zalo
“Cô bé” bị nấm có mang thai được không? Cách điều trị bệnh hiệu quả
Chuẩn bị mang thai

“Cô bé” bị nấm có mang thai được không? Cách điều trị bệnh hiệu quả

Đào Nhàn
Đào Nhàn

28/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Nấm âm đạo là tình trạng xảy ra phổ biến ở nữ giới vì đây là vùng rất nhạy cảm. Điều này khiến các chị em lo lắng bị nấm có mang thai được không và điều trị bệnh bằng cách nào? Hãy cùng Monkey giải đáp thắc mắc trong bài viết này!

Phụ nữ đang bị nấm có mang thai được không?

Các chuyên gia y tế cho biết, trong âm đạo luôn có nhiều loại vi khuẩn tồn tại, trong đó bao gồm vi khuẩn có lợi và có hại. Các loại nấm sẽ vô hại khi cơ thể phụ nữ khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, đặc biệt là môi trường âm đạo cân bằng. 

Tuy nhiên, khi sức khỏe sụt giảm, cơ thể có dấu hiệu bị rối loạn nội tiết tố, độ pH trong âm đạo thay đổi bất thường,...sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển, gây ra các bệnh về phụ khoa.

Phụ nữ khi bị nấm phải chịu đựng cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, khí hư ra nhiều và có mùi hôi,... “Cô bé” không được khỏe thì quá trình quan hệ tình dục diễn ra cũng không được hoàn hảo. Vậy phụ nữ bị nấm phụ khoa có mang thai được không?

Bệnh nấm âm đạo dễ xuất hiện ở nữ giới. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Câu trả lời là có, phụ nữ bị nấm có ảnh hưởng đến sinh sản nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Theo các bác sĩ sản khoản, vùng kín đang bị nhiễm nấm vẫn có khả năng thụ thai tự nhiên. Tuy nhiên, tỷ lệ thụ thai thành công giảm đi nhiều khi tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn và không có cách điều trị phù hợp, thậm chí là vô sinh.

Cụ thể, nấm phát triển gây nên tình trạng viêm nhiễm vùng kín, làm thay đổi cấu trúc dịch âm đạo trở nên đặc hơn. Điều này không những khiến các chị em khó nhận biết thời điểm rụng trứng mà còn là một rào cản lớn khiến tinh trùng và trứng khó gặp được nhau. Từ đó, khả năng thụ thai của người bệnh giảm đi đáng kể.

Một số căn bệnh liên quan đến niêm mạc tử cung gây vô sinh ở nữ giới như lạc nội mạc tử cung cũng được chứng minh có mối liên hệ đặc biệt với nấm. Ngoài ra, nấm còn có thể gây ra tình trạng mất cân bằng hormone, ảnh hưởng đến cơ chế sản xuất nội tiết tố,...

Phụ nữ mang thai bị nhiễm nấm rất nguy hiểm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngay cả khi bạn đã mang thai nhưng nấm vẫn chưa được điều trị dứt điểm thì cả mẹ và bé có thể gặp những biến chứng rất nguy hiểm. Bởi khi nấm phát triển mạnh, chúng sẽ tấn công màng ối, nhẹ có thể bị viêm, nặng hơn là vỡ màng ối.

Bên cạnh đó, thai phụ có thể bị xuất huyết, chảy máu, sinh non,... Trong quá trình chuyển dạ, trẻ sinh ra từ người mẹ bị nhiễm nấm còn có nguy cơ bị lây từ mẹ, gặp các biến chứng như nấm da, nấm lưỡi,...Vì vậy, khi thấy có những dấu hiệu bị nhiễm nấm, các chị em phụ nữ cần đi khám để được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh nấm ở phụ nữ

Nguyên nhân gây bệnh nấm ở vùng kín

Nhiều nguyên nhân gây bệnh nấm ở nữ giới. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nấm là tác nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm nhiễm âm đạo, trong đó chủ yếu là do nấm Candida. Ngoài ra, âm đạo nữ giới bị viêm nhiễm nấm còn do nhiều nguyên nhân khác như:

  • Rối loạn nội tiết tố 

    • Sự thay đổi bất thường nội tiết tố thường xảy với các trường hợp phụ nữ mang thai, sau sinh hoặc đang uống thuốc có gây ra tác dụng phụ,...

    • Hậu quả của sự rối loạn nội tiết tố là môi trường âm đạo bị mất cân bằng độ pH, khiến vi khuẩn nấm phát triển mạnh mẽ và tấn công gây tổn thương cho âm đạo.

  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách

    • Nhiều người thường nghĩ thụt rửa sâu vào tận bên trong mới sạch sẽ, phòng tránh được bệnh phụ khoa. Tuy nhiên, suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm. Vì khi thụt rửa quá sâu, móng tay có thể gây xước bên trong âm đạo khiến vi khuẩn dễ dàng phát triển.

    • Bên cạnh đó, vệ sinh bằng nguồn nước không sạch, mặc quần lót bẩn, chất liệu không thấm hút tốt hoặc dùng băng vệ sinh kém chất lượng, lâu thay băng khi đến ngày đèn đỏ đều tiềm ẩn nguy cơ phát triển bệnh nấm.

  • Quan hệ tình dục không lành mạnh

    • Một số loại vi khuẩn nấm gây bệnh như chlamydia thường lây qua đường tình dục. Vì vậy, một số trường hợp nhiễm nấm âm đạo là do quan hệ tình dục không lành mạnh, lây nhiễm mầm bệnh từ bạn tình.

    • Không chỉ với nấm mà việc quan hệ tình dục bừa bãi còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xã hội như HIV, vi khuẩn lậu, sùi mào gà,...

