zalo
Bị ung thư có mang thai được không? Mẹ và bé phải đối mặt với những nguy hiểm gì?
Chuẩn bị mang thai

Bị ung thư có mang thai được không? Mẹ và bé phải đối mặt với những nguy hiểm gì?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

17/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Ung thư được coi là căn bệnh nguy hiểm và nghiêm trọng nhất hiện nay. Vậy, người bệnh đang bị ung thư có mang thai được không? Thai phụ mắc bệnh này phải đối mặt với những nguy hiểm nào? Mời bạn đọc bài viết dưới đây của Monkey có được câu trả lời chính xác nhất.

Bị ung thư có con được không?

Phụ nữ bị ung thư hoàn toàn có thể mang thai, mặc dù tỷ lệ này khá thấp. Nguyên nhân dẫn đến điều này là vì rất nhiều chuyên gia trên thế giới đã khuyến cáo rằng: “không nên mang thai khi đang chữa trị ung thư”. 

Cơ hội cho người bị ung thư muốn có con. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các khối u do ung thư có thể gây tổn thương tới các cơ quan như: tim, phổi, gan, thận,... thậm chí là tính mạng của người mẹ. Ngoài ra, nó cũng ảnh nghiêm trọng tới sự phát triển của thai nhi và gây dị tật bẩm sinh. Chính vì vậy, hầu hết bệnh nhân bị ung thư đều sử dụng các phương pháp ngừa thai.

Xem thêm:

Thai phụ bị ung thư phải đối mặt với những nguy hiểm gì?

Bị ung thư trong thời gian mang thai sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe mẹ và bé. Mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào loại ung thư, kích thước khối u và giai đoạn của ung thư.

Ảnh hưởng đến cơ thể mẹ

Dưới đây là những hệ luỵ mà mẹ bầu bị ung thư phải đối mặt trong thời gian thai kỳ:

  • Nguy hiểm đến tính mạng.

  • Sức khoẻ giảm sút nhanh chóng như với một số biểu hiện như: người mệt mỏi, kém ăn, mất ngủ, đi lại khó khăn,...

  • Tay chân phù nề.

  • Nguy cơ khối u phát triển nhanh và làm suy giảm các chức năng quan trọng như: não, tim, phổi, hệ thống tiêu hoá, tiết niệu,...

  • Tắc mạch phổi.

  • Tắc ruột, thủng ruột.

  • Nhiễm trùng huyết.

  • Những cơn đau do khối u chèn lên dây thần kinh.

Ảnh hưởng đến thai nhi

Ảnh hưởng của ung thư đến thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ung thư không chỉ gây hại đến cơ thể mẹ mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Cụ thể:

  • Nguy cơ sảy thai, sinh non.

  • Di truyền ung thư từ mẹ sang con ở một số loại như: ung thư hắc tố, ung thư phổi tế bào nhỏ, U lympho không Hodgkin và ung thư máu.

  • Con sinh ra bị dị tật bẩm sinh.

  • Suy thận.

  • Thai nhi kém phát triển.

  • Tổn thương các cơ quan như: tim, phổi, gan, thận,...

Ảnh hưởng của những phương pháp điều trị ung thư đến thai kỳ

Hầu hết, những cách điều trị ung thư đều để lại tác dụng phụ và nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Mức độ nghiêm trọng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: tuổi tác, liều lượng, loại phương pháp và thể trạng của bệnh nhân.

Các phương pháp điều trị ung thư phổ biến là:

Hoá trị

Hoá trị là việc sử dụng các loại thuốc chống ung thư đưa vào cơ thể để phá huỷ các tế bào ung thư. hóa trị và các loại thuốc được sử dụng để điều trị có tính độc và nguy cơ tiềm tàng ảnh hưởng bào thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ khi các cơ quan bộ phận của thai nhi đang phát triển.

Các loại thuốc hóa trị đều làm tổn thương trứng, và từ đó tăng khả năng dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Mức độ ảnh hưởng của truyền hóa trị phụ thuộc vào những vấn đề sau:

  • Loại thuốc dùng trong hoá trị: Những loại thuốc gây tổn thương nghiêm trọng đến trứng bao gồm: busulfan, carboplatin, chlorambucil, cisplatin, cyclophosphamide, dacarbazine, doxorubicin... 

  • Tuổi tác: Bệnh nhân tuổi tác càng cao thì sức khỏe càng yếu. Đặc biệt, phụ nữ ngoài 35 tuổi mang thai sẽ tiềm ẩn nhiều mối đe dọa.

Xạ trị

Ảnh hưởng của những phương pháp điều trị ung thư đến thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xạ trị là việc sử dụng tia phóng xạ để phá huỷ các tế bào ung thư. Những tia này sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Những hậu quả có thể xảy ra trên thai nhi bao gồm: khuyết tật cơ quan, não nhỏ, chậm phát triển trí tuệ, tăng trưởng thể chất chậm hoặc bất thường.

Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng có thể sử dụng phương pháp xạ trị. Để áp dụng xạ trị vào trong quá trình chữa ung thư phụ thuộc vào nồng độ phóng xạ sử dụng và vị trí khối u.

