Trẻ lên lớp 2 đã có một năm làm quen và học tập ở môi trường mới, bé cũng đã quen dần và trưởng thành hơn so với khi mới bước chân vào cấp 1. Những kỹ năng mà bé được học sẽ giúp bé tự tin hơn, có thể hành xử khéo léo hơn. Vậy những kỹ năng sống cho trẻ lớp 2 nào cần dạy cho bé để bé có kinh nghiệm hơn?
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Kỹ năng tự phục vụ
Đây là một trong những kỹ năng cơ bản mà cha mẹ nên dạy cho bé. Bé sẽ có tính tự lập, chủ động hơn mà không quá phụ thuộc vào bố mẹ. Cha mẹ có thể chỉ dạy cho bé làm những việc phù hợp trong khả năng có thể như:
-
Bé có thể tự chuẩn bị sách vở, quần áo, tư trang đầy đủ trước khi đi học
-
Tự dọn dẹp phòng ngủ, bàn học và nhà vệ sinh, phòng khách
-
Giúp bố mẹ trông em
-
Có thể tự giặt đồ, học cách phân loại các đồ quần áo có màu trắng và loại có màu trước khi giặt. Biết gấp gọn quần áo cất vào tủ
-
Dạy bé tự chủ động giờ giấc sinh hoạt, ăn ngủ đúng giờ theo nề nếp
-
Bé cũng có thể học cách chế biến một vài món ăn đơn giản và dọn dẹp bếp, rửa sạch bát đĩa
Cha mẹ cần luôn theo sát và kiên nhẫn khi dạy cho con thực hiện các kỹ năng này. Có thể con còn làm sai do chưa quen nên hãy dạy con nhẹ nhàng, chỉ con vài lần để con thực hiện tốt hơn.
Tiếp thu kiến thức chọn lọc
Lên lớp 2 trẻ đã có nhận thức rõ ràng hơn, tuy nhiên cha mẹ cũng lưu ý để con tiếp thu kiến thức một cách có chọn lọc. Xong lớp 1 bé đã có thể đọc thông viết thạo, cha mẹ có thể hướng dẫn con tìm đọc các bộ sách phù hợp giúp con mở mang kiến thức, đồng thời cũng hình thành tính kiên nhẫn và khả năng tập trung.
Không nên bắt ép trẻ đọc những loại sách bé không yêu thích mà có thể để bé tự lựa chọn chủ đề phù hợp với mình. Có thể để con đọc các loại sách như truyện cổ tích ngụ ngôn, các thể loại sách về động vật, côn trùng hay sách về khoa học, công nghệ. Mỗi một loại sách sẽ mang lại cho bé loại kiến thức khác nhau, giúp trẻ khám phá ra nhiều điều bổ ích.
Nếu có thể cha mẹ hãy cùng con đọc sách để hướng dẫn và giải đáp các thông tin cho con. Hãy chỉ cho con cách đọc sách thế nào cho đúng, tốc độ đọc như thế nào, con cần chắt lọc những thông tin gì sau khi đọc và học cách tóm tắt nội dung cuốn sách. Có thể kiểm tra độ ghi nhớ của con bằng cách nhờ con tóm tắt lại nội dung cuốn sách hay hỏi về một nhân vật, một vấn đề để con có thể mô tả lại, kể lại những gì con đã ghi nhớ.
Việc dạy trẻ đọc nhiều sách và tài liệu ngay từ khi còn nhỏ rất tốt, con có thể cải thiện tốc độ đọc, hiểu biết sâu rộng hơn và có thể phát triển khả năng tư duy, sáng tạo của mình.
Giao tiếp ứng xử với người lớn, bạn bè, thầy cô
Kỹ năng giao tiếp của trẻ cần được luyện tập càng sớm càng tốt. Với người lớn và các thầy cô trẻ cần luôn giữ thái độ lịch sự, ngoan ngoãn, chủ động chào hỏi người lớn, trả lời có chủ ngữ, vị ngữ và luôn dạ vâng.
Đối với các bạn bè cùng lứa tuổi, con cần học được cách thân thiện, hòa đồng, đối xử chân thành, trung thực với bạn bè. Hãy giúp bạn khi có thể và biết cảm ơn, xin lỗi đúng lúc. Chỉ cho biết rằng nếu con làm như vậy với bạn bè con sẽ có được mối quan hệ tốt, có những người bạn thân luôn bên cạnh chia sẻ và giúp đỡ con.
Với bất kỳ ai thì con cũng nên có thái độ tôn trọng, luôn lắng nghe và thấu hiểu với người khác, không nên vì chủ nghĩa cá nhân mà ảnh hưởng đến mối quan hệ của mình. Ngay cả khi con bất đồng quan điểm với người khác con cũng cần bình tĩnh, lắng nghe hết ý kiến của người khác, chờ họ nói xong rồi mới đưa ra ý kiến của mình. Muốn người khác tôn trọng mình trước hết con cần học được cách tôn trọng họ.
Với những người lạ thì con cần ứng xử như thế nào. Trước hết con cần có thái độ lịch sự, nhã nhặn. Hãy xem người đó mình có quen hay có bất kỳ mối liên quan nào không? Nếu không, con hãy giữ khoảng cách và chỉ trả lời những thông tin cần thiết để tránh nguy cơ bị xâm hại.
Mạnh dạn trước đám đông
Kỹ năng sống cho trẻ lớp 2 nào cha mẹ cần dạy cho con? Tại sao con lại cần học cách giao tiếp trước đám đông? Với trẻ lớp 2, việc dạy cho con cách tự tin khi giao tiếp trước đám đông là vô cùng quan trọng, con có thể khẳng định bản thân, thế hiện những hiểu biết của mình và bày tỏ ý kiến quan điểm cá nhân trước nhiều người.
Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có thể tự tin nói chuyện trước mặt mọi người mà có tâm thế rụt rè, e ngại. Con sợ mình nói sai, ngại bị mọi người trêu đùa và hay có tâm lý xấu hổ. Cha mẹ hãy động viên con để con có thể đứng ra bày tỏ quan điểm của mình, đừng ngại mình nói sai, không ai cũng có thể nói đúng hoàn toàn, quan trọng là cách mình khắc phục nó như thế nào.
Dạy trẻ mạnh dạn trước đám đông bằng cách cho con nói chuyện, bày tỏ quan điểm trước mặt cách thành viên trong gia đình, khuyến khích con tham gia phát biểu trong lớp học hay cho con tham gia các buổi ngoại khóa để con tự tin hơn. Cha mẹ có thể cho bé tham gia các lớp học múa hát hay thuyết trình để con có thể mạnh dạn, tự tin hơn khi đứng trước đám đông hoặc cho con xem các tấm gương có thật để con có thể học hỏi, cải thiện sự tự tin của mình.
Để con mạnh dạn trước đám đông là tốt nhưng cha mẹ cũng cần lưu ý nên dạy con nên giữ thái độ như thế nào khi trao đổi, không nên quá tự cao hay thể hiện một cách quá đà. Hãy nói chuyện một cách khiêm tốn, nói đúng sự thật, trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc và thể hiện bằng thái độ chân thành.
Xem thêm: Các cách dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 4 tuổi cha mẹ cần biết
Phòng tránh tai nạn, thương tích
Trẻ lớp 2 cần được học được cách nhận biết nguy hiểm và phòng tránh cho bản thân và biết cảnh báo cho người khác. Ở độ tuổi này trẻ khá hiếu động, nghịch ngợm, tuy nhiên trẻ cũng đã có nhận biết về các mức độ nguy hiểm và các mối nguy hại xung quanh. Cha mẹ cần dạy cho con để con biết cách phòng tránh đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người.
Những nguy hiểm nào cha mẹ cần chỉ cho con:
-
Phòng ngừa bỏng, cháy do lửa: Chỉ cho con cách tránh xa các khu vực bếp núc, những nơi có lửa, than nóng, hay cẩn thận bị bỏng bô xe.
-
Phòng ngừa đuối nước khi đến khu vực sông hồ: Dạy con không chơi một mình tại những khu vực này, không tự động xuống nước khi không có người lớn và luôn mặc áo phao.
-
Phòng tránh té ngã: Con không được leo trèo cao bởi chúng rất nguy hiểm, không trèo cây, trèo thang, chạy nhảy khi không quan sát,...
