Mũi là cơ quan chứa nhiều mạch máu nằm phía dưới và sau cánh mũi. Các mạch máu mỏng và dễ vỡ khiến bé bị chảy máu. Trẻ bị chảy máu cam có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh khi có con em nhỏ. Hãy cùng Monkey tìm hiểu thông tin cơ bản về vấn đề này chi tiết.
Chảy máu cam là gì?
Chảy máu cam hay còn có tên gọi khác là chảy máu mũi. Đây là tình trạng xảy ra khi niêm mạc mũi, các mạch máu bên trong mũi bị tổn thương và chảy máu. Loại bệnh lý này thường gặp ở người lớn và trẻ từ 3 - 10 tuổi.
Chảy máu mũi thường được chia làm 2 loại:
-
Chảy máu mũi trước: thông thường xảy ra khi mạch máu ở phía trước mũi bị vỡ dẫn đến tình trạng chảy máu. Hiện tượng này xảy ra ở hầu hết các trường hợp, bố mẹ có thể tự xử lý tại nhà.
-
Chảy máu mũi sau: Xảy ra khi các mạch máu phía sau mũi bị tổn thương hoặc phần sâu nhất của mũi bị tổn thương. Trường hợp chảy máu mũi sau sẽ khiến cho máu chảy ngược xuống cổ họng đi vào phổi khiến phổi bị nguy hiểm. Nguy cơ bé sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam
Có rất nhiều nguyên nhân chảy máu mũi ở bé. Vậy trẻ bị chảy máu cam có nguy hiểm không? Những nguyên nhân nào gây ra hiện tượng này ở trẻ nhỏ? Hãy cùng Monkey giải đáp:
Mũi của trẻ chưa được phát triển toàn diện về các mao mạch, niêm mạc bên trong mũi. Vì vậy mà mũi rất mỏng manh, và dễ bị chảy máu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cũng có nguyên nhân khách quan là do sự thay đổi của thời tiết đột ngột, trời quá nóng cũng có thể khiến thân nhiệt tăng lên làm mạch máu giãn nở quá mức và bé bị chảy máu ở mũi.
Những nguyên nhân có thể có khi bé bị chảy máu ở mũi:
Nguyên nhân thường gặp
-
Trẻ hay ngoáy mũi khi thời tiết nóng bức khiến mũi bị ngứa ngáy và khó chịu. Cách này giúp mũi giảm cảm giác khó chịu và ngứa ngáy nhưng khiến mũi tổn thương nhiều hơn.
-
Mất cân bằng độ ẩm trong mũi, gia đình có thói quen sử dụng máy lạnh khiến mũi bé trở nên khô. Do không khí bên ngoài bị giảm độ ẩm do sử dụng máy lạnh liên tục. Lúc này chỉ tác động nhẹ là mũi bé có thể bị chảy máu nhanh chóng.
-
Thiếu hụt chất dinh dưỡng đặc biệt là vitamin C. Sức đề kháng của bé giảm và có nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cao. Các virus gây hại xâm nhập vào đường hô hấp gây tổn thương mạch máu.
Nguyên nhân ít gặp
-
Dị vật kẹt ở mũi, những dị vật có các cạnh sắc nhọn ma sát với mũi làm mũi bị chảy máu.
-
Viêm mũi xoang: tình trạng niêm mạc trong mũi bị phù nề do vi khuẩn gây ra. Chỉ cần tác động nhẹ cũng có thể gây chảy máu ở mũi.
-
Các bệnh lý khác: viêm mũi, dị tật bẩm sinh, u mũi,... là những bệnh lý khi xảy ra có thể có các triệu chứng như chảy máu mũi. Khi bé mắc những loại bệnh này, mạch máu ở mũi sẽ dễ hư hại và bị vỡ khi tác động.
Xem thêm: Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì và không nên ăn gì để chữa dứt điểm
Nguyên nhân hiếm gặp
-
Chất kích thích hóa học
-
Lạm dụng thuốc nhỏ co mạch mũi như oxymetazolin
-
Sử dụng aspirin liều cao gây nóng trong cơ thể và khiến chảy máu.
-
Huyết áp cao, rối loạn chảy máu, rối loạn đông máu, ung thư hoặc vỡ nền sọ do chấn thương cũng có thể khiến bé bị chảy máu ở mũi.
Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam
Trẻ hay bị chảy máu cam có nguy hiểm không? Tuỳ vào những nguyên nhân mà trẻ em bị chảy máu cam có nguy hiểm không. Nhưng ngay sau khi nhận biết các nguyên nhân gây chảy máu mũi ở trẻ thì bố mẹ cần xử lý kịp thời, tránh tình trạng trẻ bị mất máu quá nhiều.
Cha mẹ nên bình tĩnh khi con bị chảy máu ở mũi và thực hiện các thao tác xử lý dưới đây để giúp bé được cầm máu nhanh chóng.
Xác định mũi bị chảy máu
Trẻ thường chỉ chảy máu một bên mũi, vì vậy bước đầu tiên bố mẹ cần quan tâm là xác định vị trí mũi bị chảy máu. Tuy nhiên, trẻ thường có phản ứng dụi mũi khiến máu chảy khắp nơi. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc xác định mũi bị chảy máu.
Tuyệt đối không nên cho bé dụi mũi khi phát hiện bé bị chảy máu ở mũi. Sử dụng khăn mềm, sạch lau sạch máu dính trên mũi, đặt đầu bé hơi cúi phía trước để xác định vị trí máu chảy. Đồng thời bố mẹ không nên cho bé ngửa ra sau khiến máu cam không về phía họng.
Cầm máu
Sử dụng ngón tay đè lên cánh mũi trẻ, hơi ngửa đầu lên một chút, sau đó giữ nguyên 5 - 10 phút để máu ngừng chảy. Không nên bóp xương sống mũi hoặc chỉ ấn một bên cánh mũi vì làm vậy không thể giúp cầm máu mà còn làm bé bị đau.
Chăm sóc trẻ sau chảy máu
Sau khi thực hiện các biện pháp cầm máu, mẹ hãy để trẻ nghỉ ngơi ở trạng thái tĩnh. Máu cam vẫn tiếp tục chảy vào cổ họng thì cho bé nằm nghiêng để cho máu cam chảy ra ngoài. Không được cho bé nuốt máu vì có thể khiến trẻ bị nôn do ngộ độc.
Những sai lầm khi xử lý chảy máu cam cho trẻ
Bố mẹ khi thấy con bị chảy máu thường lo lắng hoảng hốt lo cho con. Điều này dẫn đến những sai lầm của bố mẹ trong quá trình xử lý vết thương ở trẻ.
Cho trẻ nằm hoặc ngửa người ra sau
Cho bé nằm ngửa người ra sau là sai lầm cực kỳ tai hại mà nhiều bố mẹ mắc phải. Điều này sẽ làm cho lượng máu bị chảy xuống cổ họng làm bé bị khó chịu, bị ngạt và dễ sặc máu qua lỗ thông khí. Trường hợp nguy hiểm hơn có thể gây khó thở, ngộ độc.
Cầm máu bằng bông gạc, tăm bông…
Thông thường, khi bị chảy máu người ta sẽ thường dùng bông gạc, tăm bông để cầm máu. Tuy nhiên, không ai có thể đảm bảo bông, gạc hay giấy thấm đề phòng được vô khuẩn. Do vậy khi mũi bé tiếp xúc với những vật dụng này có thể gây nhiễm trùng.
Lạm dụng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có tác dụng rất tốt khi rửa vết thương chảy máu, nhiễm trùng. Nhiều người quan niệm sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi sẽ giúp mũi có độ ẩm và giúp niêm mạc mũi không bị khô. Mặc dù vậy, bố mẹ nhỏ nước muối quá nhiều chỉ có thể tạo độ ẩm tức thời nhưng lâu dài sẽ khiến mũi bị khô hơn do phụ thuộc vào nước muối sinh lý.
Trẻ bị chảy máu cam có nguy hiểm không? Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện
Trẻ bị chảy máu cam là do hiện tượng bình thường khi cơ thể quá nóng hoặc thiếu vitamin C. Nhưng trong trường hợp trong khoảng thời gian ngắn mà bé bị chảy máu quá thường xuyên và chảy máu nhiều thì các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi khám kịp thời.
Việc chảy máu mũi cũng có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, vì vậy bố mẹ hãy quan sát trẻ thường xuyên để phát hiện kịp thời. Bởi vì đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như rối loạn chảy máu, rối loạn đông máu, khối u mũi, bệnh bạch cầu.
Cách phòng ngừa trẻ bị chảy máu cam
Mặc dù chảy máu cam không phải là triệu chứng nguy hiểm nhưng nếu tình trạng diễn ra quá nhiều lần trong khoảng thời gian ngắn thì có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bé.
Vì vậy phụ huynh cần có những biện pháp phòng ngừa trẻ bị chảy máu cam trong thời điểm nắng nóng:
-
Không nên cho trẻ ngoáy mũi, nên cắt móng tay để không bị cào mũi chảy máu.
-
Không nên mở máy lạnh liên tục, thường xuyên, chỉ nên sử dụng khi nhiệt độ bên ngoài quá nóng. Sử dụng điều hoà một khoảng thời gian và sau đó sử dụng quạt để điều hoà độ ẩm bên trong nhà.
-
Vệ sinh mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý, chỉ nên vệ sinh 2 lần trong tuần. Nếu vệ sinh quá nhiều lần sẽ khiến mũi bị phụ thuộc và làm tổn thương niêm mạc, gây cảm giác nóng rát bên trong do thành mũi bị mỏng.
-
Cho trẻ uống đủ nước trong ngày nhằm làm mềm niêm mạc và hạn chế tình trạng giãn mao mạch đường hô hấp.
-
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nhất là vitamin C và các khoáng chất.
-
Cần đưa trẻ đến bệnh viện nếu bé có những vấn đề bệnh lý về mũi để được điều trị và chăm sóc đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trên đây Monkey đã giải đáp thắc mắc vấn đề trẻ bị chảy máu cam có nguy hiểm không đến bạn đọc. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo bạn có thể bảo vệ con bạn bằng những biện pháp hợp lý và kịp thời. Đừng quên đăng ký và theo dõi Monkey để cập nhật nhiều thông tin hơn nữa về nuôi dạy con.
Kids Health Information : Nosebleeds - Ngày truy cập 6/11/2022
https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Nosebleeds/
What causes nosebleeds in children? Ngày truy cập 6/11/2022
https://healthblog.uofmhealth.org/health-management/what-causes-nosebleeds-children