Mang thai ở tuổi dậy thì ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, cơ hội học tập và tương lai của bạn gái. Việc phát hiện các dấu hiệu có thai ở tuổi dậy thì sớm sẽ giúp các bậc phụ huynh đưa ra hướng giải quyết kịp thời và tốt nhất cho bạn gái. Cùng theo dõi bài viết sau đây để biết rõ hơn về vấn đề này nhé!
Dậy thì là gì?
Dậy thì là một giai đoạn trong quá trình trưởng thành, phát triển hoàn thiện về khả năng sinh sản của con người. Thông thường, ở nam giới tuổi dậy thì sẽ được tính từ lần xuất tinh đầu tiên rơi vào khoảng 9-14 tuổi. Ngoài ra, còn có thể nhận biết giai đoạn dậy thì qua một số thay đổi ở cơ thể như dương vật to, tinh hoàn to, lông mu, lông nách phát triển, bể giọng, phát triển chiều cao nhanh,...
Còn đối với nữ giới, tuổi dậy thì sẽ được tính vào thời điểm bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt rơi vào khoảng 8-13 tuổi. Cơ thể sẽ xuất hiện một số thay đổi như tuyến vú phát triển, tăng kích thước bộ phận sinh dục, tăng trưởng chiều cao, phát triển lông mu, lông nách,...
Trong một số trường hợp bé gái dậy thì trước 8 tuổi, bé trai dậy thì trước 9 tuổi được gọi là dậy thì sớm. Nguyên nhân của dậy thì sớm có thể do nhiễm trùng, rối loạn hormone, chấn thương sọ não, khối u bất thường,...
Đặc biệt, dù là nam giới hay nữ dưới đều cũng sẽ trải qua 5 giai đoạn dậy thì như sau:
-
Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn tiền dậy thì, ở đầu và cuối giai đoạn này hầu như chưa xuất hiện bất cứ biểu hiện nào. Đến gần cuối giai đoạn này các dấu hiệu mới bắt đầu xuất hiện. Lúc này vùng dưới đồi sẽ giải phóng hormone GnRH cùng lúc đó tuyến yên sẽ sản xuất ra 2 loại hormone FSH và LH để kích thích nang trứng, điều chỉnh chức năng buồng trứng ở nữ, điều chỉnh chức năng tinh hoàn ở nam.
-
Giai đoạn 2: Thời điểm cho sự bắt đầu dậy thì về thể chất, các hormone sẽ hoạt động mạnh để tạo nên sự thay đổi của cơ thể.
-
Giai đoạn 3: Xuất hiện những thay đổi rõ hơn về thể chất ở nam và nữ.
-
Giai đoạn 4: Ở giai đoạn này thể chất sẽ phát triển vô cùng mạnh mà mọi người xung quanh đều có thể nhìn thấy và cảm nhận được.
-
Giai đoạn 5: Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình dậy thì, đánh dấu sự hoàn hiện của quá trình phát triển thể chất và khả năng sinh sản của cơ thể.
Nguyên nhân khiến nữ giới mang thai ở tuổi dậy thì
Giai đoạn tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thiếu niên sang tuổi trưởng thành được đánh dấu bằng giai đoạn tuổi dậy thì. Vào thời điểm này trẻ sẽ có những thay đổi về tâm sinh lý và thể chất. Trẻ sẽ bắt đầu tò mò, muốn khám phá về giới tính của mình và những người xung quanh, tình khí thất thường, muốn khẳng định bản thân và rất dễ bị ảnh hưởng từ bạn bè.
Sự thiếu hiểu biết về quan hệ tình dục, các biện pháp tránh thai hiện đại, chưa hiểu hết được sự nguy hiểm khi quan hệ và việc mang thai ở tuổi dậy thì. Đồng thời, trẻ còn chưa được giáo dục đầy đủ về sức khỏe giới tính, ba mẹ còn hời hợt về việc giáo dục cho con em. Do đó, việc quan hệ tình dục ở tuổi này rất dễ khiến nữ giới mang thai và để lại nhiều hệ lụy trong tương lai.
Mang thai ở tuổi dậy thì phải đối mặt với những nguy cơ gì?
Mang thai ở tuổi dậy thì không những phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con mà còn ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập và tương lai sau này của trẻ. Những nguy cơ có thể gặp khi mang thai ở tuổi dậy thì như:
Nguy cơ khi tiếp tục thai kỳ và sinh con
Mang thai ở tuổi dậy thì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và có nguy cơ tử vong rất cao so với các mẹ mang thai ở độ tuổi trưởng thành. Trong giai đoạn thai kỳ mẹ thường bị thiếu máu, dễ sảy thai, sinh non, tiền sản giật, chuyển dạ đình trệ,...Đến lúc sinh em bé mẹ còn thường bị khó sinh và có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật.
Em bé được sinh ra bởi các mẹ vị thành niên sẽ có tỷ lệ tử vong cao hơn các mẹ ở tuổi trưởng thành. Đồng thời, em bé sinh ra còn gặp các tình trạng như nhẹ cân, hay bệnh vặt, bị dị tật,...
Việc tiếp tục thai kỳ và sinh con sẽ còn làm dang dở việc học, gặp nhiều khó khăn trong kinh tế để nuôi con. Từ đó có thể làm rạn nứt hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng đến tương lai và sự phát triển sau thành của mẹ. Ngoài ra, việc làm mẹ sớm sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, khiến các mẹ dễ bị trầm cảm vì không có sự chuẩn bị từ trước.
Nguy cơ khi chấm dứt thai kỳ sớm
Mang thai ở tuổi dậy thì khiến các mẹ hoảng loạn, mặc cảm, xấu hổ nên thường tìm đến những địa chỉ phá thai không an toàn làm để lại nhiều biến chứng sau này. Vì còn quá nhỏ, chưa có khả năng nhận thức, hiểu biết về các dấu hiệu mang thai nên khi thai quá lớn mới đi phá.
Đồng thời, cơ thể các mẹ ở tuổi dậy thì còn chưa phát triển hoàn toàn khi phá thai sẽ rất dễ xảy ra tai biến hơn các mẹ trưởng thành. Những tai biến thường gặp khi phá thai thường gặp như chảy máu, thủng tử cung, băng huyết, sót nhau thai, nhiễm trùng,...
Về sau này có thể để lại di chứng cho các mẹ như dính buồng tử cung hoặc thậm chí là vô khi nếu phá thai khi còn quá nhỏ. Sự ảnh hưởng về tâm lý của việc phá thai rất nặng và ám ảnh các mẹ trong một khoảng thời gian dài.
Nhận biết dấu hiệu mang thai ở tuổi dậy thì
Cơ thể của các mẹ ở tuổi dậy thì chưa có sự phát triển hoàn chỉnh vì thế khá khó để nhận biết chính xác việc mang thai trong những tuần đầu. Tuy nhiên, ở giai đoạn này cơ thể của các mẹ vẫn có một số dấu hiệu mang thai sớm để nhận biết. Cụ thể:
Trễ kinh
Đây là dấu hiệu nhận biết mang thai sớm điển hình nhất ở các mẹ bầu. Nếu các mẹ bị trễ kinh khoảng 10 ngày mà trước đó lại quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp phòng tránh thì khả năng mang thai rất cao. Bởi vì khi trứng đã được thụ tinh thành công thì kinh nguyệt sẽ biến mất trong suốt 9 tháng các mẹ mang thai.
Ngực thay đổi
Khi trứng đã được thụ tinh thành công sẽ làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể dẫn đến lượng máu tuần hoàn đến vùng ngực cũng sẽ nhiều hơn. Điều này khiến cho ngực của các mẹ bị thay đổi, trở nên sưng đau và căng tức.
Buồn nôn
Hiện tượng này được gọi là ốm nghén và cũng là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu. Thông thường hiện tượng này sẽ xuất hiện từ tuần thứ 4-6 của thai kỳ và kéo dài khoảng 3 tháng hoặc là cả quá trình mang thai. Mẹ bầu có thể bị buồn nôn bất kỳ lúc nào, khi ngửi được mùi thức ăn, trong lúc ăn hoặc thậm chí chỉ mới nhìn qua.
Dịch âm đạo ra nhiều
Đây cũng là một trong những dấu hiệu để các mẹ nhận biết việc mang thai. Khi mang thai dịch âm đạo của mẹ bầu sẽ tiết ra nhiều hơn và thường có màu trắng đục. Tình trạng này rất bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nên mẹ không cần phải quá lo lắng.
Ra máu báo
Tình trạng ra máu báo thường xuất hiện sau 1 tuần quan hệ. Máu báo thường khá ít, xuất hiện dưới dạng những giọt máu đỏ nhạt đi kèm với dịch âm đạo. Nguyên nhân ra máu báo thai là do quá trình trứng làm tổ bám vào niêm mạc tử cung khiến lớp niêm mạc bị bong ra dẫn đến hiện tượng xuất huyết và ra máu âm đạo.
Đi tiểu nhiều
Vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ các mẹ sẽ mắc phải tình trạng đi tiểu nhiều lần. Nguyên nhân của tình trạng này là so kích thước của thai nhi phát triển lớn tạo sức ép lên bàng quang khiến cho các mẹ buồn tiểu liên tục.