Tiên lượng

Thông thường, phương pháp này không gây nhiều tác động xấu đến quá trình mang thai. Tuy nhiên, do tính chất của một số loại ung thư đặc biệt sẽ dẫn đến sự thay đổi của hormone và gây hậu quả xấu như kích thích ung thư phát triển. 

Liệu pháp miễn dịch

Đây là phương pháp được sử dụng rất nhiều trong những năm gần đây, nhưng nó lại có tác dụng phụ lên quá trình mang thai của người bệnh. Một số loại thuốc trị liệu ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản là:

  • Thuốc Bevacizumab: Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng thuốc này có tác dụng phụ lên buồng trứng và gây suy buồng trứng.

  • Thuốc thalidomide, lenalidomide, imatinib: 32 loại thuốc này làm tăng khả năng dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Điều trị ung thư là một quá trình nan giải và có rất nhiều những nguy hiểm tiềm ẩn trong đó. Vì vậy, chị em nên mang thai sau khi điều trị ung thư để bảo vệ tính mạng cho mẹ và bé.

Sau điều trị ung thư bao lâu có thể mang thai?

Cơ thể người bệnh sau khi trải qua điều trị ung thư rất yếu nên chị em cần tránh mang thai trong sau tháng đầu sau khi khỏi bệnh. Nếu mang thai quá sớm thì những loại thuốc chữa ung thư vẫn còn trong người và nó ảnh hưởng tới thai nhi.

Thời điểm thích hợp để mang thai sau khi điều trị ung thư. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số tác hại nguy hiểm đến bào thai có thể kể đến như: trứng hỏng, sinh non, sảy thai, dị tật bẩm sinh. Đồng thời, cơ thể mẹ lúc này còn khá yếu nên không đủ sức khoẻ để nuôi cả 2 người.

Những lo lắng khi có con sau điều trị bệnh ung thư

Ung thư là một loại bệnh đặc biệt vì hiện nay chưa có một loại thuốc đặc trị nào để chống hoặc chữa trị tận gốc bệnh lý này. Vì thế, rất nhiều người dù đã kết thúc quá trình chữa trị nhưng vẫn không dám có con vì lo sợ những hiểm hoạ sau:

Nguy cơ trẻ bị ung thư di truyền

Ảnh hưởng của ung thư lên thai nhi vẫn còn rất nhiều vấn đề đến nay chưa được làm rõ. Tuy nhiên, đã có rất nhiều trường hợp lây truyền ung thư từ mẹ sang con. Việc di truyền này chỉ xảy ra ở một số loại ung thư điển hình như: ung thư phổi, ung thư máu, ung thư hắc tố,,,,

Để bảo vệ an toàn cho sức khỏe thai nhi và tầm soát nguy cơ di truyền từ mẹ sang con  thì thai phụ cần đi khám sức khỏe định định kỳ.

Nguy cơ tái phát bệnh

Rất nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng: trường hợp ung thư “tái xuất” ngay cả khi bệnh nhân không có dấu hiệu trong suốt một thời gian dài là hoàn toàn có thể. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do các tế bào ung thư có thể “ngủ đông”, do vậy chúng tránh được các loại thuốc đặc trị và chỉ tỉnh dậy nhiều năm sau đó.

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có phương pháp chính thức nào để phá huỷ các tế bào ung thư ngủ đông nên việc có con sau khi bị ung thư trở thành quan ngại của nhiều người.Những lo lắng khi có con sau điều trị bệnh ung thư. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khó có con

Hầu hết các phương pháp điều trị ung thư đều phá huỷ một phần hoặc toàn bộ trứng dẫn đến vô sinh ở nữ giới hoặc mãn kinh sớm. Đặc biệt là phương pháp xạ trị ở vùng bụng chậu gây tỷ lệ vô sinh tới 90% vì các tia phóng xạ được dẫn trực tiếp vào buồng trứng.

Đối với phụ nữ trước 30 tuổi thì tỉ lệ vô sinh sẽ ít hơn vì lúc này sức khoẻ của người bệnh còn dẻo dai và số lượng trứng trong cơ thể vô cùng nhiều. Để bảo tồn chức năng sinh sản, nữ giới có thể sử dụng một vài kĩ thuật nhằm đưa buồng trứng ra khỏi khu vực trị liệu.

Qua những thông tin trên ta có thể kết luận rằng: Ung thư để lại nhiều nguy cơ tiềm ẩn trong và sau thời gian điều trị. Vì thế, nữ giới bị ung thư muốn sinh con cần đi khám sàng lọc trước khi quyết định. Ngoài ra, trong thời gian mang thai mẹ bầu cần thăm khám định kỳ để tầm soát bệnh có nguy cơ tái phát.

Trên đây là kiến thức cơ bản liên quan đến vấn đề bị ung thư có mang thai được không. Mong rằng, những điều Monkey vừa chia sẻ giúp ích cho chị em không may bị ung thư nhưng vẫn tìm kiếm cơ hội để được làm mẹ.

Having a Baby After Cancer: Pregnancy - Ngày truy cập: 17/05/2022

https://www.cancer.net/survivorship/life-after-cancer/having-baby-after-cancer-pregnancy

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey