Bệnh suy giáp thường phát triển trong âm thầm nhưng lại gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí là tử vong. Vì thế, “người bị suy giáp có mang thai được không?” luôn là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ vấn đề này.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Bệnh nhân bị suy giáp có mang thai được không?
Tuyến giáp là bộ phận nhỏ nằm ngay phía trước cổ, dưới hầu của mỗi người. Vai trò của tuyến giáp là sản xuất ra các hormone triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4). Các thyroxine có chức năng quan trọng trong quá trình trao đổi chất và kiểm soát một số chức năng quan trọng khác như tim, hệ thần kinh, đường huyết, tuyến sữa và tuyến sinh dục.
Bệnh suy giáp (còn được gọi là nhược giáp) cho biết chức năng tuyến giáp bị rối loạn, suy giảm chức năng tuyến giáp. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất các hormone cần thiết, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều hoạt động của cơ thể. Vậy người bị suy giáp có mang thai được không?
Các chuyên gia y tế cho biết, phụ nữ bị suy giáp vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên, tuyến giáp không sản xuất đủ hormone gây cản trở quá trình rụng trứng, làm giảm khả năng thụ thai tự nhiên, thậm chí là vô sinh cao dù bệnh ở mức độ nhẹ hoặc cận lâm sàng. Ngay cả khi đã mang thai, bệnh nhân bị suy giáp còn phải đối mặt với những nguy cơ xấu cho cả mẹ và thai nhi.
Ảnh hưởng của bệnh suy giáp đến sức khỏe thai phụ
Khi mang thai, bệnh nhân suy giáp nếu không được điều trị phù hợp sẽ phải chịu nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe và tâm lý. Cụ thể:
-
Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, bị chuột rút, ớn lạnh, dẫn đến stress
-
Cân nặng tăng lên quá mức, phù nề, khiến mẹ bầu đi lại khó khăn, trầm cảm
-
Tình trạng táo bón diễn ra thường xuyên
-
Đau yếu cơ
-
Thiếu máu
-
Huyết áp tăng cao, nguy cơ dẫn đến tiền sản giật
-
Suy tim
-
Sẩy thai
-
Chảy máu sau sinh nhiều,...
Ảnh hưởng của bệnh suy giáp đến sức khỏe thai nhi
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hormone tuyến giáp của người mẹ. Vì vậy, mẹ bị suy giáp khiến thai nhi cũng phải chịu nhiều tác động tiêu cực như:
-
Nguy cơ trẻ bị suy giáp bẩm sinh, khuyết tật bẩm sinh
-
Chậm phát triển trí não, đần độn
-
Thai nhi chậm phát triển, trẻ sinh ra nhẹ cân hơn so với tuổi
-
Nguy cơ thai chết lưu, sảy thai cao, sinh non,...
Có thể thấy, tuy phụ nữ bị suy giáp vẫn có khả năng mang thai nhưng lại phải đối mặt với nhiều nguy hiểm. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, các chị em phụ nữ bị suy giáp nên điều trị bệnh trước khi mang thai. Đồng thời nên bổ sung thêm vitamin cần thiết cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
Xem thêm:
- Bạn đã biết: Chuẩn bị có thai nên kiêng gì là tốt nhất?
- Phụ nữ chuẩn bị mang thai cần bổ sung gì để tốt cho sức khỏe mẹ và bé?
Các loại biến chứng khác của bệnh suy giáp
Ngoài những ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nữ giới, bệnh suy giáp còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe như:
-
Bướu cổ: Là tình trạng do tuyến giáp to hơn sau khi giải phóng quá nhiều hormone. Tình trạng bướu cổ tăng nặng không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn khiến người bệnh gặp khó khăn khi nuốt và thở.
-
Mắc bệnh tim: Nồng độ cholesterol lipoprotein (LDL) tăng cao là nguyên nhân gây ra bệnh tim và suy tim.
-
Ảnh hưởng tâm thần: Suy giáp làm ảnh hưởng chức năng tâm thần, trầm cảm, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
-
Bệnh lý thần kinh ngoại biên: Tình trạng bệnh suy giáp kéo dài không được điều trị càng gây tổn thương lên các dây thần kinh ngoại biên. Tại các vùng bị ảnh hưởng, người bệnh sẽ có các triệu chứng như đau, tê và ngứa.
-
Bệnh phù nề: tình trạng này tuy hiếm gặp nhưng có mức độ nguy hiểm cao, có thể gây tử vong cho người bệnh. Dấu hiệu nhận biết của bệnh là không dung nạp lạnh, buồn ngủ và vô thức.
-
Hôn mê do myxedema là ảnh hưởng của thuốc an thần, nhiễm trùng hoặc căng thẳng khác. Khi gặp tình trạng này, bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Nguyên nhân và cách nhận biết các triệu chứng của bệnh suy giáp
Nguyên nhân gây bệnh suy giáp ở nữ giới
Các chuyên gia y tế cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy giảm chức năng tuyến giáp, hình thành bệnh suy giáp như:
-
Rối loạn tự miễn: Còn được gọi là bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh suy giáp, xảy ra khi hệ miễn dịch tự tạo ra kháng thể gây hại cho các mô của cơ thể. Ngoài ra, quá trình này có thể liên quan đến tuyến giáp.
-
Ảnh hưởng của quá trình điều trị bệnh cường giáp: Cường giáp là bệnh lý xảy ra do cơ thể sản xuất dư thừa hormone tuyến giáp. Bệnh này thường được điều trị bằng thuốc chống tuyến giáp hoặc i ốt phóng xạ. Tuy nhiên, việc này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản xuất hormone tuyến giáp, gây ra bệnh suy giáp.
