zalo
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị ngã chảy máu răng
Kỹ năng sống

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị ngã chảy máu răng

Hồng Nhung
Hồng Nhung

03/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ bị ngã do chạy nhảy nô đùa rất dễ khiến đến tổn thương phần mềm. Trong trường hợp trẻ bị ngã chảy máu răng cha mẹ cần phải làm gì? Những cách xử lý phù hợp trong từng trường hợp giúp trẻ nhanh chóng khỏe mạnh, nhanh lành hơn.

Hướng dẫn xử lý nhanh chóng khi trẻ bị ngã chảy máu răng

Trẻ nhỏ vô cùng hiếu động vì thế thường gặp các tai nạn như bị ngã và khiến trẻ bị ảnh hưởng đến răng miệng. Khác với người lớn, do xương ổ răng của trẻ còn mềm và hệ thống dây chằng còn lỏng nên khi bị ngã trẻ thường bị xô lệch hay lung lay răng. Vì thế trẻ thường ít bị gẫy răng hơn so với người lớn.

Các trường hợp tai nạn ảnh hưởng đến răng miệng trẻ có thể gặp khi bị ngã:

  • Lung lay răng

  • Răng bị xô lệch qua một bên

  • Răng bị lún vào trong ổ chân răng hay lồi ra ngoài

  • Gãy ngang thân răng

  • Gãy chân răng

Do bị va đậm nên niêm mạc môi, miệng, xương ổ răng có thể bị sưng nề hoặc rách, chảy máu. Tùy thuộc vào mức độ của va chạm mà mức độ tổn thương cũng lớn hay không.

Hướng dẫn sơ cứu ban đầu

Trẻ bị ngã chảy máu răng cần làm gì? (Ảnh: Nguồn Internet)

Thông thường, các chấn thương đến răng dù nặng hay nhẹ cũng khiến răng bị chảy máu. Cha mẹ có thể tiến hành sơ cứu bằng cách sau:

  • Chuẩn bị một cốc nước ấm rồi cho bé súc miệng

  • Sử dụng băng gạc đã được làm lạnh đắp vào vị trí nướu bị đau hoặc dùng bông ấn vào hốc răng đang chảy máu để cầm máu.

  • Có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau cho bé trong trường hợp bé đã cầm được mái nhưng vẫn còn đau

  • Tốt nhất hãy mang trẻ đến gặp nha sĩ để được khám chữa đúng cách

Lưu ý: Sau khi sơ cứu cần để ý các triệu chứng nếu trẻ bị đau, miệng bị sưng tấy hay có các biểu hiện như sốt và nhiễm trùng để có biện pháp xử lý phù hợp.

Trường hợp bé chỉ lung lay răng mà không gẫy hẳn

Trong trường hợp bé chỉ bị lung lay răng nhẹ, có thể hướng dẫn bé dùng lưỡi đẩy nhẹ răng về chỗ cũ, răng sẽ ổn định trở lại mà không lo bị bật hay chảy máu. Nếu trẻ bị lung lay răng quá mạnh, hay bị nứt lợi và lộ tủy răng ra ngoài, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức để xử lý kịp thời.

Trường hợp bé bị ngã gãy răng

Nếu bé bị ngã gãy răng, cha mẹ cần tiến hành cầm máu cho trẻ ngay lập tức. Sau đó đưa trẻ đi gặp nha sĩ để các bác sĩ tiến hành xử lý các bước tiếp theo.

Răng sữa bị gãy có ảnh hưởng vĩnh viễn hay không?

Trẻ bị ngã gẫy răng có nguy hiểm hay không? (Ảnh: Nguồn Internet)

Khi trẻ bị ngã gãy răng đặc biệt là trẻ nhỏ bị ngã răng sữa khiến rất nhiều cha mẹ lo lắng. Răng sữa bị gãy có ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn hay không? Răng mới có mọc lên nếu trẻ bị ngã gãy răng sữa hay không? - là các câu hỏi mà nhiều phụ huynh quan tâm lo lắng.

Theo các bác sĩ, trẻ bị ngã gãy răng sữa hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng răng vĩnh viễn sau này. Tuy nhiên để đảm bảo tốt nhất cần can thiệp một số thủ thuật để giúp răng mới không bị mọc lệch, nghiêng đổ hay mọc chen vào khoảng cách giữa các răng còn lại.

Cha mẹ không cần quá lo lắng nếu trẻ sau bị ngã bị xô lệch răng sữa. Răng vĩnh viễn sẽ mọc sau khi răng sữa bị thay và mọc theo sự phát triển của xương hàm nên cha mẹ hoàn toàn yên tâm.

Một số trường hợp trẻ bị nặng, va đập mạnh khiến lồi cầu khớp Thái Dương Hàn bị ảnh hưởng gây lệch mặt, lồi cầu chia đôi, chia ba khiến mất cân xứng giữa hai bên mặt nhưng tỉ lệ này cũng khá thấp.

Khi trẻ bị ngã dập mô mềm cũng khiến bị chảy máu, tuy nhiên cha mẹ không cần quá lo lắng vì trẻ rất nhanh lành. Chỉ cần sơ cứu đúng cách, nhanh chóng sau đó đưa đến bác sĩ để được hỗ trợ, trẻ sẽ rất nhanh khỏi.

Xem thêm: 

Đề phòng nguy cơ ngã chảy máu răng ở trẻ 

Cha mẹ cần lưu ý những điều sau để đề phòng nguy cơ trẻ bị ngã chảy máu răng:

  • Quan sát trẻ nhỏ cẩn thận để bảo vệ con trước nguy hiểm

  • Dặn bé không chạy nhảy, đùa nghịch tại các nơi không an toàn

  • Không để trẻ leo trèo trên bàn ghế, kệ tủ, các nơi không chắc chắn

  • Ngăn cấm trẻ chạy nhảy khi leo cầu thang

  • Bịt kín các nơi trẻ có thể chui lọt như cầu thang, cửa sổ, hàng rào,..

  • Dặn con không xô đẩy nhau

  • Lau sàn nhà khô ráo, sạch sẽ đề phòng trẻ bị trượt chân ngã

  • Đội mũ bảo hộ cho con khi tham gia giao thông

Trên đây là các cách xử lý khi trẻ bị ngã chảy máu răng, hy vọng với các thông tin trên cha mẹ có thể sơ cứu đúng cách cho bé. Đề phòng nguy cơ bé bị ngã để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Injuries to the Teeth- Ngày truy cập: 30/8/2022

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=injuries-to-the-teeth-90-P02856

First Aid: Teeth Injuries- Ngày truy cập: 30/8/2022

https://kidshealth.org/en/parents/tooth-sheet.html#

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!