Cần sơ cứu và chữa trị kịp thời bé bị bỏng độ 2 đúng cách để giúp trẻ hạn chế những biến chứng do bỏng gây ra. Da của trẻ rất mỏng manh và yếu đuối, do vậy khi trẻ bị bỏng độ 2 nếu không sơ cứu kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nặng hoặc có thể dẫn đến tử vong. Dưới đây là những cách điều trị và sơ cứu cho trẻ khi bị bỏng độ 2 mà Monkey tổng hợp và muốn chia sẻ đến các phụ huynh.
Trẻ bị bỏng độ 2 có triệu chứng như thế nào?
Có nhiều cách mà chúng ta có thể phân độ bỏng khác nhau. Có thể phân chia mức độ bỏng theo độ sâu vết thương, theo độ rộng vết thương và theo vị trí vết thương. Sau đó, đánh giá tổng quan 3 yếu tố này lại và đánh giá tình trạng để đưa ra những xử lý phù hợp.
Theo bác sĩ thì độ bỏng của vết thương được chia làm 3 mức độ. Bỏng độ 1, bỏng độ 2 và bỏng độ 3. Vậy bé bị bỏng độ 2 sẽ có những triệu chứng như thế nào? Dưới đây là những triệu chứng để nhận biết trẻ có bị bỏng độ 2 hay không.
Bỏng độ 2 sẽ nặng hơn bỏng độ 1 và nhẹ hơn bỏng độ 3. Vết bỏng này sẽ lan qua các tế bào biểu bì của da và gây tổn thương qua lớp biểu mô sau cùng là lớp hạ bì. Và tại lớp hạ bì, vết thương bị bỏng cũng được phân chia làm hai mức độ phụ thuộc vào yếu tố chiều sâu của vết thương như sau:
Bé bị bỏng độ 2 trên bề mặt
Bỏng độ 2 trên bề mặt có nghĩa là vết thương tổn thương qua các lớp mô bì của da và chạm đến bề mặt hạ bì. Hạ bì lúc này chỉ mới bị tổn thương ngay trên bề mặt và chưa ảnh hưởng xấu đến bên trong lớp hạ bì.
Biểu hiện bên ngoài mà phụ huynh có thể thấy khi trẻ bị bỏng độ 2 là lớp da màu đỏ sưng lên. Đồng thời các vết thương sẽ dần hình thành những phỏng rộp bóng nước để giảm nhiệt cho lớp hạ bì. Do hình thành bóng nước, cơ thể tiết ra nhiều dịch để bảo vệ da non khỏi những tác nhân xấu. Do vậy mà bề mặt da có thể gây ra ẩm ướt.
Mức độ nguy hiểm của bỏng độ 2 trên bề mặt:
-
Nên phân biệt hai dạng bỏng ở cấp độ 2 để phục vụ cho quá trình điều trị. Bỏng độ 2 trên bề mặt lớp da biểu bì và không ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của da. Lớp hạ bì sẽ phát triển và tái tạo thành lớp da mới. Nếu sau vài ngày tổn thương mà không được điều trị kịp thời sẽ cần phải phẫu thuật.
-
Hiện tượng sưng đỏ và đau tại vùng bị bỏng sẽ hết sau 3 - 4 ngày.
Bé bị bỏng độ 2 bên dưới bề mặt
Bỏng độ 2 dưới bề mặt hay còn gọi là bỏng phần corium, lúc này vết bỏng đã tổn thương qua sâu lớp hạ bì. Tổn thương này khá nghiêm trọng vì lớp mô này chứa tất cả các mạch máu nuôi dưỡng cơ thể và có 1 phần các sợi dây thần kinh cảm giá.
Tế bào này có nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ các mối nguy hiểm phát sinh từ việc va đập để tránh cơ thể bị tổn thương các phần bên trong. Bé bị bỏng độ 2 dưới bề mặt sẽ mất đi chức năng bảo vệ cơ thể và làm cơ thể mất nhiệt nhanh chóng.