-
Phẫu thuật tuyến giáp: Phẫu thuật là cách cải thiện tình trạng bệnh lý tuyến giáp nhưng có thể khiến quá trình sản xuất hormone bị giảm, thậm chí ngừng hẳn.
-
Xạ trị: Các tia bức xạ dùng trong điều trị bệnh ung thư ở vị trí đầu hoặc cổ có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp, là nguyên nhân gây ra bệnh suy giáp.
-
Thuốc: Thành phần của một số loại thuốc như thuốc điều trị rối loạn tâm thần có thể gây ra bệnh suy giáp.
-
Rối loạn tuyến yên: Tình trạng tuyến yên sản xuất hormone quá ít, không đủ kích thích tuyến giáp có thể gây nên bệnh suy giáp.
-
Thiếu i ốt: cơ thể mỗi người cần một lượng i ốt vừa đủ. Quá ít i ốt là nguyên nhân dẫn đến bị suy giáp và thừa i ốt cũng góp phần làm bệnh nghiêm trọng hơn.
-
Bị suy giáp bẩm sinh: Một số trẻ sinh ra có thể không có tuyến giáp hoặc bị khiếm khuyết.
-
Mang thai: Suy giáp là bệnh khá phổ biến ở phụ nữ mang thai vì trong thai kỳ, cơ thể mẹ bầu tiết ra kháng thể tuyến giáp.
Triệu chứng của bệnh suy giáp
Dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì bệnh nhân suy giáp cũng sẽ có những triệu chứng tương tự nhau, tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thông thường, các triệu chứng thường không biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu và chỉ thể hiện rõ khi tình trạng suy giáp đã chuyển nặng.
Một số triệu chứng nhận biết bệnh suy giáp như sau:
-
Người mệt mỏi, thiếu sức sống, sợ lạnh
-
Giảm trí nhớ, mất tập trung, chậm chạp, biểu hiện trầm cảm
-
Vùng mắt sưng
-
Tóc mỏng, thô, mất lông mày, móng tay giòn dễ gãy
-
Tim đập chậm, khả năng co bóp của tim bị giảm
-
Lưỡi to, giọng nói khàn, ngủ xuất hiện tình trạng ngưng thở
-
Suy giảm chức năng tiêu hóa, táo bón nhiều
-
Suy giảm ham muốn tình dục
Bệnh suy giảm được phát hiện và điều trị càng sớm sẽ giảm đáng kể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai. Vì vậy, ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường kể trên xuất hiện, chúng ta cần chủ động đến bệnh viện sớm để được khám và chẩn đoán chính xác.
Điều trị và phòng tránh bệnh suy giáp
Phương pháp điều trị bệnh suy giáp
Điều trị bệnh suy giáp là tìm cách điều chỉnh lượng hormone tuyến giáp về mức bình thường. Khi đó, tình trạng sức khỏe bệnh nhân sẽ ổn định trở lại, sức khỏe thai kỳ cũng không bị ảnh hưởng.
Trường hợp nồng độ hormone tuyến giáp ở mức thấp, bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp thay thế hormone thyroxine đang thiếu, bổ sung hormone cần thiết cho cơ thể bằng một số loại thuốc chuyên dụng.
Đối với bệnh nhân đang mang thai, do nhu cầu về hormone của cơ thể tăng gấp đôi so với bình thường nên cần được theo dõi sát sao hơn. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bác sĩ sẽ theo dõi hormone 4 lần 1 tuần, sau đó sẽ giảm dần xuống 2 lần kiểm tra khi thai nhi được 16 và 28 tuần tuổi.
Người bệnh cần đặc biệt lưu ý, uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để duy trì lượng hormone tuyến giáp ở mức ổn định. Từ đó tránh được những biến chứng xảy ra, gây hại cho sức khỏe và nguy hiểm tính mạng.
Phương pháp phòng tránh bệnh suy giáp
Tại Việt Nam, đặc biệt ở vùng núi, thức ăn thường thiếu i ốt nên người dân mắc bệnh bướu cổ không ít. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh suy giáp. Vì vậy,
Bộ Y tế khuyến cáo, cách phòng tránh bệnh suy giáp tốt nhất là dùng muối i ốt thay vì lựa chọn muối thông thường để bổ sung i ốt cho cơ thể.
Một số vấn đề cần lưu ý trong phòng tránh bệnh suy giáp như sau:
-
Lựa chọn các loại thực phẩm giàu i ốt như: cá biển, trứng, rau xanh, trái cây màu vàng, sữa,...
-
I ốt dễ bay hơi ở nhiệt độ cao nên khi nấu canh cần lưu ý để nguội rồi mới thêm muối vào canh.
-
Điều trị bệnh bướu cổ sớm ngay khi mới phát hiện
-
Phụ nữ mang thai cần tiến hành sàng lọc trước sinh để tránh ảnh hưởng đến thai nhi
-
Điều trị bệnh tuyến giáp trước khi có ý định mang thai. Trường hợp đã mang thai nhưng phát hiện bệnh suy giáp cần thường xuyên đi khám và tuân thủ hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.
Như vậy, thắc mắc “người bị suy giáp có mang thai được không?” đã được giải đáp rõ trong bài viết này. Bệnh suy giáp có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản của người bệnh. Vì vậy, các chị em cần biết cách chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh hiệu quả để tránh ảnh hưởng tiêu cực do bệnh gây ra.
Can Hypothyroidism Impact Your Fertility? - Ngày truy cập: 13/05/2022
https://www.everydayhealth.com/hs/healthy-living-with-hypothyroidism/hypothyroidism-impact-fertility/