,...

  • Vẹo cột sống tự phát: Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự thay đổi hình dạng cột sống trong quá trình tăng trưởng ở trẻ vị thành niên.

  • Vẹo cột sống khởi phát ở tuổi trưởng thành: Do cơ thể bị thoái hoá và gây áp lực khiến cột sống có thể bị cong.

  • Vẹo cột sống thần kinh cơ: Tình trạng thần kinh xảy ra khi có tổn thương não hoặc dây thần kinh do bệnh tật hoặc chấn thương. Chúng có thể ảnh hưởng đến các con đường thần kinh cơ bắp của cơ thể từ não xuống tủy sống.

Nguyên nhân gây bệnh vẹo cột sống

Theo thống kê, có 80% người bệnh bị vẹo cột sống không tìm được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, căn bệnh này thường xảy ra nhiều nhất ở trẻ nhỏ và được phân thành 3 nhóm như sau:

  • Nhóm 1 (dưới 3 tuổi): vẹo cột sống vô căn tuổi ấu nhi.

  • Nhóm 2 (3-10 tuổi); vẹo cột sống vô căn tuổi thiếu niên.

  • Nhóm 3 (trên 10 tuổi): vẹo cột sống vô căn tuổi vị thành niên.

Nguyên nhân hình thành nên bệnh vẹo cột sống. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh những trường hợp không tìm ra được tác nhân gây bệnh, thì vẫn có những bệnh nhân biết được chính xác tại sao bản thân lại mắc phải căn bệnh này. Một số nguyên nhân phổ biến là:

  • Tình trạng bất thường của một bộ phận trên cơ thể: Rất nhiều người sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh như: chân thấp chân cao, co thắt cơ lưng,..dẫn đến việc di chuyển của họ không được thuận lợi. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự cong vẹo bất thường của cột sống.

  • Bất thường trong quá trình hình thành xương sống: Khi còn nằm trong bụng mẹ, một vài đứa trẻ không phát triển hoàn thiện đốt sống hoặc đốt sống không tách rời nhau. Những trẻ này thường bị vẹo cột sống bẩm sinh hoặc kèm theo các bệnh lý khác: loạn dưỡng cơ, bại não hoặc bệnh Marfan.

  • Do tuổi tác:  Những người cao tuổi thường bị vẹo cột sống do biến đổi thoái hoá. Khi hệ thống dây chằng và các cấu trúc mô suy giảm sẽ không đủ để giữ cho cột sống thẳng như lúc họ còn trẻ. Ngoài ra, người bệnh còn có nguy cơ bị loãng xương, thoát vị đĩa đệm,...

  • Do bướu xương sống: Các khối u do bướu xương hình thành có thể tì lên cột sống và lâu ngày làm cho xương bị biến dạng.

Triệu chứng của bệnh vẹo cột sống

Khác với những căn bệnh khác, vẹo cột sống thường do bạn bè hoặc người thân trong gia đình phát hiện, chứ không phải là bản thân người bệnh. Cái nguy hiểm của bệnh lý này là nó biến đổi dần dần mà không có biểu hiện gì đặc biệt nên rất khó để phát hiện. 

Phần lớn trẻ em bị vẹo cột sống được phát hiện khi khám sàng lọc hàng năm ở trường học. Và căn bệnh này nhìn thấy rõ nhất khi mặc quần áo không vừa vặn như trước hoặc ống quần bên thấp bên cao.

Bệnh vẹo cột sống ở mức độ nhẹ thường khó phát hiện triệu chứng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, vẹo cột sống còn làm cho người bệnh bị lệch sang một bên vai hoặc hông. Bệnh lý này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của tim, phổi và người bệnh thường xuyên bị tức ngực hoặc hơi thở ngắn.

Xem thêm:

Mẹ bị vẹo cột sống có mang thai được không?

Nhìn chung, bệnh vẹo cột sống hầu như không ảnh hưởng đến quá trình mang thai nếu kinh nguyệt của người bệnh ra đều. Tuy nhiên, khi bệnh vẹo cột sống quá nặng và ảnh hưởng đến dáng đi của người bệnh sẽ nguy hại đến sức khoẻ của mẹ bầu.

Để xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh, chúng ta căn cứ vào độ cong của cột sống:

  • Mức độ nhẹ (dưới 20 độ): Không nhất thiết phải điều trị.

  • Mức độ vừa phải (25-70 độ): Việc chữa trị phụ thuộc vào chẩn đoán của bác sĩ.

  • Mức độ nặng (70-100 độ): Làm cho người bệnh cảm thấy khó thở do xương sườn ép vào phổi và tim.

  • Mức độ rất nặng (lớn hơn 100 độ): Gây nguy hiểm đến tính mạng do nhiễm trùng phổi và tim.

Khả năng mang thai của bệnh nhân bị vẹo cột sống. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trường hợp bệnh nhân bị vẹo cột sống ở mức độ nặng hoặc rất nặng có thể gây một số biến chứng nguy hiểm đến mẹ bầu và thai nhi như:

  • Loãng xương và có nguy cơ cao bị gãy xương vào những tháng cuối của thai kỳ.

  • Xương ép vào tim và làm cho mẹ bầu thường xuyên bị khó thở, chóng mặt do thiếu oxy.

  • Tăng nguy cơ ung thư vú hoặc ung thư máu.

  • Tỷ lệ đẻ non hoặc sảy thai cao.

  • Trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh.

  • Trẻ gặp tình trạng vẹo cột sống bẩm sinh.

Qua đây chúng ta có thể thấy được, chứng vẹo cột sống tác động trực tiếp đến sức khỏe sinh sản ở phái nữ. Vậy nên, để giảm thiểu nguy cơ mắc phải di chứng do căn bệnh này mang lại, chị em phụ nữ cần chữa trị dứt điểm bệnh lý trước khi mang thai.

Phương pháp điều trị vẹo cột sống

Để chữa vẹo cột sống, người bệnh có thể áp dụng rất nhiều cách khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Nẹp thân

Những bệnh nhân được chỉ định nẹp thân để điều chỉnh cột sống sẽ được phát dụng cụ hỗ trợ là đai lưng. Vật này có tác dụng giúp điều chỉnh tư thế, ổn định cột sống và hạn chế sự phát sinh của các cơn đau.  Tuy nhiên, để thấy được hiệu quả của phương pháp này, người bệnh cần kiên trì đeo đeo đai trong suốt một thời gian dài.

Phẫu thuật

Điều trị vẹo cột sống bằng phương pháp phẫu thuật. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đây là phương pháp được nhiều người lựa chọn nếu muốn cột sống cải thiện ngay tức thì. Tuy nhiên, phương pháp này không được bác sĩ chữa trị khuyên dùng, chỉ nên phẫu thuật nếu không còn giải pháp nào khác. Lí do là phẫu thuật chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn làm tổn thương hệ thần kinh, sốc thuốc hoặc hôn mê.

Các bài tập hỗ trợ

Sử dụng các phương pháp cải thiện cột sống là một phương pháp lành tính và tốt cho cả bệnh nhân ở mức độ nặng lẫn mức độ nhẹ. Để biết cơ thể phù hợp với những loại bài tập nào, bạn cần đi khám và nhận tư vấn của bác sĩ. Luyện tập kiên trì đều đặn và thực hiện đúng động tác sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.

Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic

Cho đến thời điểm hiện tại, trị liệu thần kinh cột sống được coi là phương pháp tối ưu nhất. Cách thức thực hiện hiện khá đơn giản, bác sĩ chuyên khoa sẽ thao tác nhẹ nhàng để điều chỉnh những đốt sống sai lệch và đưa chúng trở về vị trí ban đầu.

Vật lý trị liệu

Phương pháp vật lý trị liệu khắc phục tình trạng vẹo cột sống. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Với phương pháp vật lý trị liệu, bệnh nhân sẽ được thiết kế các bài tập chuyên biệt kết hợp với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại nhằm khôi phục độ cong của cột sống. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp người bệnh hạn chế rõ rệt các cơn đau do xương sườn ép vào tim.

Trên đây là những vấn đề cần biết về bị vẹo cột sống có mang thai được không. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ về ngoại hình còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh sản. Vì vậy, nếu thấy những dấu hiệu bị vẹo cột sống, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Scoliosis and Pregnancy: What You Need to Know - Ngày truy cập: 19/05/2022

https://www.treatingscoliosis.com/blog/scoliosis-and-pregnancy-what-you-need-to-know/

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!