zalo
Trẻ bị bỏng có cần uống kháng sinh? Một số loại thuốc dùng khi trẻ bị bỏng
Kỹ năng sống

Trẻ bị bỏng có cần uống kháng sinh? Một số loại thuốc dùng khi trẻ bị bỏng

Hồng Nhung
Hồng Nhung

08/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Cơ thể trẻ nhỏ nhạy cảm với yếu ớt hơn so với người trưởng thành nên khi trẻ bị bỏng sẽ hồi phục lâu hơn. Nhiều cha mẹ lo lắng khi con bị bỏng và đặt câu hỏi rằng “trẻ bị bỏng có cần uống kháng sinh?”. Cùng tìm hiểu câu trả lời ngay bài viết dưới đây của Monkey nhé.

Các cấp độ bỏng trẻ có thể bị

Trẻ nhỏ dễ bị bỏng bởi các tác nhân như do nhiệt, nước nóng, điện, hóa chất,...do chúng thường tò mò và không nhận biết được nguy hiểm xung quanh. Theo thống kê đa số trẻ bị bỏng nhiệt. Cha mẹ cần lưu ý để tránh trường hợp trẻ bị bỏng. Tùy từng mức độ bỏng mà cơ thể bị tổn thương khác và cần có phương pháp điều trị thích hợp.Có 3 mức độ bỏng mà cha mẹ cần biết, với mức độ 1 thì có thể điều trị tại nhà mà không cần quá lo lắng. Từ cấp độ 2-3 trở lên cần được điều trị cẩn thận tại nơi có chuyên môn nhất định. Cùng xem các mức độ bỏng ở ngay bên dưới đây nhé:

Các cấp độ bỏng. (Ảnh: Nguồn Internet)

Bỏng cấp độ 1

Bỏng cấp độ 1 là cấp độ bỏng nhẹ nhất, chỉ tổn thương đến lớp da trên cùng. Biểu hiện là lớp da trên cùng có dấu hiệu đỏ tấy, sưng nhẹ, có thể viêm và có cảm giác đau rát. Dần dần vùng da sẽ khô lại và bong tróc sau khi vết bỏng đã lành lại. Có thể bị bỏng trên diện tích rộng nhưng bỏng cấp độ 1 tương đối mau lành, thường thời gian lành lại từ 7 đến 10 ngày.

Bỏng cấp độ 2

Bỏng cấp độ 2 mức độ tổn thương sâu và nghiêm trọng hơn bỏng cấp 1 khi lớp da bên dưới lớp da bề mặt cũng bị ảnh hưởng. Biểu hiện của bỏng cấp 2 đó là vùng da bị phồng rộp, tấy đỏ cực kỳ đau rát, khó chịu. Toàn bộ lớp biểu bì da bên ngoài có thể đã bị phá hủy hoàn toàn khiến mất đi lớp bảo vệ. Khi bị bỏng ở mức độ này cần chăm sóc một cách cẩn thận để tránh bị nhiễm trùng và để lại sẹo thâm hay sẹo lồi, lõm mất thẩm mỹ. Thời gian hồi phục cũng kéo dài  hơn, thường là từ 3 tuần đến 1 tháng, thậm chí là lâu hơn.

Bỏng cấp độ 3

Bỏng cấp độ 3 làm tổn thương nặng nề, phá hủy lớp da và cả phần mô bên dưới. Ở cấp độ bỏng này người bệnh sẽ ít cảm thấy đau rát hơn vì các dây thần kinh. Bỏng cấp độ 3 cần chế độ chăm sóc đặc biệt để tránh nhiễm trùng bởi tổn thương sâu rất nguy hiểm. Dù cho có chăm sóc tốt và đúng cách thì bỏng cấp 3 vẫn gây ra các vết sẹo như sẹo thâm, sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo co kéo....do vùng da bị tổn thương nghiêm trọng. Quá trình hồi phục sẽ mất khoảng 3, 6 tháng hoặc thậm chí là cả năm.

Trẻ bị bỏng có cần uống kháng sinh

Có nên cho trẻ uống thuốc kháng sinh khi bị bỏng. (Ảnh: Nguồn Internet)

Nhiều cha mẹ vì lo lắng vết bỏng của con muốn con nhanh hồi phục nên thắc mắc liệu trẻ bị bỏng có cần uống kháng sinh hay không? Sử dụng những loại thuốc nào để hỗ trợ khả năng phục hồi của trẻ? 

Với trẻ bị bỏng độ 1, việc sử dụng thuốc kháng sinh là không cần thiết bởi tổn thương không quá sâu và hồi phục nhanh chỉ sau vài ngày. Với cấp độ bỏng từ độ 2,3 trở đi, việc sử dụng thuốc kháng sinh là cần thiết tuy nhiên cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc kháng sinh có công dụng ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng vết thương, đảm bảo an toàn các vết thương.

Thuốc kháng sinh dạng bôi được chỉ định cho bỏng độ 2 và bỏng độ 3 có thể dùng dưới dạng uống thuốc. Sử dụng thuốc kháng sinh cần được dùng liên tục để đảm bảo có hiệu quả tốt nhất.

Các loại thuốc uống và bôi có thể sử dụng cho trẻ khi bị bỏng

Ngoài thuốc kháng sinh, dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng cho trẻ bị bỏng cấp độ 2 trở lên. Ngoài việc chăm sóc kỹ vết bỏng để tránh nhiễm trùng thì có thể sử dụng thêm các loại thuốc hỗ trợ để giúp vết thương nhanh lành hơn. Có 3 dạng uống, xịt và tiêm, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau hỗ trợ làm giảm các cơn đau, giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. (Ảnh: Nguồn Internet)

Do vết bỏng gây đau đớn nên sử dụng thuốc giảm đau hỗ trợ cũng rất tốt. Một số loại thuốc giảm đau được chỉ định cho bệnh nhân bị bỏng được các bác sĩ gợi ý:

  • Thuốc giảm đau có chứa Paracetamol 

  • Thuốc giảm đau Ibuprofen

  • Thuốc giảm đau có chứa Diclofenac

Những loại thuốc kể trên sẽ được sử dụng trong khi người bệnh thấy bỏng rát dữ dội, thường là mức độ bỏng mức độ 2 nghiêm trọng. Thời gian đau rát kéo dài rất lâu gây đau đớn khó chịu cho người bệnh và có thể kéo dài suốt 48h nên việc uống thuốc giảm đau là vô cùng cần thiết. Khi sử dụng cần uống theo liều lượng chỉ định của bác sĩ. Thông thường thuốc giảm đau được chỉ định uống sau ăn và uống cách nhau khoảng 4 đến 6 tiếng.

Thuốc tiêm uốn ván

Uốn ván là bệnh nhiễm khuẩn rất nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao nếu không được chữa trị kịp thời. Chăm sóc vết bỏng không đúng cách sẽ khiến cơ thể có nguy cơ nhiễm loại vi khuẩn này. Biểu hiện của nó là khiến vết bỏng trở nên sưng tấy và viêm mủ nặng nề. Sử dụng thuốc tiêm uốn ván sẽ được chỉ định từ bác sĩ dựa trên thăm khám và đánh giá nguy cơ để đảm bảo an toàn. Thực hiện tiêm phòng uốn ván càng sớm càng tốt, thời gian tiêm tốt nhất là trong vòng 24h đầu sau khi bị bỏng hoặc chấn thương. Loại thuốc phòng uốn ván được sử dụng phổ biến là Huyết thanh phòng uốn ván S.A.T 1500 đơn vị.

Thuốc chống căng thẳng, âu lo

Với trẻ nhỏ việc bị bỏng gây đau đớn và sợ hãi khiến bé bị ảnh hưởng tâm lý. Việc sử dụng thêm các loại thuốc chống căng thẳng, âu lo sẽ giúp trẻ có thể bình tĩnh trở lại, giữ được tâm lý thoải mái để có thể chữa trị tốt nhất.

Thuốc bổ giúp tăng cường sức khỏe

Bổ sung thêm các vi chất cần thiết từ thuốc bổ. (Ảnh: Nguồn Internet)

Bổ sung thêm các loại thuốc bổ để tăng cường các vi chất cho cơ thể cho bé bởi lúc này cơ thể cần một lượng chuyển hóa năng lượng lớn hơn mức bình thường. Tăng cường các vi chất cần thiết giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ, tiết kiệm thời gian hơn khi chuẩn bị các món ăn, giải quyết vấn đề bé đau đớn, mệt mỏi không ăn được nhiều. Các vi chất chất nên bổ sung cho bé trong quá trình điều trị vết bỏng là vitamin A, vitamin C, dầu gan cá, oxyd kẽm…

Thuốc bôi ngoài da

Sử dụng một số loại thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ như thuốc mỡ kháng sinh Bacitracin hay Neosporin hay kem silver sulfadiazine 1% (Silvirin, Silvadene) để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn, bảo vệ vết thương giúp nhanh lành và phục hồi vết bỏng nhanh chóng. Trước khi bôi thuốc cần sát trùng vết thương, rửa tay thật sạch sẽ sau đó bôi kem lên vết bỏng. Sử dụng với liều lượng và tần suất được ghi trong đơn.

Sử dụng thuốc kháng sinh dạng bôi cho bỏng độ 2. (Ảnh: Nguồn Internet)

Thuốc dạng xịt

Hiện nay có rất nhiều các loại thuốc chữa bỏng dạng xịt có tác dụng bảo vệ vết thương, làm dịu mát, ngăn ngừa nhiễm trùng và  giúp tái tạo da hiệu quả. Một số loại thuốc dạng xịt như Nacurgo đang được đánh giá khá tốt. Sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả tốt nhất.

Xem thêm: 10 cách sơ cứu bé bị bỏng keo 502 cha mẹ cần biết

Chăm sóc vết bỏng cho trẻ đúng cách

Chăm sóc vết bỏng vô cùng quan trọng để ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng, giúp vùng da bị tổn thương hồi phục nhanh hơn và hạn chế sẹo xấu. Một số lưu ý cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc vết bỏng ở con.

Chăm sóc vết bỏng đúng cách để tránh nguy hiểm. (Ảnh: Nguồn Intenet)

Vệ sinh vết bỏng thường xuyên

Vệ sinh vết bỏng bằng cách sử dụng dung dịch betadin pha loãng để loại bỏ da chết cùng với các loại vi khuẩn có thể bám trên vết bỏng. Nếu vết bỏng bị chảy dịch cần thường xuyên thay băng gạc để thấm hút giúp chúng nhanh lành hơn. Nguyên tắc chăm sóc vết bỏng đó là khi vết bỏng bị ướt cần làm khô bằng cách thay băng gạc thường xuyên và nếu bị khô thì cần bọc lại để giúp tổn thương nhanh lành.

Bảo vệ chống nhiễm trùng

Ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn vết bỏng ở trẻ nhỏ cực nghiêm trọng bởi trẻ nhỏ có sức khỏe kém. Khi chăm sóc vết bỏng cần đảm bảo vô trùng, rửa tay sạch sẽ và vệ sinh dụng cụ khám chữa bệnh để đảm bảo an toàn. Không chạm tay trực tiếp vào vết mổ hay làm vỡ các bóng nước vì đấy chính là lớp bảo vệ cho da. Cẩn trọng khi chăm sóc bệnh nhân bị bỏng để tránh các biến chứng nguy hiểm sau này.

 

Trên đây là các thông tin giải đáp cho câu hỏi “trẻ bị bỏng có cần uống kháng sinh không?”. Hy vọng với bài viết trên, quý vị đã biết cách chăm sóc trẻ khi bị bỏng. Phòng ngừa các nguy cơ khiến trẻ bị bỏng vô cùng cần thiết giúp bảo vệ các con an toàn, khỏe mạnh.

Prophylactic antibiotics for burns patients: systematic review and meta-analysis- Ngày truy cập: 7/7/2022

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2822136/#

Antibiotics for treating infected burn wounds- Ngày truy cập: 7/7/2022

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6483291/

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!