Tư duy phản biện là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ em trong thời đại công nghệ số như hiện nay. Để dạy trẻ tư duy phản biện một cách hiệu quả và khoa học, cha mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Tư duy phản biện là gì?
Tư duy phản biện là khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá tính xác thực của các thông tin và suy luận logic để đưa ra kết luận cho một sự việc, vấn đề. Tư duy phản biện đòi hỏi tính chính xác, có lập cứ, luận điểm rõ ràng, khách quan và hợp lý. Người có tư duy phản biện là người có sự độc lập trong tư duy, có góc nhìn đa chiều, tự tin đặt câu hỏi và dám thể hiện quan điểm của bản thân.
Tầm quan trọng của tư duy phản biện đối với trẻ
Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, trẻ tiếp xúc với internet từ rất sớm và có thể tiếp cận với thông tin một cách dễ dàng. Tuy nhiên, điều này cũng là “một con dao hai lưỡi” khi trẻ chưa đủ hiểu biết và cha mẹ cũng khó có thể kiểm soát được hết những thông tin mà trẻ tiếp nhận.
Thực tế, có rất nhiều thông tin xấu, độc tràn lan trên mạng xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tư duy và hành vi của trẻ. Vậy nên, nếu trẻ không có tư duy phản biện sẽ rất dễ bị thế lực xấu lợi dụng. Những lợi ích của việc dạy trẻ tư duy phản biện có thể kể đến như:
- Giúp trẻ sàng lọc thông tin: Những thông tin trẻ tiếp cận không phải lúc nào cũng đáng tin cậy. Khi trẻ có tư duy phản biện, trẻ có thể tự biết kiểm chứng, sàng lọc thông tin. Từ đó, đánh giá tính xác thực của những gì trẻ được nghe, được thấy và quyết định mức độ tin tưởng vào sự việc, vấn đề.
- Mở rộng nhận thức, nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh: Thay vì tiếp nhận thông tin một cách thụ động và một chiều, trẻ sẽ nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ. Điều này giúp trẻ có thể đánh giá thông tin một cách khách quan và chính xác hơn.
- Tự tin hơn: Khi có tư duy phản biện, trẻ sẽ dám thể hiện khả năng và sẵn sàng nói lên quan điểm của bản thân khi thấy sự vật, sự việc chưa hợp lý. Trẻ sẽ biết cách bảo vệ lập trường của mình bằng những lý lẽ, bằng chứng và dẫn chứng hợp lý.
- Giải quyết vấn đề tốt hơn: Trẻ sẽ không vội vàng hay cảm tính khi đối mặt với những vấn đề, mà sẽ biết cách xác định, phân tích, đánh giá và tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất. Điều này cũng giúp trẻ hạn chế tối đa trường hợp rủi ro, thất bại có thể xảy ra.
- Là hành trang cho tương lai của trẻ: Thế giới luôn có những biến động và thay đổi, vậy nên trẻ cần có khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự đổi mới và tự thích nghi. Tư duy phản biện giúp trẻ có nền tảng vững chắc để đối mặt với những thách thức, cơ hội trong tương lai.
Vì vậy, ba mẹ nên hỗ trợ và khuyến khích trẻ em thực hành tư duy phản biện từ sớm.
Cách dạy trẻ tư duy phản biện
Tầm quan trọng của tư duy phản biện đối với trẻ là rất lớn. Vậy, có những cách nào để dạy trẻ tư duy phản biện?
Dưới đây là các cách giúp trẻ rèn luyện tư duy phản biện, giúp trẻ em phát triển trí tuệ, sáng tạo, tự tin và bản lĩnh:
Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu
Đọc hiểu là kỹ năng vô cùng cần thiết để trẻ có thể tư duy phản biện. Khi đọc, trẻ không chỉ tiếp thu kiến thức, mà còn phải hiểu được ý nghĩa, mục đích và ngữ cảnh của văn bản. Cha mẹ có thể giúp trẻ rèn luyện kỹ năng đọc hiểu thông qua việc khuyến khích trẻ đọc nhiều thể loại sách, truyện khác nhau và và thảo luận với trẻ về những ý kiến, bài học mà nội dung trong đó mang lại.
Kỹ năng đặt câu hỏi
Để có thể đặt câu hỏi, trẻ sẽ phải suy nghĩ về những gì mình chưa biết, chưa hiểu hay muốn biết thêm. Cha mẹ có thể dạy trẻ đặt câu hỏi từ những sự vật, sự việc xung quanh mình với các câu đơn giản như: Ai? Cái gì? Như thế nào? Tại sao? Làm thế nào?... Điều này giúp trẻ hiểu rõ vấn đề và có cái nhìn sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần cùng trẻ tìm kiếm câu trả lời thuyết phục cho những câu hỏi của trẻ.
