zalo
Hướng dẫn cách chữa trị trẻ bị bỏng cha mẹ cần lưu ý
Kỹ năng sống

Hướng dẫn cách chữa trị trẻ bị bỏng cha mẹ cần lưu ý

Hồng Nhung
Hồng Nhung

24/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Cách chữa trị trẻ bị bỏng hiệu quả không phải ai cũng biết. Vết bỏng dù nặng hay nhẹ đều phải được chữa trị càng nhanh càng tốt. Chữa trị kịp thời sẽ giúp trẻ không gặp những nguy hiểm bởi những biến chứng nhiễm trùng lở loét và hình thành sẹo xấu. Hãy cùng Monkey tham khảo những cách chữa trị bỏng hiệu quả trong bài viết sau đây.

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Cách xử trí ban đầu khi trẻ bị bỏng

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự cố bị bỏng đến trẻ như bỏng nước sôi, bỏng ống bô, bỏng hóa chất,... Tùy vào nhiều nguyên nhân và mức độ bỏng thì bố mẹ sẽ có những cách xử trí ban đầu phù hợp. Đối với mỗi nguyên nhân dưới đây, Monkey sẽ chia sẻ các cách chữa trị trẻ bị bỏng phù hợp tương ứng như sau:

Cách sơ cứu trẻ bị bỏng nước sôi

Khi trẻ bị bỏng nước sôi, phụ huynh cần phải hiểu rõ cách xử lý ban đầu để trẻ không bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bố mẹ cần biết rõ cách xử trí ban đầu như thế nào để vết thương có thể tổn thương mức nhẹ nhất và tránh bị nhiễm trùng.

Cách sơ cứu khi trẻ bị bỏng nước sôi được thực hiện các bước như sau:

  • Bước 1: Khi phát hiện trẻ đang bị bỏng, cần loại bỏ ngay những tác nhân gây bỏng ngay lập tức. Đưa trẻ ra khỏi vùng bị ảnh hưởng.

  • Bước 2: Cởi bỏ toàn bộ quần áo vùng da bị bỏng nước sôi và làm mát bằng nước sạch ngay lập tức. Nhiệt độ nước khoảng 15 - 20 độ C và ngâm ít nhất là 20 phút để ngăn chặn vết bỏng ăn sâu vào da, ngừa những vi khuẩn và bụi bẩn.

  • Bước 3: Không được sử dụng các thuốc chữa trị mà không có sự tham khảo từ bác sĩ. Sử dụng băng gạc vô khuẩn có thể tránh nhiễm trùng và bụi bẩn bên ngoài.

  • Bước 4: Cần cho trẻ ăn và uống nước nhiều do trẻ bị mất một lượng nước lớn trong khi bị bỏng.

  • Bước 5: Hãy phân tính tình trạng bỏng của trẻ, nếu trẻ còn tỉnh táo và có tình trạng bỏng nặng hơn, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị. Trong quá trình di chuyển, trẻ cần được bế đầu cao, nghiêng 1 bên để tránh trào ngược thức ăn, khí quản. Liên tục quan sát và theo dõi tình trạng cơ thể trẻ khi có bác sĩ hay nhân viên y tá xử lý.

Nếu trẻ khóc và quấy phá do đau đớn, bố mẹ có thể dỗ dành trẻ để các bác sĩ có thể tiến hành điều trị kịp thời. Không nên để trẻ hôn mê mới đưa đi cấp cứu mà nếu phát hiện ra tình trạng bỏng không ổn, cần đưa đến bác sĩ chữa trị ngay lập tức.

Cách chữa trị trẻ bị bỏng - xử trí ban đầu khi trẻ bị bỏng nước sôi (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Cách xử trí trẻ bị bỏng hóa chất

Bỏng hóa chất cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ con. Nhất là khi bỏng hóa chất vùng mắt, vùng da mỏng,... Trẻ sẽ cảm giác cực kỳ đau đớn với các nốt tấy đỏ liên tục:. Dưới đây là cách chữa trị trẻ bị bỏng hóa chất đúng cách, kịp thời:

  • Bước 1: Khi phát hiện trẻ bị bỏng hóa chất, lập tức loại bỏ các hóa chất gây bỏng cho trẻ. Nếu hóa chất khô, bố mẹ cần nhanh chóng đeo găng tay dùng khăn bông,... để chải và phủi sạch những hóa chất còn sót lại.

  • Bước 2: Cởi bỏ toàn bộ quần áo có dính hóa chất trên người trẻ từ từ để tránh trẻ bị bỏng thêm các vùng khác.

  • Bước 3: Rửa vết bỏng bằng nước sạch, rửa trôi những hóa chất còn đọng lại khoảng 10 - 15 phút. Nếu hóa chất rơi vào mắt thì ngay lập tức đưa trẻ đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất. 

  • Bước 4: Dùng băng gạc vô trùng để băng lại, chú ý không nên băng quá chặt tránh tổn thương vết thương của trẻ nặng hơn.

  • Bước 5: Nếu trẻ bị bỏng hóa chất mức độ nặng hơn, bố mẹ cần mang trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời. Bố mẹ hãy lưu lại các thông tin của hóa chất gây bỏng. Điều này sẽ giúp ích hơn trong quá trị liệu của trẻ.

Cách chữa trị trẻ bị bỏng - xử trí ban đầu khi trẻ bị bỏng hóa chất (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Cách xử trí ban đầu khi trẻ bị bỏng nhiệt, do lửa

Bỏng nhiệt, bỏng lửa là hai dạng bỏng phổ biến nhất đối với trẻ em. Do trong gia đình có khá nhiều đồ gia dụng, thiết bị sử dụng nhiệt và lửa. Vì thế khi trẻ bị bỏng cho nhiệt và do lửa, bố mẹ cần có những biện pháp chữa trị kịp thời như sau:

  • Bước 1: Ngay lập tức đưa trẻ ra khỏi vùng nguy hiểm và làm mát vết bỏng của trẻ ngay lập tức. Việc này sẽ giúp trẻ tránh cho da khỏi phồng rộp và lan sâu vào bên trong da. Tuyệt đối không được dùng nước đá để làm mát cho trẻ khi trẻ bị bỏng nhiệt, bỏng do lửa.

  • Bước 2: Nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên cơ thể trẻ trước khi vết bỏng trở nên sưng phù.

  • Bước 3: Dùng băng gạc vô khuẩn để băng bó nhẹ nhàng, không nên buộc quá chặt vì vết thương mới nên dễ bị nhiễm khuẩn.

  • Bước 4: Nếu vết bỏng nhẹ và diện tích bỏng không quá lớn thì có thể tự điều trị tại nhà. Vết thương sẽ tự liền nhờ các quá trình kích thích biểu mô hóa và tăng trưởng collagen làm liền da.

Nếu nặng hơn, ngay sau khi sơ cứu bố mẹ cần đưa trẻ di chuyển đến các cơ sở y tế, các bệnh viện gần nhất để các bác sĩ kịp thời điều trị. Trẻ được chữa trị kịp thời thì các vết thương do bỏng sẽ nhanh lành lại, có thể để lại sẹo. Bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc trị sẹo phù hợp với trẻ để có thể giúp trẻ lành sẹo nhanh hơn.Xử trí ban đầu khi trẻ bị bỏng do nhiệt, do lửa - Cách chữa trị trẻ bị bỏng (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Cách Xử lý khi trẻ bị bỏng điện

Bỏng điện là tình trạng trẻ bị bỏng khi dòng điện tiếp xúc trực tiếp vào cơ thể. Các nguồn điện với hiệu điện thế cao sẽ làm hỏng các mô và cơ quan bên trong da của trẻ. Do vậy, bỏng điện có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Dưới đây là những bước xử lý khi trẻ bị bỏng điện đúng cách và hiệu quả:

  • Bước 1: Khi phát hiện trẻ đang tiếp xúc trực tiếp với điện, cần nhanh chóng tách trẻ với nguồn điện. Bố mẹ có thể ngắt cầu dao hoặc dùng các vật cách điện để gạt vùng điện ra.

  • Bước 2: Đưa trẻ đến nơi thoáng mát và đỡ trẻ nằm cao lên. Nhanh chóng hô hấp cho trẻ, làm cho trẻ có ý thức và tìm các chấn thương khác và tiến hành sơ cứu cho đúng. Làm sao để tránh cho trẻ tổn thương cột sống cổ và các chi.

  • Bước 3: Nếu trẻ trong tình trạng ngừng tuần hoàn thì tiến hành biện pháp ấn lồng ngực đúng cách. Sau đó đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu ban đầu kịp thời.

Trường hợp bỏng điện nguy hiểm đến tính mạng, do vậy trẻ cần được xử trí nếu bị bỏng điện. Không nên chườm đá, bôi thuốc hoặc bất kỳ thứ gì lên vết bỏng. Chỉ cần rửa sạch và phủ gạc sạch lên.

Hướng dẫn cách chữa trị trẻ bị bỏng điện (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Khi nào trẻ có thể điều trị trẻ khi bị bỏng tại nhà?

Không phải lúc nào trẻ cũng có thể chữa trị trẻ bị bỏng tại nhà, tùy vào trường hợp mà trẻ có thể điều trị trẻ bị bỏng tại nhà hay không. Hoặc bố mẹ có những sai sót trong việc sơ cứu và điều trị tại nhà không đúng cách sẽ khiến vết bỏng của trẻ bị nặng nhiều hơn.

Chữa trị trẻ bị bỏng tại nhà trong trường hợp nào?

  • Trẻ bị bỏng cấp độ 1: Mức độ bỏng nhẹ nhất, độ bỏng này chỉ ảnh hưởng tới lớp da ngoài cùng. Vùng bị bỏng chỉ sưng tấy, đau rát,... Vết thương bị bỏng này có thể lành từ 7 - 10 ngày, hiếm khi để lại các di chứng sẹo.

  • Trẻ bị bỏng cấp độ 2: Mức độ bỏng nghiêm trọng hơn mức độ 1, độ bỏng ảnh hưởng đến lớp da bên trong lớp da biểu bì. Trẻ sẽ cảm thấy đau rát, đau nhức và xuất hiện các nốt mọng nước. Vết bỏng cấp 2 có thể lành từ 21 ngày.

Khi trẻ bị bỏng ở hai mức độ này, có thể điều trị tại nhà. Bố mẹ cần có những kiến thức đúng để có thể có cách chữa trị trẻ bị bỏng ngay tại nhà. Nhưng khi bố mẹ sử dụng các loại thuốc trị sẹo, phụ huynh hãy tìm những loại thuốc phù hợp với trẻ.

Tuyệt đối trẻ không được bôi những loại thuốc dân gian như kem đánh răng, lòng trắng trứng,... Những chất này không những không giúp cho vết thương mau lành mà còn khiến cho vết bỏng nặng hơn và nhiễm trùng nhiều hơn.

Sau khi sơ cứu xong, khoảng một thời gian chăm sóc nếu trẻ đang bị bỏng độ 1 và bỏng độ 2 có biểu hiện nặng hơn. Lúc này trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được chữa trị kịp thời.

Xem thêm: Trẻ bị bỏng có cần uống thuốc kháng sinh? Hướng dẫn chăm trẻ bị bỏng đúng cách

Khi nào thì nên chữa trị khi trẻ bị bỏng tại nhà (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Khi nào thì đưa trẻ đến bệnh viện chữa trị khi trẻ bị bỏng?

Trẻ bị bỏng ở cấp độ 3, vùng vết thương lúc này bắt đầu trở nên nặng hơn. Vùng bị bỏng trở sáp và chuyển sang màu trắng, có những vùng bị nâu sẫm. Vùng bỏng độ 3 phá hủy tới lớp hạ bì, lớp hạ bì này có chức năng là cung cấp các chất dinh dưỡng cho lớp biểu bì.

Do vậy, khi trẻ bị bỏng cấp độ 3 trẻ cần được đưa đến những trung tâm y tế hay các bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời. Các lớp hạ bì khi bị phá hoại sẽ ảnh hưởng đến các mạch máu bên trong, ngoài ra còn phá hủy các sợi collagen có chức năng phục hồi da sau hư tổn.

Nếu trẻ không được chữa trị tại bệnh viện kịp thời, vết bỏng sẽ lan sâu hơn vào các vùng da bên trong, thậm chí là ảnh hưởng đến các mô xương. Theo các chuyên gia y tế, ở người lớn mức độ bỏng trên 15% là nặng, mức độ bỏng nặng ở trẻ là trên 8%.

Bị bỏng ở cấp độ 2 khiến vùng da bị phá hủy khá nhiều, khả năng hồi phục kém, do đó mà trẻ cần được chữa trị và chăm sóc nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ. Cần có những thực đơn ăn uống phù hợp mà ba mẹ nên biết để có thể chăm sóc cho trẻ nhanh hồi phục.

Khi nào trẻ đến bệnh viện chữa trị khi trẻ bị bỏng (Nguồn: Sưu tầm internet)

Điều trị trẻ bị bỏng như thế nào?

Có rất nhiều cách chữa trị trẻ bị bỏng, nhưng bố mẹ cần biết cách chữa trị nào phù hợp với từng tình trạng bị bỏng. Dưới đây là những cách chữa trị trẻ bị bỏng phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất mà bố mẹ cần:

Chăm sóc vết bỏng đúng cách

Trước khi chăm sóc và sử dụng các cách chữa trị trẻ bị bỏng đúng cách, bố mẹ cần thực hiện các bước sơ cứu hiệu quả. Lúc này bố mẹ có thể chăm sóc giúp thúc đẩy quá trình lành sẹo cho trẻ.

Bố mẹ cần lưu ý những điều như sau để có thể chăm sóc vết bỏng đúng cách và an toàn:

  • Nên rửa sạch vết bỏng khi bị bỏng để các bụi bẩn và nhiệt độ vết bỏng dịu lại, tránh tình trạng vết bỏng lan ra các vùng da khác hoặc lan sâu vào bên trong.

  • Băng gạc vết bỏng nhẹ nhàng, không quá chặt sẽ làm các vết bỏng bị tổn thương nặng hơn.

  • Sử dụng bông, băng gạc bôi thuốc vào và băng vào vết bỏng cho bé để bé đỡ đau hơn.

  • Cần thay băng sau 24 giờ lần đầu tiên và những ngày sau đó là thay 2 - 3 lần trong một ngày.

  • Trẻ còn nhỏ nên quá trình bù trừ còn kém. Do đó khi trẻ bị bỏng thì các nhu cầu trao đổi chất kém đi và đòi hỏi sự bù đắp các chất dinh dưỡng nhiều hơn. Do đó, các thực phẩm phù hợp sẽ giúp trẻ nhanh lành vết thương và giảm sự hình thành sẹo. Những thực phẩm như: các thực phẩm chứa vitamin C, E, đạm,...

Chăm sóc vết bỏng đúng cách sẽ giúp cho các vết thương mau lành, tránh các biến chứng nhiễm khuẩn. Giúp vết bỏng nhanh tái tạo các mô hạt để lên da non nhanh, hạn chế xuất hiện các sẹo xấu, giảm sự đau đớn trong quá trình điều trị. 

Chăm sóc vết thương cho trẻ đúng cách - Cách chữa trị trẻ bị bỏng hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Bôi gì để nhanh liền sẹo

Những loại thuốc trị bỏng có thể ngăn ngừa sự phát triển của sẹo trên da của trẻ hiệu quả. Lưu ý là bố mẹ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm kiếm những thuốc trị sẹo hiệu quả và phù hợp. Dưới đây là một vài loại thuốc trị sẹo khỏi nhanh và hiệu quả nhất:

  • Bộ sản phẩm Dizigone kháng khuẩn: Công dụng của thuốc trị sẹo này là tiêu diệt những vi sinh vật gây hại tại vị trí bị bỏng, loại bỏ màng biofilm (Màng giúp vi khuẩn phát triển nhanh).

  • Kem/ xịt bôi bỏng Panthenol: Hỗ trợ điều trị những tổn thương tại niêm mạc da dạng bỏng. Giúp hạn chế sẹo, lành vết thương nhanh chóng. Giúp giữ ẩm và làm da nứt nẻ trong mùa đông.

  • Kem bôi bỏng Silver Sulfadiazine 1%: Giúp điều trị hiệu quả người bị bỏng độ 2 và độ 3. Tiêu diệt đa số chủng vi khuẩn gây hại, vết thương bị hở diện rộng.

  • Kem trị mụn Biafine Emulsion: Giúp điều trị những tình trạng bỏng cấp độ 1 và 2. Điều trị dứt điểm những tình trạng da đỏ thứ phát.

Ngoài ra, còn rất nhiều loại kem trị sẹo hiệu quả. Bố mẹ cần tìm hiểu rõ thành phần và công dụng của chúng để sử dụng phù hợp cho vết bỏng của con mình. Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể biết được loại thuốc nào không dùng được cho trẻ và có các thành phần gây dị ứng với cơ thể trẻ. Từ đó sử dụng thuốc trị sẹo phù hợp và hiệu quả.

Có nên dùng mẹo chữa trẻ bị bỏng?

Khi trẻ bị bỏng, sau bước sơ cấp cứu trẻ bị bỏng là bước chăm sóc cho trẻ hiệu quả. Vậy có nên dùng mẹo chữa trẻ bị bỏng? Thực chất các mẹo dân gian không hoàn toàn sai nhưng có những mẹo không nên dùng.

  • Bố mẹ có thể sử dụng một số loại mẹo chữa trẻ bị bỏng như dùng lô hội, nghệ, nha đam để trị liền sẹo. Những loại thuốc này chỉ có thể lành sẹo cho những vết bỏng cấp độ 1 và 2.

  • Tuyệt đối không nên sử dụng các mẹo dân gian như dùng lòng trắng trứng, dùng kem đánh răng, nước mắm,... để trị sẹo. Những loại thuốc này không có tác dụng làm lành sẹo nhanh chóng mà còn khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào vết thương nhanh hơn. Điều này sẽ khiến vết thương trở nên nặng hơn và cần sự điều trị của bác sĩ.

Làm gì khi trẻ bị bỏng - Có nên sử dụng thuốc dân gian hay không? (Nguồn: Sưu tầm internet)

Nên cho trẻ bị bỏng ăn gì và kiêng ăn gì 

Khi trẻ bị bỏng, trẻ sẽ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Trẻ còn nhỏ và quá trình trao đổi chất chưa được hoàn thiện. Do vậy trẻ cần được bổ sung một lượng chất dinh dưỡng đầy đủ để vết thương của trẻ có thể nhanh lành hơn.

Những món ăn cần có trong thực đơn của trẻ khi trẻ bị bỏng như:

  • Thực phẩm chứa Vitamin C

  • Thực phẩm chứa Vitamin E

  • Các thực phẩm chứa đạm

  • Uống nhiều nước.

  • Thực phẩm chứa Omega - 3.

  • Các thực phẩm giàu Carbohydrate.

  • Thực phẩm giàu Vitamin

  • Thực phẩm giàu Kẽm

Có nhiều thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của trẻ khi bị bỏng. Những thực phẩm này khiến vết bỏng của trẻ sẽ bị chậm quá trình lành da, lên da non, để lại sẹo lồi, sẹo lõm rất khó coi. Những thực phẩm mà trẻ nên kiêng có thể kể đến như:

  • Trứng

  • Thịt bò

  • Thịt gà và đồ nếp

  • Các thức ăn chứa nhiều Natri

  • Rau muống

  • Đồ ăn tanh như hải sản

  • Đồ ngọt.

Những thực phẩm nên ăn khi bị bỏng - Cách chữa trị trẻ bị bỏng đúng cách (Nguồn: sưu tầm internet)

Trên đây là những thông tin về cách chữa trị trẻ bị bỏng mà bố mẹ nên biết để bảo vệ trẻ an toàn hơn. Bài viết này sẽ đem đến những thông tin hữu ích khi trẻ bị bỏng và có những cách chữa trị hiệu quả, đúng cách để vết thương không bị nhiễm trùng nặng hơn. Đừng quên theo dõi Monkey để được cập nhật các kiến thức bổ ích về Nuôi dạy trẻ và kiến thức khi trẻ bị bỏng.

How to Treat Burns in Children - First aid - Step To Health - Ngày truy cập 13/07/2022

https://steptohealth.com/how-to-treat-burns-in-children/ 

Burns in Children: Causes, Types, Treatment & Home Remedies - Ngày truy cập 13/07/2022

https://parenting.firstcry.com/articles/burns-in-children-typescauses-and-treatments/ 

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!