Giang mai là một căn bệnh xã hội nguy hiểm và có khả năng lây qua đường tình dục. Bệnh gây nhiều tổn thương đến sức khỏe người bệnh bởi những biến chứng gây ra rất nguy hiểm. Tuy nhiên, một vấn đề mà nhiều người thắc mắc đó là người bị giang mai có con được không?
Bệnh giang mai nguy hiểm như thế nào?
Theo thống kê, hiện nay giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm chỉ xếp sau HIV/AIDS. Vì biến chứng của nó để lại có thể phá hủy toàn bộ cơ thể. Một số biến chứng mà bệnh giang mai gây ra gồm:
-
Ảnh hưởng thị giác: Bệnh giang mai gây tổn thương lên thị giác người bệnh, để lại những biến chứng như: Viêm niêm mạc, dị tật mắt, nặng hơn có thể mù lòa.
-
Ảnh hưởng đến xương khớp: Các xoắn khuẩn gây bệnh giang mai sẽ tấn công cấu trúc xương khớp. Làm người bệnh vận động khó khăn, dễ gãy xương…
-
Ảnh hưởng đến chức năng thần kinh: Bệnh giang mai bị gây nhiều biến chứng lên hệ thần kinh người bệnh khiến họ đau đầu, giảm trí nhớ. Nguy hiểm hơn là viêm màng não, u mạch máu và nguy cơ tử vong cao.
Bệnh giang mai để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện và mọi người thường bỏ qua. Vậy phụ nữ bị giang mai có con được không?
Mẹ bị giang mai có con được không?
Bệnh giang mai không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nữ giới. Chị em bị giang mai có thể mang thai và sinh con bình thường.
Tuy nhiên, giang mai ở phụ nữ mang thai rất nguy hiểm vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé như:
-
Sảy thai: Phụ nữ mang thai bị giang mai có tỉ lệ sảy thai cao. Vì ở tháng thứ 4 trở đi bệnh giang mai có nguy cơ xâm nhập làm tổn thương nội tạng thai nhi dẫn đến sảy thai.
-
Thai chết lưu: Xoắn khuẩn giang mai đi vào nhau thai, gây tắc động mạch, thai nhi không nhận được chất dinh dưỡng, rất khó giữ thai. Đồng thời, bà bầu bị giang mai có nguy cơ sinh non ở tháng thứ 6 đến tháng thứ 8.
-
Nguy cơ con sinh ra mắc bệnh giang mai: Ngay khi chào đời, em bé có thể mắc giang mai bẩm sinh. Rất nguy hiểm đến sức khỏe cũng như trí tuệ của trẻ sau này.
Tóm lại, đáp án cho câu hỏi “Bị giang mai có con được không?”. Còn phụ thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh. Để giảm nguy cơ trên, mẹ nên kiểm tra và điều trị kịp thời trước khi mang thai.
Điều trị bệnh giang mai trước khi mang thai như thế nào?
Điều trị bệnh giang mai ở giai đoạn đầu mang lại nhiều hiệu quả nhất. Vì khi đó xoắn khuẩn chưa xâm nhập và tấn công người bệnh. Chị em nên kiểm tra để có phương pháp điều trị tối ưu nhất. Dưới đây là những phương pháp điều trị bệnh giang mai an toàn, hiệu quả nhất ở từng giai đoạn.
-
Đối với trường hợp nhẹ, phụ nữ mang thai sẽ được điều trị bằng kháng sinh penicillin. Thuốc này có tác dụng tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai. Nếu chị em bị dị ứng với thành phần của thuốc thì sẽ được đổi sang Doxycyclin hoặc Tetracyclin.
-
Với trường hợp nặng hơn, khi điều trị bằng kháng sinh không hiệu quả. Bác sĩ sẽ áp phác đồ điều trị bằng thuốc. Đồng thời áp dụng phương pháp vật lý trị liệu bằng máy viba, máy hồng ngoại để tiêu diệt ổ viêm nhiễm, thúc đẩy sự sinh sản của tế bào mới. Đây là phương pháp đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm và tay nghề cao, chị em nên tìm hiểu những cơ sở y tế chữa bệnh giang mai uy tín để yên tâm điều trị.
Xem thêm: Đang cho con bú có thai được không? - 8 dấu hiệu mẹ cần biết
Cách phòng tránh bệnh giang mai bẩm sinh cho bé
Để phòng tránh trẻ bị bệnh giang mai bẩm sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai của bé, mẹ cần nghiêm túc thực hiện các lưu ý sau:
-
Đến các cơ sở y tế để kiểm tra và thực hiện các xét nghiệm trước khi lập kế hoạch sinh con.
-
Mẹ cần khám tiền sản trước khi mang thai để phòng tránh bệnh giang mai bẩm sinh
-
Nên sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn như bao cao su.
Nếu giang mai phát hiện sớm, mẹ cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để quá trình điều trị có tiến triển tốt, tránh các hậu quả không mong muốn cho con sau này.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có được lời giải đáp “Bị giang mai có con được không?”. Chị em nên cân nhắc về quyết định có con, cũng như có hướng điều trị kịp thời để không để lại hậu quả đáng tiếc sau này.
Syphilis What You Can Do - Truy cập ngày 29/04/2022
https://www.cdc.gov/std/syphilis/CTApreg.htm
Congenital Syphilis – CDC Fact Sheet - Truy cập ngày 29/04/2022
https://www.cdc.gov/std/syphilis/stdfact-congenital-syphilis.htm
Syphilis - Truy cập ngày 29/04/2022