Kỹ năng phân tích
Khi phân tích, trẻ sẽ phải sử dụng những kiến thức, kinh nghiệm và logic của mình để so sánh và tìm ra những thông tin quan trọng. Để giúp trẻ rèn luyện kỹ năng này, cha mẹ có thể đưa ra những bài tập hay trò chơi có liên quan đến những vấn đề gần gũi với cuộc sống và yêu cầu trẻ phân tích những thông tin có trong đó.
Kỹ năng đánh giá
Kỹ năng này giúp trẻ đưa ra những quan điểm, nhận xét về tính đúng sai hay phê bình về những sự vật, sự việc mà trẻ quan tâm. Cha mẹ có thể dạy trẻ tư duy phản biện thông qua việc khuyến khích trẻ nói lên ý kiến, đánh giá của mình về những cuốn sách, bộ phim, bài hát hay bất kỳ thứ gì mà trẻ thích, và cùng trẻ thảo luận về những thông tin đó.
Kỹ năng tổng hợp, kết nối thông tin
Ba mẹ có thể giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tổng hợp, kết nối thông tin bằng cách đưa ra những bài tập, trò chơi hay thử thách có liên quan đến những lĩnh vực khác nhau, và yêu cầu trẻ tổng hợp, kết nối những thông tin có trong đó. Như vậy, trẻ sẽ biết cách vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã có để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và tìm ra sự liên kết của các thông tin. Từ đó, giúp trẻ phát triển tư duy phản biện một cách đa chiều.
Kỹ năng tóm tắt sự vật
Tóm tắt sự vật là một kỹ năng giúp trẻ nắm bắt được những điểm chính, những ý nghĩa và những bài học của những sự vật, sự việc mà trẻ quan sát, nghe, đọc hay trải nghiệm. Ba mẹ có thể giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tóm tắt sự vật bằng cách khuyến khích trẻ kể lại những gì trẻ đã học, đã làm trong ngày, hay tóm tắt một câu chuyện mà bé đã được đọc.
Kỹ năng so sánh
Đây là một trong những kỹ năng giúp trẻ rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả. So sánh giúp trẻ nhận ra được những điểm giống và khác nhau giữa những sự vật, sự việc mà trẻ quan tâm. Thông qua những sự vật gần gũi như các con vật, cây cối,.. cha mẹ hoàn toàn có thể hướng dẫn trẻ học cách phân tích, đánh giá để đưa ra so sánh về sự khác biệt hay tương đồng giữa chúng.
Đặt câu hỏi mở
Câu hỏi mở là những câu hỏi yêu cầu trẻ phải suy nghĩ nhiều hơn để trả lời. Vậy nên cha mẹ nên thường xuyên đặt câu hỏi mở để trẻ được rèn luyện khả năng tư duy logic và bày tỏ quan điểm. Thay vì hỏi “Con có muốn trở thành ca sĩ không?” Thì cha mẹ có thể hỏi: ”Theo con, để trở thành ca sĩ cần phải có những kỹ năng gì?”
Cho trẻ thời gian suy nghĩ
Khi đặt câu hỏi cho trẻ, cha mẹ cũng cần cho trẻ thời gian suy nghĩ, không nên vội vàng hay gợi ý câu trả lời cho trẻ. Thời gian suy nghĩ giúp trẻ có thể tập trung, xem xét và đánh giá những thông tin mà trẻ có được, và tìm ra những câu trả lời phù hợp nhất.
Dạy trẻ tư duy phản biện qua trò chơi giải đố
Đây là một cách “vừa học vừa chơi” rất thú vị để dạy trẻ tư duy phản biện và rèn luyện trí não. Khi chơi trò chơi giải đố, trẻ sẽ cần tập trung suy nghĩ và tổng hợp những kiến thức đã có để đưa ra đáp án. Cha mẹ nên lựa chọn trò chơi giải đố phù hợp với độ tuổi, khả năng và sở thích của trẻ.
Giúp trẻ hình thành các giả thuyết
Để hình thành các giả thuyết, trẻ cần đưa ra những giả định, những tiên đề hay những kết luận về những sự vật, sự việc. Cha mẹ có thể đưa ra những câu hỏi, những tình huống hay những thử nghiệm có liên quan đến những vấn đề thực tế, và yêu cầu trẻ đưa ra những giả thuyết của mình, và kiểm tra xem chúng có đúng hay không.
