zalo
Mẹ bị sảy thai có ảnh hưởng đến sinh sản không? Nguyên nhân và cách phòng tránh
Chuẩn bị mang thai

Mẹ bị sảy thai có ảnh hưởng đến sinh sản không? Nguyên nhân và cách phòng tránh

Đào Nhàn
Đào Nhàn

20/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trong quá trình mang thai, nhiều mẹ bầu không may bị sảy thai và gây ra cú sốc tinh thần lớn cho cả gia đình. Hãy cùng Monkey lý giải nguyên nhân là do đâu và trả lời câu hỏi sảy thai có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Hiện tượng sảy thai là gì? Các hình thức sảy thai

Sảy thai là tình trạng bị mất thai. Hiện tượng này thường diễn ra ở tuần thứ 20 trong thời gian mang bầu. Theo thống kê, có khoảng 15% phụ nữ được chẩn đoán là mang thai nếu trễ kinh từ 5-6 tuần. Tuy nhiên, ở lần siêu âm thứ 2, nhiều phụ nữ bị mất thai mà không rõ nguyên nhân.

Các hình thức sảy thai ở mẹ bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Có 3 hình thức sảy thai tự nhiên ở thai phụ:

  • Hiện tượng hay gặp nhất là ra huyết trong quá trình mang thai, túi thai tự động lọt ra ngoài.

  • Mẹ bầu được chẩn đoán là có túi thai, tim thai, phôi thai. Nhưng sau đó kết quả siêu âm kết luận là tim thai ngừng đập và túi thai vẫn còn nằm trong tử cung. Hiện tượng này được gọi là thai chết lưu. Khi không may gặp phải tình trạng thai chết lưu, mẹ bầu cần nhanh chóng phẫu thuật để lấy túi thai ra ngoài nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng, băng huyết hoặc một số bệnh nguy hiểm khác.

  • Thai phụ được chẩn đoán là có túi thai, tuy nhiên không tìm thấy phôi thai. Đây là hiện tượng thai không phát triển. Mẹ bầu cần lấy túi thai ra ngoài nhanh nhất có thể để không cho vi khuẩn phát sinh. Nếu để quá lâu, mẹ bầu có nguy cơ phải cắt tử cung.

 Những đối tượng có nguy cơ cao bị sảy thai

Sảy thai tự nhiên thường xảy ra đối với những thai phụ có tình trạng sức khỏe đặc biệt. Các chị em phụ nữ cần ghi nhớ thông tin này để xem mình có thuộc một trong các đối tượng được liệt kê không? Và nếu có thì cần có tâm lý chuẩn bị và theo dõi sức khỏe thường xuyên.

Ảnh hưởng của nhiễm sắc thể

Ước tính có khoảng hơn 50% phụ nữ bị sảy thai tự nhiên do ảnh hưởng của nhiễm sắc. Nhiễm sắc thể là cấu trúc nội bào bao gồm các gen. Nhiều chị em bị sảy thai vì số lượng nhiễm sắc thể bất thường hoặc do ngẫu nhiên, không phải di truyền.  

Các vấn đề về nhiễm sắc thể có nguy cơ gây ra các hiện tượng trong thời kỳ mang thai như:

  • Trứng rụng: tình trạng phôi thai không thể phát triển dù đã được cấy vào bên trong cổ tử cung. Nếu gặp phải bệnh lý này, các chị em thường bị chảy máu màu nâu sẫm ở giai đoạn đầu thời kỳ mang thai.

  • Phôi thai chết lưu: tim thai ngừng đập.

  • Chửa trứng: mô tử cung biến thành khối u khi mang thai.

  • Chuyển đoạn: hiện tượng một nhiễm sắc thể tự di chuyển vào gắn vào một nhiễm sắc thể bất kỳ. Đây là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng sảy thai liên tiếp.

Vấn đề về nhau thai

Nhau thai là bộ phận quan trọng giúp mẹ truyền các chất dinh dưỡng sang cho bào thai để duy trì sự sống và phát triển khoẻ mạnh. Cơ quan này thường được gắn vào bên trên, bên dưới hoặc phía sau của tử cung.

Ảnh hưởng của nhau thai đến mẹ bầu. (Ảnh: Canva.com)

Trường hợp nhau thai bị vấn đề thường bị tuột khỏi thành tử cung, bám quá chặt hoặc bám sai vị trí. Điều này làm cho âm đạo ra máu. Đây là dấu hiệu cảnh báo trục trặc ở nhau thai, mẹ bầu cần nhanh chóng đi siêu âm để có giải pháp kịp thời.