Thân nhiệt tăng nhẹ
Thân nhiệt của mẹ bầu sẽ tăng thêm khoảng 0,5 độ so với bình thường. Bởi vì khi mang thai nồng độ hormone progesterone trong cơ thể mẹ tăng cao khiến cho thân nhiệt của các mẹ cũng tăng nhẹ trong 3 tháng đầu khi mang thai.
Chướng bụng, đầy hơi
Nồng độ các hormone estrogen và progesterone khi mang thai sẽ làm giãn cơ đường ruột cũng mẹ bầu. Đồng thời, hormone progesterone cũng làm chậm quá trình tiêu hóa khiến cơ thể sản sinh nhiều khí ga hơn, làm các mẹ thường cảm thấy chướng bụng, đầy hơi.
Táo bón
Tương tự triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, khi mang thai nồng độ hormone progesterone tăng cao khiến hoạt động của hệ tiêu hóa trở nên trì trệ. Bên cạnh đó, sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực lên xương chậu và bàng quang khiến các mẹ thường xuyên bị táo bón, đầy hơi.
Mệt mỏi
Hiện tượng các mẹ ha uể oải mệt mỏi là một trong những dấu hiệu mang thai sớm. Nguyên nhân là do lượng hormone progesterone tăng cao làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao, tiêu hao nhiều năng lượng hơn. Đồng thời trong khi mang thai, tim cũng các mẹ sẽ phải hoạt động nhiều hơn, đập nhanh hơi để cung cấp đủ oxy cho buồng trứng để nuôi em bé.
Xem thêm:
- Dấu hiệu mang thai ở tuổi 16 là gì? Hậu quả và cách phòng tránh
- Tổng hợp các dấu hiệu có thai trước kỳ kinh giúp mẹ dễ dàng nhận biết
Nhạy cảm với mùi vị
Lượng hormone chịu trách nhiệm về cảm giác trong cơ thể của mẹ bầu tăng cao khiến cho các mẹ trở nên nhạy cảm với mùi vị. Với những mùi vị yêu thích trước đây các mẹ có thể trở nên khó chịu, buồn nôn hoặc ngược lại. Tình trạng này thường kéo dài trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ.
Thèm ăn hoặc không muốn ăn
Thói quen của các mẹ thường sẽ bị thay đổi khi mang thai. Các mẹ có thể thích ăn những món có vị chua hoặc ngọt mà trước đây mình không thích hoặc thậm chí thích ăn những món cực chua, cực ngọt. Ngoài ra, các mẹ có thể thèm ăn rất nhiều món thậm chí có những món trước đây không hề thích hoặc có thể cảm thấy chán và không muốn ăn món gì.
Bụng đau âm ỉ
Sau khi trứng đã thụ tinh thành công sẽ di chuyển vào tử cung để làm tổ nên các mẹ thường sẽ cảm thấy bụng đau âm ỉ trong những ngày đầu mang thai.
Xác định khả năng mang thai bằng cách nào?
Tùy vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người mà phụ nữ khi mang thai sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Một số người thường sẽ bị ốm nghén, đau bụng, ra máu, mệt mỏi và một số người lại không có dấu hiệu gì.
Vì thế để xác định khả năng mang thai của các mẹ ở tuổi dậy thì chính xác nhất có thể dựa vào việc trễ kinh và dương tính với que thử thai. Nếu mẹ quan hệ tình dục mà không dùng biện pháp phòng tránh thì có nguy cơ mang bầu rất cao. Khoảng từ 10-15 ngày sau khi quan hệ nếu bị chậm kinh thì có thể dùng que thử thai hoặc làm xét nghiệm máu để cho kết quả mang thai chính xác nhất.
Giải pháp nào dành cho bạn gái mang thai ở tuổi vị thành niên?
Mang thai ở tuổi dậy thì là một điều khủng hoảng đối với các bạn gái và gia đình, đồng thời cũng tương tự đối với các bạn trai và gia đình của bạn ấy. Cảm xúc lúc này giữa các bậc phụ huynh có thể là tức giận, phát điên, tội lỗi và chối bỏ. Các bạn gái thường sẽ rơi vào lo âu, sợ hãi và thậm chí là trầm cảm.
Vì thế lúc này các bạn gái rất cần sự yêu thương, thấu hiểu và giúp đỡ từ gia sình để đưa ra các hướng giải quyết tốt nhất. Có nhiều giải pháp để dành cho các bạn gái lựa chọn như giữ lại em bé và tiếp tục mang thai hoặc chấm dứt thai kỳ.
Giữ lại em bé
Khá nhiều trường hợp các bạn gái lựa chọn việc giữ lại đứa con của họ. Một số sẽ kết hôn cùng với bạn trai và cùng nhau xây dựng tổ ấm. Một số khác lại dựa vào sự hỗ trợ của gia đình để nuôi con. Việc giữa lại em bé sẽ là một thách thức lớn với những trách nhiệm nặng nề cho các bạn gái để vừa có thể chăm sóc con vừa lo kinh tế để nuôi con.
Ngoài ra, các bạn gái có thể chọn việc giữa em bé lại sau đó sinh ra và cho người khác làm con nuôi. Việc này sẽ giúp các mẹ có thể tiếp tục lại cuộc sống bình thường sau này nhưng phải chịu những tác động về tâm lý khá lớn khi cho con của mình.
Chấm dứt thai kỳ
Một số bạn gái sẽ lựa chọn việc phá thai để sắp xếp lại cuộc sống. Tuy nhiên những nguy cơ về sức khỏe và hệ lụy sau này cần phải được các bạn cân nhắc thật kỹ trước khi ra quyết định.
Phòng tránh mang ở tuổi dậy thì: Lời khuyên của chuyên gia
Xu hướng yêu và quan hệ tình dục ở tuổi dậy thì hiện nay ngày càng gia tăng, trong khi đó những kiến kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản ở trẻ vị thành niên còn hạn chế. Từ đó dẫn đến những hậu quả không mong muốn như phá thai, nạo thai, sinh con khi còn trên ghế nhà trường,...Lời khuyên của các chuyên gia trong những trường hợp này như sau:
Cha mẹ cần có trách nhiệm trong việc giáo dục giới tính cho con
Nguyên nhân của việc thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản, quan hệ tình dục quá sớm, quan hệ không sử dụng biện pháp phòng ngừa phần lớn là do sự thiếu quan tâm của bố mẹ. Vì thế để phòng tránh và hạn chế việc mang thai ở tuổi dậy thì cần phải có sự quan tâm chia sẻ từ gia đình và bố mẹ.
Bố mẹ hãy nên là người bạn trưởng thành cùng trẻ, tâm sự và chia sẻ những vấn đề này. Đồng thời ba mẹ cũng nên giáo dục cho con biết những hậu quả nếu quan hệ tình dục quá sớm, các biện pháp phòng tránh hiệu quả để bảo vệ bản thân và ngừa thai,...
Cân nhắc về việc áp dụng các biện pháp phòng tránh thai an toàn
Quan hệ tình dục an toàn, nắm rõ những kiến thức về sức khỏe sinh sản, cách sử dụng các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng mang thai khi ở tuổi dậy thì. Một số biện pháp có thể cân nhắc và lựa chọn để tránh thai phổ biến có thể tham khảo như:
-
Dùng bao cao su: Đây là biện pháp tránh thai dễ nhất, có thể bảo quản được lâu và có thể kiểm tra hạn sử dụng trước khi dùng. Đồng thời, bao cu su có thể mua ở bất kỳ hiệu thuốc nào và rất thoải mái cho cả hai khi dùng. Không những có tác dụng ngừa thai lên đến 99% , bao cu su còn có thể ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục hiệu quả.
-
Uống thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai sẽ có tác dụng ngăn ngừa rụng trứng và ngăn ngừa việc thụ tinh. Tuy nhiên khi dùng thuốc tránh thai cần phải có bác sĩ kê toa bởi vì thuốc sẽ có một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như chảy máu giữa kỳ kinh, tăng cân,...Ngoài ra, thuốc tránh thai chỉ có hiệu quả tránh thai khoảng 91% và không có tác dụng ngăn ngừa bệnh lây qua đường tình dục.
-
Dùng vòng tránh thai: Vòng tránh thai là một dụng cụ được cấy vào tử cung để ngừa thai. Hiệu quả của biện pháp này lên đến 99% và sử dụng trong thời gian dài đến 12 năm. Dù vậy nhưng biện pháp này vẫn có một số tác dụng phụ như kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh kéo dài,...
-
Que cấy tránh thai: Que cấy sẽ được đặt vào cánh tay của phụ nữ và có thể ngừa thai trong vào 4 năm. Biện pháp này có hiệu quả cao lên đến 99% nhưng sẽ không ngừa được các bệnh lây qua đường tình dục.
Hy vọng qua những chia sẻ trên đã giúp các bậc phụ huynh nắm rõ được những dấu hiệu có thai ở tuổi dậy thì để có thể giáo dục tốt cho con của mình. Việc giáo dục và trang bị kiến thức sinh sản, giới tính, những biện pháp phòng tránh thai an toàn sẽ là biện pháp bảo vệ tốt nhất cho con. Phụ huynh nên quan tâm và theo sát con để phòng tránh những hệ lụy có thể xảy ra.
Teenage Pregnancy - Ngày truy cập: 30/08/2022
https://www.healthline.com/health/adolescent-pregnancy