Khi trẻ bị bỏng cấp độ 2, các vùng da sẽ xuất hiện màu trắng có xen kẽ với vùng đỏ. Có thể có hoặc không xuất hiện nhiều cùng bị phồng rộp trên bề mặt da. Lớp hạ bì đã bị hủy hoại gần một nửa nên vùng da sẽ ít ẩm ướt hơn bỏng trên bề mặt.
Mức nguy hiểm khi bé bị bỏng độ 2 dưới bề mặt:
-
Vết bỏng cấp độ 2 dưới bề mặt sẽ lành lâu hơn, trong khoảng 3 - 4 tuần. Và quá trình lành bệnh của cấp độ 2 dưới bề mặt sẽ để lại sẹo cho người có vết bỏng này.
-
Trong nhiều trường hợp không chữa trị kịp thời, bạn cần thực hiện cắt lọc và ghép da điều trị. Đặc biệt, vết bỏng độ 2 bề mặt dưới này nếu không được điều trị kịp thời thì vết bỏng sẽ lan ra và nặng hơn, trở thành một vết bỏng bậc 3.
Hướng dẫn sơ cứu trẻ bị bỏng cấp độ 2
Sau đây là hướng dẫn sơ cứu bé bị bỏng độ 2 đúng nhất và hiệu quả nhất. Hạn chế tối đa những thiệt hại do nhiễm bỏng cấp độ 2 gây ra:
-
Ngay khi phát hiện trẻ bị bỏng, lập tức nhận diện xem trẻ bị vết bỏng cấp độ nào.
-
Ngay lập tức làm mát vết thương bị bỏng bằng cách đưa vết thương ngâm vào chậu nước mát. Có thể đưa trực tiếp vết thương bị bỏng vào vòi nước mát để giảm nhiệt độ. Điều này sẽ giúp cho trẻ dịu, giảm nhiệt và độ sâu của vết bỏng.
-
Sau đó rửa sạch lại vết thương bằng cách sử dụng nước muối sinh lý 0.9%. Không được dùng cồn, oxy già hoặc thuốc đỏ lên.
-
Tuyệt đối không được nặn hoặc chích những vết phồng rộp. Những vết phồng rộp xuất hiện để ngăn cách lớp da chết với lớp da non, bảo vệ lớp da non. Do vậy, nếu bố mẹ để trẻ hoặc bố mẹ nặn các phồng rộp của bé ra thì sẽ dẫn đến nhiễm trùng da nặng hơn.
-
Có thể dùng băng gạc y tế để bảo vệ vùng da bị thương và tránh nhiễm khuẩn. Không nên băng quá chặt khiến vết thương nghiêm trọng hơn.
-
Nếu bé bị bỏng độ 2 quá nặng và có diện tích bỏng lớn. Bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
-
Hãy cho trẻ thường xuyên bổ sung nước nhiều và các loại trái cây để bình thường hóa lưu lượng máu. Điều này giúp hỗ trợ được việc giảm sưng do bỏng hiệu quả hơn.
Vết bỏng của trẻ có thể bị nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời khi ở cấp bỏng 2. Những biến chứng mà trẻ có thể gặp phải ảnh hưởng nguy hiểm đến các bộ phận khác như dây thần kinh, hệ thống hô hấp và thậm chí là tim.
Chăm sóc trẻ bị bỏng độ 2 bôi gì, uống gì để nhanh hồi phục?
Bé bị bỏng độ 2 với nhiều vết bỏng phức tạp hơn và khó chịu hơn. Do đó bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể sử dụng thuốc bôi hoặc uống cho bé lành vết bỏng nhanh chóng. Dưới đây là một số gợi ý mà bé có thể uống, bôi khi bị bỏng cấp độ 2:
Nước muối sinh lý
Sử dụng nước muối sinh lý 0.9% để rửa vết thương mỗi ngày 2 lần. Điều này sẽ giúp vết thương bị bỏng được tẩy rửa vi trùng. Vết thương có một số vùng da bị chết và cần một khoảng thời gian sẽ tróc khỏi bề mặt. Do vậy sử dụng nước muối để loại bỏ vùng da chết nhẹ nhàng hơn giúp vết thương tránh tiếp xúc những chất bẩn và vi khuẩn độc hại.
Sử dụng Kem Silver Sulfadiazine 1%
Sử dụng loại kem Silver Sulfadiazine 1% để bôi lên vết bỏng để hong khô vết bỏng. Loại kem này khá hiệu quả trong việc làm lành vết thương và ngăn ngừa những tác nhân gây nhiễm trùng.
Bố mẹ hãy bôi kem cho trẻ bằng những dụng cụ vô trùng như que đè lưỡi. Vết thương bỏng cần sử dụng một lần rất nhiều kem Silver. Nếu bạn thay băng cho trẻ vào lần tiếp theo và thấy kem Silver Sulfadiazine đã thấm vào băng chứng tỏ lượng thuốc bạn đang sử dụng chưa đủ.
Kết hợp uống với Vitamin
Dưới đây là một số loại Vitamin trẻ nên uống để vết bỏng có thể lành lại nhanh hơn:
-
Uống kết hợp Vitamin E: Vitamin E sẽ giúp cho vết bỏng lành nhanh hơn sau khi vết bỏng bắt đầu lên da non và liền da lại. Nên chờ vết bỏng không phồng lên và bắt đầu khô lại với lớp da non thì mới nên sử dụng Vitamin E. Và sử dụng Vitamin E trong viên nang bôi lên chỗ da đến khi lành hẳn.
-
Vitamin C: Bé bị bỏng cấp độ 2 có nghĩa là vùng lớp hạ bì của trẻ bị tổn thương. Và trong phần mô hạ bì có chứa một hàm lượng Collagen lớn giúp da trẻ khỏe mạnh hơn. Do vậy da của trẻ không tái tạo lại da nhanh chóng và kịp thời.
Vitamin C giúp cho sự tạo thành collagen nhanh hơn. Collagen là chất để làm da chỗ bỏng nhanh lành lại hơn. Nên sử dụng vitamin C thường xuyên để bù lại những tế bào collagen đã mất trong da.
Sử dụng vỏ xoan chữa bỏng
Vỏ xoan được lấy từ những cây xoan nhừ hoặc xoan rừng tại Sa Pa. Người ta còn có tên gọi khác là cây nếnh hoặc cây xuyên cóc, mắc miễu.
Sử dụng nước sắc đặc từ vỏ cây để bôi lên vết bỏng, chúng sẽ tạo ra một màng che phủ cho vết thương bị bỏng mềm mại, chắc chắn. Chúng bám chặt là do các màng Collodion, Fibrin làm khô vết thương bỏng mà không bị nhiễm khuẩn và mùi hôi thối.
Vỏ xoan còn có tác dụng giúp làm giảm số lần thay băng và thời gian điều trị các loại bỏng ngắn hơn.
Hướng dẫn sử dụng vỏ xoan để chữa bỏng:
-
Bước 1: ta sử dụng vỏ xoan tươi 6kg và sắc với nước.
-
Bước 2: Sau đó cô đặc lại thành cao khoảng 1.000 ml.
-
Bước 3: Tiếp theo hãy trung hòa Natricarbonate để không bị xót khi bôi lên vết bỏng.
Ngoài việc chế thành cao bôi, người ta cũng có thể chế lại thành dạng bột. Sử dụng vỏ xoan nhừ bằng cách rửa sạch vết bỏng và loại bỏ những nốt phồng rộp đã bị hoại tử. Tiếp theo là thấm khô để rắc bột hoặc bôi cao vào kín vết thương.
Lưu ý: chỉ nên sử dụng với những vết bỏng nông và không được dùng cho vết bỏng đã nhiễm khuẩn nhiều lần và có mủ
Sử dụng mật ong
Mật ong có tác dụng khử trùng vết thương và chữa bỏng hiệu quả không ngờ. Ngoài ra, mật ong còn an toàn với làn da nhạy cảm của trẻ. Cách làm rất đơn giản không cần chế biến cầu kì, bố mẹ chỉ cần lấy mật ong thấm dần vào băng gạc và đắp lên vết bỏng.
Ban đầu, trẻ sẽ cảm thấy đau rát khó chịu vì vết thương bị hở, da non rất yếu nên không chịu được sự tác động của bên ngoài. Hãy giữ cho trẻ bình tĩnh và một lúc sau chỗ vết thương sẽ có cảm giác dịu nhẹ và thoải mái. Sử dụng mật ong sẽ giúp da trẻ nhanh lên da non an toàn hơn.
Sử dụng gel nha đam
Nha đam sẽ làm mát và chữa đau do vết bỏng gây ra hiệu quả. Bạn chỉ cần rửa sạch vết bỏng và cắt một miếng nha đam đắp lên chỗ bỏng và chà nhẹ nhàng. Dịch nhờn sẽ thấm vào vết bỏng để làm dịu và hạ nhiệt vết bỏng.
Sử dụng giấm để chữa vết bỏng
Giấm có tác dụng khử trùng hiệu quả và hàm lượng acid không cao. Do đó mà giấm có thể làm vết thương không bị nhiễm trùng. Cách sử dụng giấm để điều trị vết bỏng:
-
Bước 1: Hòa giấm và nước lọc theo tỉ lệ 1 : 1.
-
Bước 2: Sử dụng dung dịch vừa hòa tan được dùng rửa sạch vết bỏng. Sau đó lấy băng gạc để thấm dung dịch và đắp lên vùng bị bỏng.
Lưu ý: Cứ 2 - 3 giờ sau nên thay băng gạc mới một lần
Bé bị bỏng độ 2 sử dụng khoai tây
Khoai tây có tác dụng là làm mát và giúp giảm đau rát vết bỏng hiệu quả cao. Khoai tây có hàm lượng Vitamin C cao. Như đã nói, vitamin C giúp cải thiện các tế bào Collagen trong lớp mô hạ bì của da. Điều này sẽ giúp vùng bị bỏng lên da non nhanh hơn và an toàn.
Sử dụng khoai tây còn chứa vitamin nhóm B và những chất khoáng Kali, Canxi giúp chống sự phát triển của bệnh viêm nhiễm. Đầu tiên, bạn nên xả vết thương nước lạnh đến khi làm mát chỗ vết bỏng. Sau đó hãy lau sạch bằng bông vô khuẩn.
Tiếp đó bố mẹ hãy cắt vài lát khoai tây mỏng để đắp lên khu vực bị bỏng. Sau khoảng thời gian ngắn, vết thương sẽ dịu đi và ngoài ra còn có tác dụng chống viêm và sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại.
Mời bạn đọc tham khảo thêm:
- Trẻ bị bỏng có tắm được không? Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc vết bỏng ở trẻ
- Kinh nghiệm chữa bỏng cho bé: Bé bị bỏng bôi gì để nhanh liền sẹo
Sử dụng nghệ tươi khi bé bị bỏng độ 2
Nghệ có tính ấm và có tác dụng hành khí, nếu bé bị bỏng độ 2 trên bề mặt, bố mẹ có thể sử dụng bài thuốc như sau:
Cách 1: Sử dụng lá chè tươi và nghệ tươi với tỷ lệ 2 : 1. Hãy rửa sạch lá chè và đun sôi để nguội và lấy cốt chè đặc. Sau đó rửa và gọt sạch củ nghệ, giã nhỏ và vắt lấy nước. Trộn hỗn hợp trên lại với nhau để tạo thành một dung dịch.
Bố mẹ sử dụng băng gạc hoặc tăm bông tùy ý để chấm thuốc và bôi lên da bị bỏng của trẻ. Hãy bôi lần lượt đến khi hết đau rát tại vùng bị bỏng độ 2 của trẻ. Hoàn tất việc bôi dung dịch trên thì bố mẹ sử dụng một cuộn băng gạc để che vết bỏng lại.
THông thường, mỗi ngyaf bôi thuốc 2 - 3 lần để nhanh hết vết thương. Nếu vết bỏng độ 2 thì cần khoảng 1 - 2 tuần thì chỗ bỏng tróc vảy và bắt đầu lên da non. Sau khi lên da non mới được sử dụng nghệ tươi để đắp lên để lành sẹo.
Cách 2: Sử dụng 1 củ nghệ già cùng với dầu lạc hoặc dầu vừng. Đem nghệ đi giã nát và nấu cùng dầu lạc (vừng). Để nguội và cất vào lọ sạch, có thể sử dụng nhiều lần. Khi trẻ bị bỏng, bố mẹ làm theo các bước sơ cứu cho bé khi bị bỏng độ 2 và sau đó lấy tăm bông quệt thuốc bôi vào vùng bỏng.
Chỉ cần kiên trì sử dụng khoảng 1 tuần thì chỗ bỏng sẽ lành lại. Tiếp tục như thế đến khi chỗ bỏng lành nhanh và không để lại sẹo.
Thuốc mỡ trị sẹo Neosporin
Trong thuốc mỡ chứa những thành phần chính như bacitracin Zinc, Neomycin, Polymyxin B. Những thành phần này có tác dụng chống nhiễm trùng vết thương. Những thành phần Pramoxine HCL làm giảm đau ngay tại vị trí tổn thương.
Công dụng chính của thuốc mỡ Neosporin:
-
Sơ cứu kịp thời những vết bỏng nhỏ.
-
Bảo vệ vết thương hoặc vết bỏng chống nhiễm trùng.
-
Hạn chế việc hình thành sẹo.
Thành phần trong thuốc an toàn, dùng cho trẻ em trên 2 tuổi. Thuốc mỡ này vừa giảm đau và vừa có tác dụng kháng khuẩn nên thích hợp cho bé bị bỏng độ 2.
Lưu ý: Không được sử dụng cho vết thương hở lớn. Chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
Loại kem bôi bỏng Biafine Emulsion
Thành phần của loại kem này là Trolamine có tác dụng điều chỉnh được độ pH trên da. Ngoài ra nó còn góp phần đẩy nhanh quá trình tái tạo da và cơ cứu vết thương bị bỏng cấp độ 2 nhanh chóng.
Loại kem Biafine Emulsion có chứa các tinh dầu quả bơ, acid stearic, ethylene glycol stearat,,.. Giúp giữ ẩm và làm mềm da. Loại kem này thích hợp điều trị tình trạng da bị bỏng cấp 1 và cấp 2.
Hướng dẫn sử dụng kem cho bé bị bỏng độ 2: Sau khi làm dịu vết thương và rửa vết thương, bôi một lớp dày lên để phủ bề mặt. Nên sử dụng băng gạc cấp ẩm để băng bó.
Lưu ý: Không nên dùng thuốc cho vết thương chảy máu và có dấu hiệu nhiễm trùng.
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị bỏng độ 2
Trẻ con rất tinh nghịch vì vậy mà sự cố bỏng rất dễ xảy ra. Bé bị bỏng độ 2 rất nguy hiểm vì da của trẻ chưa phát triển và dày như da của người lớn. Do đó bố mẹ cần có những kinh nghiệm cần thiết về chăm sóc, sơ cứu hay phòng tránh trẻ bị bỏng.
Đối với người lớn, bỏng cấp độ 2 khá nặng thì đối với bé bị bỏng độ 2 khá nghiêm trọng. Cho nên bố mẹ không nên chủ quan cho rằng đây là sự cố bỏng nhẹ và sẽ lành mau.
Ngoài việc chăm sóc trẻ bị bỏng cấp độ 2 thì bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau khi chăm sóc trẻ:
Nên cho trẻ bị bỏng ăn gì?
Bé bị bỏng độ 2 cần bổ sung những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng và ngăn chặn vi khuẩn xấu xâm nhập cơ thể qua vết thương. Theo các chuyên gia y tế, trẻ bị bỏng độ 2 cần ăn nhiều thức ăn giàu khoáng chất, vitamin, đặc biệt là đạm. Những chất này giúp quá trình tái tạo mô liên kết tại lớp hạ bì và làm đầy vết thương nhanh chóng.
Vì trẻ bị bỏng cấp độ 2 là khá nghiêm trọng, do vậy trẻ cần được bố mẹ chăm sóc và cho ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Ăn thực phẩm giàu khoáng chất Omega - 3
Khoáng chất Omega - 3 thường có nhiều trong các loại hạt như đậu nành, macca, óc chó,... Khoáng chất này giúp giảm sưng viêm tại vùng bị bỏng. Ngoài ra khoáng chất còn cung cấp dinh dưỡng để tái tạo mô và tăng hệ miễn dịch hiệu quả.
Bé bị bỏng độ 2 cần ăn thực phẩm giàu Vitamin C
Vitamin C góp phần to lớn trong việc tái tạo các Collagen tái tạo lại da non tại vùng bị bỏng. Có nghĩa là Collagen sẽ tổng hợp các sợi protein dưới da và giúp da non màu lành hơn.
Những thực phẩm giàu Vitamin C như ổi, cam, anh đào, nho đen,.... Trẻ cũng cần được bổ sung các thực phẩm trái cây giàu vitamin C giúp cơ thể phát triển.
Thực phẩm giàu kẽm (Zn) giúp trẻ phục hồi nhanh hơn sau vết bỏng
Kẽm có rất nhiều trong những thực phẩm như hạt bí đỏ, rau bina, gan, ngũ cốc, tỏi,... Bố mẹ cần tăng cường bổ sung kẽm cho trẻ nhất là trong thời gian bé bị bỏng độ 2. Kẽm có khả năng giúp cho vết thương chống viêm và ngừa sưng viêm. Ngoài ra còn giúp trẻ ăn ngon miệng và phục hồi nhanh hơn.
Thực phẩm giàu Vitamin E cần thiết cho phục hồi bỏng cấp 2
Vitamin E giúp thúc đẩy các quá trình phục hồi và tái tạo da nhanh chóng sau khi trẻ bị bỏng. Ngoài ra, vitamin E còn có chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch. Giúp cho vết thương bị bỏng độ 2 của trẻ có thể phục hồi với tốc độ nhanh hơn.
Những thực phẩm chứa nhiều Vitamin E là cà chua, đu đủ, dưa leo, ngô hoặc ngũ cốc,... Những thực phẩm phù hợp với trẻ vì chúng dễ ăn và đa sắc màu.
Thực phẩm chứa hàm lượng Protein lớn
Thực phẩm chứa hàm lượng Protein lớn giúp bổ sung những năng lượng đã mất. Những năng lượng cần thiết để chữa các tế bào cơ và da đã bị những vật nóng làm bỏng gây ra. Những thực phẩm có chứa Protein như đậu hà lan, sữa, phô mai, đậu phụ, nạc heo, bông cải xanh, bơ,...
Ngoài ra, bố mẹ còn có thể bổ sung protein cho trẻ để giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm và tốc độ phục hồi vết thương nhanh chóng hơn.
Cần kiêng gì cho trẻ bị bỏng cấp độ 2
Khi trẻ bị bỏng độ 2, bố mẹ cần phải tuân thủ những đồ ăn trẻ cần kiêng trong khoảng thời gian này. Cha mẹ cần xây dựng một chế độ ăn uống an toàn cho trẻ trong khoảng thời gian trẻ cần kiêng những đồ ăn:
Kiêng trứng khi trẻ bị bỏng cấp độ 2
Trứng chứa một hàm lượng Protein rất cao và rất dễ chế biến. Do đó, trứng là một món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, trứng chính là những tác nhân khiến vết thương bị loang ra không đều màu.
Giai đoạn này trẻ không được ăn trứng để có thể nhanh chóng hình thành vết da non, tái tạo lại làn da như bình thường.
Bé bị bỏng độ 2 cần ăn kiêng rau muống
Rau muống có chất làm kích thích các sợi collagen phát triển quá mức khiến cho vùng da bị bỏng tổn thương nhanh hơn. Sau đó, nhiều lớp mô xơ cứng hình thành và tạo ra sẹo lồi hoặc sẹo lõm. Vì vậy bác sĩ sẽ khuyên trẻ không ăn rau muống khi trẻ bị bỏng cấp độ 2 hoặc vết thương hở.
Kiêng thịt bò khi trẻ bị bỏng cấp độ 2
Thịt bò chứa rất nhiều vitamin B5 và protein,... Những thành phần rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Nhưng thịt bò nằm trong danh sách ăn kiêng khi trẻ bị bỏng độ 2.
Lý do là vì thịt bò chứa những thành phần làm tăng sắc tố melanin. Sắc tố này có công dụng là làm sạm màu da và tạo ra những vết sẹo thâm tại vùng bị bỏng của trẻ.
Kiêng những món nếp và thịt gà
Nếp và thịt gà nếu trẻ đang bị bỏng và vết thương đang hở ra mà ăn vào sẽ làm vết thương hở sưng, khó lành. Khiến cho vùng bị bỏng dễ viêm nhiễm và để lại sẹo xấu trên da. Do vậy nếu vết thương của trẻ chưa lành hẳn thì nên hạn chế ăn thịt gà hoặc nếp.
Kiêng ăn hải sản trong khi bị bỏng
Những hải sản có tính hàn như tôm, cua, ghẹ,... dễ gây kích ứng cho da, ngứa ngáy và vết thương dễ bị nhiễm trùng và tấy đỏ. Mặc dù hải sản vô cùng giàu những chất dinh dưỡng nhưng bố mẹ cũng không nên cho con ăn khi con bị bỏng cấp độ 2.
Kiêng những thực phẩm giàu Natri
Thực phẩm giàu natri là nguyên nhân khiến mạch máu dễ tổn thương tại vùng da bị bỏng và nghiêm trọng hơn là xơ vữa động mạch. Nếu ăn những thực phẩm giàu natri như thịt xông khói, bánh hotdog,... sẽ khiến vết thương khó lành và làm chậm quá trình lên da non, lành sẹo.
Vì thế, cha mẹ không nên cho con ăn những thực phẩm như vậy nếu trẻ bị bỏng và đang trong quá trình hồi phục.
Ngoài ra, bố mẹ cần kiêng những thực phẩm dầu mỡ như đồ ăn nhanh, đồ chiên, và đặc biệt là kiêng đường để vết bỏng không sưng tấy và lâu lành.
Trên đây là những kiến thức dành cho bố mẹ về tình huống bé bị bỏng độ 2 và cách xử lý mà Monkey chia sẻ. Hy vọng bài viết này đã giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức để bảo vệ con bạn an toàn hơn trong quá trình nuôi dạy trẻ. Đừng quên theo dõi Monkey để được cập nhật những kiến thức bổ ích về chăm sóc và nuôi dạy con.
Second-Degree Burn in Children - Ngày truy cập 10/07/2022
https://www.nationwidechildrens.org/conditions/health-library/second-degree-burn-in-children
Second-Degree Burn in Children | University Hospitals (uhhospitals.org) - Ngày truy cập 10/07/2022