Mất cân bằng về hormone

Hormone là chất dẫn truyền trong cơ thể, di chuyển trong máu đến khắp cơ thể để thông báo cho các mô và cơ quan về hoạt động cần thực hiện. Chất kích thích này này giúp kiểm soát nhiều nhiều hoạt động của cơ thể, bao gồm cả quá trình trao đổi chất và sinh sản.

Progesterone là hormone vô cùng quan trọng trong quá trình mang thai. Chúng giúp nhau thai bám chắc vào thành tử cung. Nếu cơ thể mẹ không cung cấp đủ progesterone thì nhau thai rất dễ bị bong, làm cho thai nhi không nhận được chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ và gây ra hiện tượng phôi thai chết lưu.

Nguyên nhân gây ra tình trạng mất cân bằng hormone do sử dụng thuốc sai chỉ dẫn, rối loạn ăn uống uống, thường xuyên căng thẳng hoặc là các khối u tạo thành. Đặc biệt, ở giai đoạn mang thai tình trạng này rất dễ xảy ra, chị em phụ nữ cần đặc biệt lưu tâm.

Rối loạn miễn dịch

Một nghiên cứu mới tại Đại học Stanford ở California đã chỉ ra rằng: “Hệ miễn dịch của mẹ giảm trong thai kỳ”. Để phôi thai phát triển, một số tế bào mới sẽ xâm nhập vào niêm mạc tử cung. Hệ miễn dịch cơ thể mẹ có xu hướng tấn công các tế bào lạ và làm yếu đi chức năng miễn dịch.

Một nguyên nhân khác gây ra tình trạng này là do thói quen ăn uống không lành mạnh của thai phụ. Thực phẩm không rõ nguồn gốc chứa các loại vi khuẩn và virus gây hại cho cơ thể mẹ và bé. 

Thai phụ bị rối loạn hệ miễn dịch do thói quen ăn uống. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu muốn hệ miễn dịch hoạt động tốt, thai phụ cần tăng cường hấp thụ những loại thực phẩm giàu chất xơ và có độ dinh dưỡng cao. Đồng thời tránh nạp những loại thức ăn đã qua chế biến, nhiều đường, chất béo. 

Sức khỏe thai phụ yếu

Nếu thai phụ có tiền sử các bệnh như: tiểu đường, huyết áp cao, thận yếu, cổ tử cung, thiếu máu, tim mach,... rất dễ gặp phải tình trạng sảy thai.

Sức khoẻ yếu người mẹ sẽ không thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mẹ và thai nhi. Điều này làm cho thai nhi kém phát triển, bào thai bám vào thành tử cung lỏng lẻo. Chỉ cần người mẹ bị tác động mạnh nào vào cơ thể hoặc tinh thần thì có thể bị sảy thai ngay lập tức.

Cấu trúc tử cung bất thường

Cấu trúc tử cung bất thường là một dạng dị tật bẩm sinh từ khi người mẹ sinh ra hoặc do di truyền. Có khoảng 3% phụ nữ gặp phải tình trạng này. Biểu hiện là hai bên tử cung có phần nhô lên giống như sừng và trong lòng tử cung có một vách ngăn. 

Ở những phụ nữ bị tử cung hai sừng, dung tích của tử cung nhỏ, dễ dẫn đến các tình trạng như sảy thai, sinh non, vỡ ối sớm, thai nhẹ cân, ngôi thai bất thường,... Và hiện tại, chưa có phương pháp ngăn ngừa dị tật này.

Ngộ độc thực phẩm

Đây cũng là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng sảy thai trong 3 tháng đầu. Mẹ bầu không may ăn phải các loại thức ăn nhiễm khuẩn, thực phẩm chưa được nấu chín,... sẽ rất dễ bị ngộ độc thực phẩm.

Thai phụ bị ngộ độc thực phẩm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, mẹ bầu bị sảy thai cũng có thể do ăn quá nhiều các loại thực phẩm sau:

  • Đu đủ xanh

  • Rau chùm ngây

  • Nội tạng động vật

  • Mướp đắng

  • Trứng sống

  • Khoai tây mọc mầm,...

Hở eo cổ tử cung

Hở eo cổ tử cung là tình trạng cổ tử cung mở nút nhầy sớm hơn dẫn đến tình trạng chuyển dạ sớm. Đây là nguyên nhân quan trọng gây ra sảy thai, đặc biệt là sảy thai liên tiếp. 

Bệnh lý này có thể là do bẩm sinh. Hoặc là cổ tử cung bị tổn thương sau lần phá thai trước dẫn đến bị rách hoặc phải cắt bỏ một đoạn cổ tử cung do một nguyên nhân nào đó. 

Hở eo cổ tử cung thường không có dấu hiệu nào đặc trưng. Bệnh lý này thường xuất hiện đột ngột , đau bụng và sau vài cơn sẽ vỡ ối và thai thoát ra ngoài rất nhanh. Vì vậy các chị em mắc phải căn bệnh này cần đi khám thường xuyên và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thời điểm mang thai không thích hợp

Một số chị em mang thai khi tuổi đời quá trẻ rất dễ bị sảy thai. Mẹ bầu chưa đủ 18 tuổi đã mang thai, các cơ quan trong cơ thể chưa phát triển hết làm cho mẹ không đủ sức khoẻ để nuôi bào thai. 

Không chỉ mẹ bầu chưa đủ tuổi mang thai nguy hiểm, mà phụ nữ ngoài 35 tuổi mang thai cũng gặp nhiều rủi ro. Tỉ lệ thai nhi bị sảy, dị tật bẩm sinh, u não, tự kỷ, trầm cảm,... tương đối cao.

Ngoài ra, mẹ bầu mang thai ngay sau khi bị sảy thai cũng rất nguy hiểm. Vì các cơ quan trong cơ thể chưa đủ thời gian để phục hồi nên rất yếu. Biểu hiện là cơ thể mẹ thường xuyên mệt mỏi, khó ngủ, đi lại khó khăn hoặc hay cáu gắt.

Sử dụng các chất kích thích

Mẹ bầu sử dụng các chất kích thích. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai, nếu mẹ bầu sử dụng quá nhiều chất kích thích như: cà phê, thuốc lá, rượu, bia,... nguy cơ sảy thai khá cao. Vì trong giai đoạn này, bào thai chưa bám chắc vào thành tử cung. Và các chất độc hại dễ làm rối loạn hệ miễn dịch, hạn chế sự sản sinh các chất hormone có tác dụng liên kết bào thai với tử cung.

Phụ nữ bị sảy thai có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Có thể nói, sảy thai có ảnh hưởng đến sinh sản không là điều mà các chị em không may gặp phải tình huống này thắc mắc nhiều nhất. Theo các chuyên gia, tùy vào sức khỏe mẹ bầu và mức độ ảnh hưởng của bào thai mà mẹ bầu sẽ gặp phải những biến chứng khác nhau sau khi sẩy thai:

  • Ra máu âm đạo.

  • Đau vùng bụng dưới và đau lưng, căng tức vùng bụng một bên.

  • Choáng váng, chóng mặt.

  • Sảy thai liên tiếp.

  • Mang thai ngoài cổ tử cung ở lần mang thai mới.

  • Cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung do thai quá lớn hoặc ở vị trí đặc biệt.

  • Vô sinh.

Hiện tượng sảy thai ở mẹ bầu. (Ảnh: Canva.com)

Thông thường, hiện tượng sảy thai thường được chia thành hai trường hợp sau:

  • Thai nhi mới hình thành, chưa vào được tử cung đã mất. Thai phụ gặp tình trạng này sẽ bị ra máu giống chu kỳ kinh nguyệt khoảng 5-7 ngày sẽ hết. Các di chứng kéo theo cũng khá nhẹ, chị em bị đau bụng hoặc choáng váng vài ngày là khỏi.

  • Thai nhi đã làm tổ ở tử cung và phát triển đến một mức độ nhất định. Tình trạng này gây ra rủi ro khá lớn cho thai phụ vì phải làm phẫu thuật để lấy bào thai ra khỏi cơ thể. Nếu để quá lâu khiến máu tràn trong ổ bụng sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng cho người mẹ.

Như vậy, đáp án của câu hỏi “sảy thai có ảnh hưởng đến sinh sản không?” là hoàn toàn có. Nguy hiểm của sảy thai sẽ phụ thuộc vào mức độ phát triển của bào thai. Nếu bao thai còn nhỏ sẽ không quá ảnh hưởng, nhưng nếu nó đã phát triển lớn thì sức khoẻ của mẹ bị ảnh hưởng rất nhiều, thậm chí là vô sinh hoặc đánh đổi bằng cả tính mạng.

Xem thêm: 

Dấu hiệu báo động mẹ bầu bị sảy thai

Mẹ bầu thường bị sảy thai nhiều nhất là trong 4 tháng đầu tiên của thai kỳ. Nguyên nhân là do thời kỳ này bào thai chưa bám chắc vào thành tử cung. Mẹ bầu chỉ cần vận động mạnh hoặc vật nào đó tác động vào sẽ dễ bị ảnh hưởng.