Khuyến khích trẻ tư duy theo cách mới
Giống như có những bài toán không chỉ có một cách giải, tư duy theo cách mới sẽ giúp trẻ có giải pháp mới cho những vấn đề mà trẻ gặp phải. Cha mẹ hãy đưa ra những thách thức và yêu cầu trẻ tìm ra những cách làm mới, khác biệt. Từ đó giúp trẻ giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
Lắng nghe và quan tâm đến cảm xúc của trẻ
Cảm xúc là một phần quan trọng của tư duy phản biện, vì nó ảnh hưởng đến cách nhìn nhận, cách suy nghĩ và cách hành động của trẻ. Khi lắng nghe và quan tâm đến cảm xúc của trẻ, cha mẹ sẽ giúp trẻ có thể thể hiện, nhận biết và điều chỉnh cảm xúc của mình một cách phù hợp.
Để trẻ tự làm và tự chịu trách nhiệm
“Thất bại là mẹ thành công”, sai lầm là cơ hội để trẻ học cách rút kinh nghiệm và cẩn thận suy nghĩ, phân tích trước khi đưa ra một quyết định quan trọng nào đó. Việc để trẻ tự chịu trách nhiệm cũng giúp trẻ hình thành thói quen và kỹ năng sống cần thiết cho tương lai.
Ứng dụng công nghệ trong việc dạy trẻ tư duy phản biện
Cha mẹ có biết rằng công nghệ không chỉ là một phương tiện giải trí mà còn là một công cụ hỗ trợ cho việc dạy trẻ tư duy phản biện? Các ứng dụng và trò chơi tương tác có thể giúp trẻ thực hành các kỹ năng tư duy phản biện như đặt câu hỏi, phân tích thông tin, và suy luận logic. Lumosity, Elevate hay Paek đều là những ứng dụng có nhiều trò chơi giúp trẻ rèn luyện não bộ và nâng cao khả năng tập trung của trẻ.
Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến Monkey Tutoring - một ứng dụng học tiếng Anh trực tuyến cùng gia sư quốc tế phổ biến hiện nay. Điểm nổi bật của ứng dụng này là áp dụng những phương pháp giảng dạy tiên tiến giúp trẻ rèn luyện tư duy phản biện xuyên suốt quá trình học như:
- Storytelling: Với phương pháp này, trẻ được khuyến khích sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh, cử chỉ để diễn đạt ý tưởng, cảm xúc. Storytelling giúp trẻ tăng cường khả năng nghe hiểu và phân tích, kết nối thông tin.
- Dự án phát triển cá nhân: Từ những hoạt động như vẽ tranh, làm thiệp, viết truyện… trẻ sẽ được tự thuyết trình về sản phẩm của mình. Phương pháp này rèn luyện cho trẻ kỹ năng diễn đạt, giúp trẻ tự tin bày tỏ quan điểm và thể hiện tư duy phản biện của bản thân.
- Lớp học đảo ngược: Thông qua việc cho trẻ tiếp cận với nội dung kiến thức trước khi đến lớp và dành thời gian trên lớp để thực hành, thảo luận, trẻ sẽ có cơ hội được đặt câu hỏi, tương tác và tranh luận với các bạn đồng học, từ đó nâng cao khả năng tư duy phản biện.
Hơn nữa, khi học tại Monkey Tutoring, trẻ được tiếp xúc với các bạn đến từ nhiều vùng miền, đất nước khác nhau. Điều này giúp trẻ có thể mở rộng kiến thức và có góc nhìn đa dạng hơn. Bên cạnh đó, Monkey Tutoring còn có đội ngũ giáo viên uy tín, giàu kinh nghiệm, và nhiệt tình. Tất cả các giáo viên đều có chứng chỉ đào tạo tiếng Anh cho người nước ngoài được cấp bởi các tổ chức quốc tế. Họ cũng được đào tạo và đánh giá thường xuyên để nâng cao chất lượng dạy và học, giúp học sinh có được môi trường học tập tốt nhất.
Nếu cha, mẹ muốn tìm hiểu thêm về Monkey Tutoring cùng những phương pháp giúp trẻ nâng cao khả năng tư duy phản biện, cha mẹ có thể truy cập vào Link để được tư vấn, hỗ trợ.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên dạy trẻ sử dụng công nghệ một cách thông minh và có trách nhiệm. Trẻ cần biết cách tìm kiếm, đánh giá và sử dụng thông tin một cách chính xác và an toàn để có thể bảo vệ bản thân trên không gian mạng.
Những cách dạy trẻ tư duy phản biện được đề cập trong bài viết đều dựa trên những nguyên lý và phương pháp khoa học đã được kiểm chứng. Cha mẹ hãy dạy con học tư duy phản biện ngay từ hôm nay để giúp con có thêm bước đệm cho sự thành công trong tương lai.