Dấu hiệu nhận biết các chị em bị nấm

Cách nhận biết bị nấm âm đạo. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi bị nhiễm nấm vùng âm đạo, người bệnh sẽ có một số những triệu chứng sau đây:

  • Ngứa ngáy vùng kín, đặc biệt là sau khi quan hệ thì cảm giác ngứa dữ dội sẽ cảm nhận rõ rệt vào tận bên trong vùng kín.

  • Vùng kín sưng tấy, mẩn nốt

  • “Cô bé” có mùi hôi, tanh khó chịu

  • Ra nhiều khí hư màu trắng đục, loãng và có bọt hoặc dính thành từng mảng như bã đậu.

  • Đau khi quan hệ, sau quan hệ có thể bị chảy máu âm đạo

  • Đi tiểu buốt, tiểu khó, vùng âm đạo cảm thấy nóng và rát.

Những dấu hiệu trên đều khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mất đi cảm giác thoải mái, tự tin. Vì vậy, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường, các chị em cần phải đến gặp bác sĩ sớm để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

Phương pháp điều trị nấm âm đạo hiệu quả

Để giải quyết triệt để bệnh nấm âm đạo, bệnh nhân cần đi khám để bác sĩ kiểm tra và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh. Một số loại thuốc được được sử dụng trong phác đồ điều trị bệnh nấm âm đạo trong y học hiện nay gồm:

  • Thuốc kháng sinh dạng uống có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa và kháng khuẩn

  • Thuốc bôi tại chỗ dạng kem hoặc gel cũng có tác dụng tương tự

  • Và thuốc đặt âm đạo có tác dụng chuyên điều trị nấm

Đối với các chị em phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú mà bị nấm cũng cần lưu ý một số loại thuốc chống chỉ định vì có gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến thai nhi hoặc chất lượng sữa mẹ.

Phụ nữ bị nấm âm đạo cần điều trị sớm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hơn nữa, tình trạng bệnh nấm ở mỗi người sẽ có mức độ nặng, nhẹ khác nhau nên liều lượng thuốc điều trị cũng khác nhau. Vì vậy, người bệnh cần tuyệt đối dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc theo đơn của bệnh nhân khác để tránh gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Ngoài ra, để giúp cho việc điều trị bệnh nấm ở vùng âm đạo đạt hiệu quả nhanh chóng, các chị em cũng cần chú ý đến phương pháp vệ sinh vùng kín. Cụ thể như:

  • Giữ vệ sinh cá nhân, đặc biệt là vùng kín thật tốt, luôn giữ cho “cô bé” sạch sẽ, khô thoáng.

  • Tránh sử dụng giấy vệ sinh rẻ tiền, kém chất lượng có thể gây kích ứng da.

  • Giặt giũ sạch sẽ quần áo và đồ dùng cá nhân, không mặc quần áo ẩm, đặc biệt là đồ lót.

  • Vệ sinh âm hộ, tắm nước nóng để trung hòa axit trong nước tiểu, giúp giảm cảm giác đau rát mỗi khi đi tiểu.

  • Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau xanh và sữa chua để tăng cường sức đề kháng, hạn chế sự xâm lấn của các bệnh viêm nhiễm liên quan.

Nếu đảm bảo tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ kết hợp với giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, chắc chắn tình trạng bệnh sẽ mau chóng khỏi hẳn. Khi đó, các chị em sẽ không cần lo bị viêm nấm có thai được không nữa.

Làm sao để phòng tránh nguy cơ nhiễm nấm âm đạo khi mang thai

Phòng tránh nguy cơ mắc bệnh nấm âm đạo. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để giúp chị em không còn canh cánh nỗi lo “bị nấm có thụ thai được không?” trong lòng, Monkey xin chia sẻ một số biện pháp phòng tránh bệnh như sau:

  • Giữ vùng kín khô thoáng, sạch sẽ, nên rửa tay sạch trước khi vệ sinh vùng kín và kết hợp rửa bằng dung dịch vệ sinh có tình kiềm nhẹ, độ pH phù hợp với môi trường âm đạo. 

  • Dùng giấy vệ sinh lau khô sau khi đi vệ sinh. Lưu ý không lau từ phía hậu môn ngược về trước để tránh vi khuẩn từ hậu môn lây sang âm đạo, từ đó gây ra viêm nhiễm phụ khoa.

  • Mặc quần lót chất liệu cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi để âm đạo không bị ẩm ướt.

  • Thay băng vệ sinh thường xuyên 4 giờ 1 lần khi đến kỳ kinh nguyệt, tắm bằng nước ấm.

  • Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh, nên đeo bao cao su để phòng tránh lây nhiễm bệnh qua đường tình dục.

  • Khám sức khỏe phụ khoa định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần.

Như vậy, bài viết vừa rồi đã giải đáp thắc mắc “bị nấm có mang thai được không?” và các vấn đề liên quan cho các chị em. Hy vọng những kiến thức này sẽ bổ ích, giúp phái đẹp tránh được căn bệnh nấm âm đạo và những hậu quả do nó gây ra.

Can a Yeast Infection Affect Fertility and Your Chances of Conception - Ngày truy cập: 27/04/2022

https://parenting.firstcry.com/articles/can-a-yeast-infection-affect-your-fertility-and-chances-of-conception/

Can a yeast infection affect my ability to get pregnant? - Ngày truy cập: 27/04/2022

https://www.parents.com/getting-pregnant/can-a-yeast-infection-affect-my-ability-to-get-pregnant/

Can a yeast infection affect my fertility? - Ngày truy cập: 27/04/2022

https://www.babycenter.com/getting-pregnant/how-to-get-pregnant/can-a-yeast-infection-affect-my-fertility_1404535#:~:text=No%2C%20having%20a%20yeast%20infection,a%20common%20fungus%20called%20Candida

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!