-
Phòng ngừa ngộ độc hóa chất: Dạy con không tự tiện ăn bất kỳ loại đồ ăn lạ hay cho chất gì lạ vào miệng, điều này vô cùng nguy hiểm. Hãy cho con xem các tác hại để con tránh xa.
-
Phòng tránh tai nạn giao thông: Dạy bé cách quan sát khi đi sang đường, tuân thủ đèn báo hiệu, chỉ đi trên vỉa hè và đi qua vạch kẻ đường, không chạy nhảy khi đi trên đường.
-
Phòng ngừa chấn thương khi chơi thể thao: Chỉ cho con cần khởi động trước khi chơi thể thao, sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ, tránh các va chạm không cần thiết để đảm bảo an toàn.
Nếu chẳng may con gặp tai nạn hãy tìm cách kêu cứu, nhờ sự giúp đỡ của người khác. Dạy cho con một số kỹ năng sơ cứu vết thương cơ bản để con có thể tự chăm sóc bản thân trước khi được người khác hỗ trợ để có thể giảm thiểu thương tích tối đa.
Con cần học cách cảnh báo cho bạn bè:
Cha mẹ cũng nên dạy cho con cách cảnh báo nguy hiểm đến các bạn bè của mình khi chơi các trò chơi nguy hiểm như nghịch điện, chơi với lửa, các trò chơi bạo lực hay nghịch ngợm leo trèo,...
Chỉ con cách từ chối tham gia các trò chơi có thể gây tai nạn, đây không phải là nhát gan mà con biết cách tự bảo vệ bản thân và người khác. Đừng vì ham vui hay những lời khiêu khích mà tham gia vào các trò chơi nguy hiểm này.
Xác định phương hướng phòng lạc đường
Dạy trẻ cách xác định phương hướng, phòng tránh nguy cơ bị lạc đường là kỹ năng vô cùng quan trọng. Chỉ cho bé cách xem bản đồ, la bàn, cho bé đi qua các con đường và chỉ hướng cho bé xem đường này sẽ đi về đâu để bé ghi nhớ. Có thể dạy con bằng cách cho con tham gia trò chơi đi tìm kho báu hay tìm đường về nhà bằng cách xem bản đồ để con có thể học nhanh hơn.
Dặn con luôn chờ bố mẹ đến đón, không tự ý đi theo người lạ hoặc đi chơi mà không xin phép. Nếu không may bị lạc con hãy đến chỗ đông người để tìm kiếm sự giúp đỡ, luôn ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ và thông tin địa chỉ nhà để được hỗ trợ kịp thời.
Quản lý thời gian, tiền bạc
Hướng dẫn trẻ cách lên thời gian biểu, phân bổ thời gian học, chơi và nghỉ ngơi thật hợp lý là điều cha mẹ nên làm. Trẻ sẽ có thói quen tự giác, làm việc có nề nếp và đúng giờ hơn. Tạo quy định con cần đi ngủ và thức dậy khi nào, khi nào bắt đầu tới trường để bé thực hiện một cách nghiêm túc và có quy củ.
Ngoài việc quý trọng thời gian, cha mẹ cũng nên dạy cho con biết quý trọng tiền bạc. Không nên mua sắm một cách lãng phí, chỉ mua những đồ dùng thật sự cần thiết. Dạy trẻ cách tự đi mua sắm ở cửa hàng hay siêu thị và so sánh giá của các món đồ tại các cửa hàng khác nhau. Hãy dạy con cách tiết kiệm tiền bằng cách nuôi heo đất, con có thể lấy khi cần hoặc mang đi giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ lớp 2 giúp bé tự lập, chủ động và trưởng thành hơn. Đây là một trong những bài học vô cùng quan trọng mà cha mẹ nên dạy cho con từ sớm. Hãy kiên nhẫn và dành thời gian nhiều hơn để theo sát, đồng hành cùng con.
11 Life Skills You Should Teach Your Kids - Ngày 14/6/2022
https://www.verywellfamily.com/teaching-children-life-skills-early-4144959
TEACHING KIDS LIFE SKILLS: 7 ESSENTIAL LIFE SKILLS TO HELP YOUR CHILD SUCCEED
https://www.brighthorizons.com/family-resources/teaching-kids-life-skills-seven-essential-life-skills-to-succeed