Dưới đây là các dấu hiệu sảy thai theo từng thời điểm của thai kỳ:

Từ tuần 1 – 6

Có thể nhiều chị em phụ nữ trong giai đoạn này chưa biết mình mang thai. Từ tuần 1 đến tuần 6, thai nhi đang trong quá trình hình thành phôi thai. Vì vậy, đa số chị em phụ nữ trong giai đoạn này thầy buồn nôn, tức ngực, chán ăn,...

Mẹ bầu chán ăn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu thai phụ còn có những biểu hiện khác như: đau bụng âm ỉ, cơ thể mệt mỏi thì cần đi thăm khám bác sĩ ngay lập tức. Chị em nào tinh ý và phát hiện sớm có thể giữ được bào thai trong trường hợp này.

Từ tuần 6 – 12

Giai đoạn tuần 6 đến tuần 12, thai nhi đã tương đối phát triển và hình thành tất cả bộ phận cơ thể. Bào thai bắt đầu có những phản xạ nhẹ như đạp, duỗi chân, tuy nhiên mẹ bầu chưa thể cảm nhận được. Nếu chị em phụ nữ nào có những dấu hiệu sau thì cần đặc biệt lưu ý:

Chảy máu bất thường

Nếu mẹ bầu bị chảy máu liên tục, sắc máu chuyển từ đỏ tươi sang đỏ thẫm thì đây có thể hàm lượng hormone suy giảm và quá trình sảy thai đang diễn ra. Các chị em cần đi khám ngay lập tức, vì có đến 70% người trong trường hợp này vẫn giữ được bào thai.

Đau vùng bụng dưới

Cơn đau này tương tự như các chị em phụ nữ đang có hành kinh. Đây là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu bị sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Nếu thấy dấu hiệu này, thai phụ cần nhanh chóng vào viện để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Dịch nhờn âm đạo ra nhiều kèm mùi hôi

Nếu mẹ bầu thấy dịch nhờn nhiều một cách bất thường và lẫn chút máu đông kèm mùi hôi thì cần lưu ý. Có đến hơn 50% thai phụ có tình trạng này được chẩn đoán bị sảy thai.

Từ tuần 12 – 20

Mặc dù đã trải qua 3 tháng đầu thời kỳ nhạy cảm nhưng các chị em cũng cần đặc biệt lưu tâm. Ở thời kỳ này, mẹ bầu bị sảy thai thường có các dấu hiệu sau:

  • Đau bụng dữ dội kèm khó thở.

  • Dịch âm đạo bất thường.

  • Chuột rút.

  • Chảy máu âm đạo.

Sảy thai bao lâu có thể mang thai lại?

Bên cạnh vấn đề sảy thai có ảnh hưởng đến sinh sản không thì các mẹ cũng cần quan tâm đến thời gian có thể mang thai lại sau khi sảy. Điều này nhằm đảm bảo mẹ có đủ sức khỏe tốt để giúp thai nhi phát triển một cách toàn diện nhất.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người mẹ nên phục hồi cơ thể ít nhất 6 tháng mới có thể mang thai lại. Vì sau khi sảy thai, lớp niêm mạng dạ con của phụ nữ bị yếu đi. Nếu mang thai lại ngay lập tức sẽ dễ dẫn đến tình trạng sảy thai liên tiếp.

Thời điểm thích hợp để mang thai lại. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu mẹ bầu sau 3 tháng sảy thai có thể mang thai lại. Lý do dẫn đến sự khác biệt này là phù thuộc vào cơ địa từng người. Các cặp vợ chồng nên đi khám bác sĩ để được tư vấn trực tiếp trước khi đưa ra quyết định.

Cách phòng tránh nguy cơ bị sảy thai cho các mẹ bầu

Khám sức khoẻ trước khi mang bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để bảo vệ sức khỏe mẹ bầu và hạn chế tối đa nguy cơ sảy thai, chị em phụ nữ cần chú ý những điều sau:

  • Khám sức khoẻ tổng thể trước khi mang bầu.

  • Tiêm phòng đầy đủ.

  • Thai phụ mắc các bệnh: tiểu đường, huyết áp cao, tuyến giáp,.. cần điều trị ổn định trước khi mang bầu.

  • Không sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá,..

  • Duy trì cảm xúc ổn định.

  • Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng trong thời gian thai kỳ.

  • Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Trên đây là những thông tin cần biết về sảy thai. Thông qua bài viết này, chắc hẳn các chị em đã trả lời được câu hỏi “Sảy thai có ảnh hưởng đến sinh sản không?”. Mong rằng các thông tin Monkey vừa cung cấp giúp các chị em tránh được hậu quả xấu xảy ra.

I've had a miscarriage. Will this affect my fertility? - Ngày truy cập: 20/4/2022

https://www.babycentre.co.uk/x546737/ive-had-a-miscarriage-will-this-affect-my-fertility

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey