zalo
Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý: 10 Lời khuyên “tâm đắc” từ chuyên gia
Kỹ năng sống

Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý: 10 Lời khuyên “tâm đắc” từ chuyên gia

Phương Đặng
Phương Đặng

12/09/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Cho đến nay, hành vi “mất tập trung giảm chú ý” ở trẻ nhỏ vẫn chưa được xác định nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định rằng nếu ba mẹ đủ kiên trì, tuân thủ cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý theo những lời khuyên của họ, con sẽ được cải thiện mỗi ngày.

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Ba mẹ cần biết: Dấu hiệu trẻ mất tập trung giảm chú ý là gì?

Mất tập trung giảm chú ý hay tăng động giảm chú ý (ADHD) là chứng rối loạn phát triển thần kinh, bao gồm không chú ý, hiếu động thái quá và hấp tấp, bốc đồng. Các hành vi này thường xuất hiện ở trẻ trong độ tuổi từ 3 - 11 tuổi và có ảnh hưởng lớn đến tâm lý, trí tuệ và sinh hoạt của trẻ. 

Dấu hiệu trẻ mất tập trung giảm chú ý. (Ảnh: Internet)

Ba mẹ có thể nhận biết trẻ mất tập trung giảm chú ý qua 3 nhóm dấu hiệu sau:

Nhóm 

triệu chứng

Các dấu hiệu (triệu chứng)

Giảm chú ý

Có xu hướng xuất hiện khi trẻ tham gia vào các nhiệm vụ đòi hỏi sự chú ý, thời gian phản ứng nhanh, quan sát và nhận biết, lắng nghe một cách có hệ thống và liên tục.

  • Dễ phân tâm bởi các tác động bên ngoài, đặc biệt trong khi học hoặc làm 1 việc bất kỳ.

  • Không tập trung để ý đến các chi tiết nhỏ nên thường mắc lỗi.

  • Khi chú tâm nghe khi trò chuyện cùng người khác.

  • Bé hay quên, làm mất đồ dùng do thiếu sự chú ý. 

Tăng động

Tăng động thể hiện qua việc trẻ gặp khó khăn khi ngồi yên, luôn bồn chồn, thao thức.

  • Hành động bốc đồng, khó kiềm chế cảm xúc như: La hét, cáu giận, ném đập đồ đạc.

  • Tay chân liên tục hoạt động, khó ngồi yên kể cả khi xem ti vi, ngồi ăn,...

  • Trẻ thường ít ngủ và dành nhiều thời gian để hoạt động. 

  • Nói nhiều, thích tham gia trò chơi nhưng theo chiều hướng quấy rối, phá phách và không hợp tác.

Tính hấp tấp, bốc đồng

Có liên quan đến các hành động vội vàng dẫn đến kết quả tiêu cực như:

  • Chạy qua đường mà không quan sát

  • Dễ bỏ qua chi tiết nhỏ khi làm bài hoặc làm việc gì đó dẫn đến kết quả sai

  • Bộc lộ cảm xúc thái quá khiến người xung quanh khó chịu.

Lưu ý: Một số trẻ không mắc chứng tăng động giảm chú ý nhưng cũng có ít dấu hiệu tương tự thì ba mẹ có thể cho đến khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất. Những dấu hiệu trên là phổ biến để giúp bạn phát hiện sớm và đưa con đi khám kịp thời. 

Xem thêm: Những cách dạy trẻ 2 tuổi tập trung và phát triển toàn diện

3 Nguyên nhân khiến trẻ bị tăng động giảm chú ý

Nhìn chung, tỷ lệ mắc chứng ADHD ở bé trai cao gấp 2 lần bé gái và độ chênh lệch tùy theo từng dạng. Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào có thể khẳng định chính xác nguyên nhân gây nên ADHD ở trẻ nhưng có 1 số nguyên nhân tiềm ẩn được chẩn đoán như dưới đây:

Nguyên nhân khiến trẻ bị tăng động giảm chú ý. (Ảnh: Internet)

  • Yếu tố di truyền, sinh hóa, vận động nhạy cảm, sinh lý và hành vi

  • Các yếu tố nguy cơ: Cân nặng lúc sinh < 1500 g, chấn thương đầu, thiếu sắt, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, có phơi nhiễm liên quan đến rượu, thuốc lá, cocaine trước sinh.

  • Môi trường sống: Không ổn định dễ tác động đến thần kinh của trẻ như tiếng ồn, đông đúc,... hoặc xuất phát từ cách giáo dục thiếu kỷ luật của ba mẹ khiến con làm việc lộn xộn như vừa ăn vừa xem điện thoại, vừa nói chuyện vừa ăn, v.v…

  • Thói quen nghiện game, internet, xem tivi quá nhiều do ba mẹ quá chú tâm vào công việc. Mặt khác, ánh sáng xanh từ các thiết bị trên cũng làm giảm khả năng tiếp nhận thông tin của bộ não trẻ khiến con xao nhãng.

  • Dinh dưỡng & chăm sóc chưa đúng cách: Thực đơn thiếu đa dạng, không lành mạnh, đặc biệt là thiếu sắt dễ khiến bé bị mệt mỏi, mất ngủ, mất tập trung.

10 Cách dạy trẻ tập trung chú ý tại nhà hiệu quả nhất từ chuyên gia

Tính đến nay, khoảng 20 - 60% trẻ mắc chứng ADHD có biểu hiện giảm khả năng học tập bởi các con khó chú ý khi nghe giảng, dễ bỏ qua chi tiết khi học và làm bài tập, suy nghĩ và lập luận không chu toàn,... Dù vậy, nếu ba mẹ biết cách rèn luyện trẻ tập trung, giảm tăng động theo những hướng dẫn dưới đây, các triệu chứng của con sẽ được cải thiện tốt.

Lựa chọn địa điểm rèn luyện cố định

Trẻ mắc chứng ADHD rất dễ bị phân tâm bởi môi trường xung quanh. Bạn hãy chọn một nơi yên tĩnh, phù hợp để trẻ có thể tập trung nhiều nhất có thể. Đừng quên bài trí một vài tiểu tiết để con không cảm thấy nhàm chán nhưng cũng không nên trang trí quá nhiều khiến trẻ phân tâm.

Chọn không gian yên tĩnh để bé chú tâm rèn luyện. (Ảnh: Internet)

Thiết lập những nguyên tắc cụ thể

Đối với trẻ tăng động, con cần thiết phải xây dựng kỷ luật riêng và các nguyên tắc càng cụ thể càng tốt bởi trẻ mắc chứng này không tập trung và khó ghi nhớ những điều được căn dặn.

Chẳng hạn, với các bé bình thường ba mẹ chỉ cần nhắc con làm bài tập trong hôm nay thì đối với trẻ ADHD con cần được căn dặn đầy đủ như sau: “Tối nay, sau khi ăn xong, con cần làm 2 bài toán, 1 bài văn để hoàn thành bài về nhà.”  

Tương tự, với các thói quen như ăn uống, thời gian ngủ, thời gian chơi cũng cần được quy định rõ ràng. Để hỗ trợ trẻ nhớ tốt thì bạn cần có thời gian biểu cụ thể để con theo dõi và làm theo.

Xây dựng thời gian biểu khoa học

Không riêng các bé ADHD, những đứa trẻ bình thường cũng cần có thời gian biểu khoa học, có quy củ để hình thành thói quen tốt. Cách dạy trẻ tập trung chú ý này sẽ giúp con giảm bớt sự hỗn loạn, cải thiện hành vi thiếu tổ chức. Một thời gian biểu chuẩn cho bé ADHD phải có đủ các yếu tố: 

  • Giờ giấc (cụ thể giờ bắt đầu - kết thúc)

  • Hoạt động tương ứng

  • Yêu cầu kèm theo (đối việc học tập, ăn uống, vui chơi)

  • Điểm thưởng (nên có để khích lệ trẻ làm theo).

Xây dựng thời gian biểu khoa học. (Ảnh: Internet)

Khen ngợi khích lệ trẻ thường xuyên

Cân nhắc sử dụng một hệ thống phần thưởng là cách thúc đẩy trẻ hình thành thói quen tốt. Bạn có thể thiết lập danh sách phần thưởng khác nhau theo mức độ tăng dần để con cố gắng thực hiện tốt nhất có thể.

Cùng với phần thưởng thì những cái vỗ tay động viên, lời nói an ủi sẽ giúp con giữ vững tinh thần, cảm thấy an toàn khi thực hiện theo chỉ dẫn của ba mẹ.

Đưa ra hình thức kỷ luật cho những hành vi tiêu cực

Song song với các phần thưởng thì con cũng cần được kỷ luật nếu có hành vi không đúng. Tuy nhiên, cách phạt phù hợp nhất là không cho con chơi với đồ vật, không ăn món ăn yêu thích, không được xem tivi,... 

Lưu ý rằng các hình phạt cần cụ thể và thực hiện ngay, tránh các hình thức kỷ luật như đánh mắng, dọa nạt trẻ bằng những thứ không có thật bởi điều này dễ làm tổn thương tâm lý của bé.  

Đưa ra hình thức kỷ luật cho những hành vi tiêu cực. (Ảnh: Internet)

Đừng để con một mình

Trong thời gian học tập hay làm quen với thói quen mới, hãy luôn tham gia cùng con với vai trò vừa như 1 người hướng dẫn vừa như 1 người bạn đồng hành. Hãy giúp con đạt được mục tiêu với một thái độ tích cực. Điều này cho thấy bạn luôn sẵn sàng hỗ trợ con để làm tốt hơn mọi lúc.

Nghỉ giải lao thường xuyên

Vì trẻ tăng động khó tập trung nên bạn cần cho con thời gian nghỉ ngơi giữa các hoạt động. Điều này sẽ giúp bộ não của trẻ được nghỉ ngơi đủ, tinh thần không bị uể oải và năng lượng tích cực có thể tái tạo trong thời gian đó để con học, làm việc tốt hơn.

Nghỉ giải lao thường xuyên. (Ảnh: Internet)

Thử nghiệm phương pháp sử dụng đồng hồ bấm giờ

Hãy dành 30 phút cho mỗi hoạt động hoặc từng phần nhỏ của hoạt động, sau đó cho con nghỉ giải lao. Bằng cách rèn trẻ tính tập trung này, con sẽ làm quen dần với việc chú tâm thực hiện một công việc nhất định như làm toán, chơi xếp hình, giải đố,... một cách có hiệu quả.

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Cần hạn chế các loại tinh bột đơn giản, uống nhiều nước, tập luyện thường xuyên. Các biện pháp ăn kiêng có thể không phải là “phương pháp chữa trị” cho các vấn đề về khả năng tập trung nhưng chúng hoàn toàn có ích!

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng. (Ảnh: Internet)

Hiểu cách học của con bạn

Cuối cùng, sự đồng cảm và thấu hiểu là yếu tố quan trọng để quá trình thay đổi được thuận lợi. Hãy thay đổi phong cách giảng dạy của mình dựa theo sự thích nghi của bé. Bạn có thể điều chỉnh với các phương pháp sử dụng đồ thị, hình ảnh, âm nhạc, trò chơi, v.v… giữa các buổi học để tạo sự mới mẻ cũng như mang lại hứng thú cho con.

Có thể bạn quan tâm: 10 cách dạy trẻ tự kỷ giao tiếp giúp trẻ phát huy khả năng ngôn ngữ

Gợi ý 10 bài tập & trò chơi cho trẻ giảm chú ý ba mẹ nên áp dụng ngay

Song song với cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý nêu trên, ba mẹ nên cho bé học, rèn luyện thêm các bài tập liên quan đến sự tập trung để cải thiện triệu chứng này. 

Các bài tập và trò chơi cho bé cải thiện giảm chú ý. (Ảnh: Internet)

  • Bơi lội: Đây là bài tập giúp trẻ ADHD chuyển hóa năng lượng dư thừa từ các hoạt động như la hét, đánh đấm sang các bài tập bơi lội. Môn thể thao này cũng giúp con tập trung hiệu quả, hạn chế việc sử dụng thuốc để kiềm chế bộc phát hành động thô bạo.

  • Võ thuật: Đặc trưng của các bài tập võ thuật là hướng dẫn ngắn gọn, đơn giản, thao tác nhanh nên trẻ ADHD có thể dễ dàng tiếp thu. Hơn nữa, bộ môn này cũng kết hợp nhiều loại tín hiệu thị giác, thính giác & động học giúp con điều chỉnh hành vi của mình.

  • Thiền & yoga: Thiền & yoga hoạt động theo những cách giúp bé ADHD phát triển trí lực đồng thời cải thiện tinh thần để chống lại nhưng suy nghĩ buồn chán, cảm giác lo lắng, bồn chồn trong cơ thể.

  • Bài tập luyện sức bền: Luyện tập sức mạnh nhằm hạn chế tình trạng trẻ ADHD bị bắt nạt do hành vi bốc đồng của chúng. Bài tập này cũng yêu cầu trẻ cần tập trung để thực hiện đúng các kỹ thuật dùng tạ tự do, sử dụng máy tập để rèn luyện đúng cách.

  • Bài tập đếm từ 0 - 10 và ngược lại: Trẻ tăng động có thể dễ dàng đếm đúng từ 1 - 10 nhưng nếu ngược lại thì chúng rất dễ bị loạn do thiếu tập trung. Ba mẹ hãy khuyến khích tập đếm xuôi ngược thường xuyên để rèn luyện tốt cho trẻ tính tập trung nhé!

Ngoài những bài tập phổ biến kể trên, bạn cũng có thể dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý với các bài tập tương tự như: 

  • Âm nhạc và khiêu vũ

  • Trò chơi nhảy lò cò

  • Ném bóng rổ

  • Giải mã Rubik, giải mã mê cung

  • Trò chơi truy tìm vật dưới cốc úp ngược, v.v…

Các phương pháp can thiệp cho trẻ ADHD nên kết hợp với cách dạy tại nhà

Như vậy, bằng những phương pháp dạy trẻ tập trung chú ý và các bài tập, trò chơi nêu trên, ba mẹ có thể tự tin cải thiện tình trạng ADHD cho bé tại nhà. Ngoài ra, với những bé có nhiều biểu hiện và được chẩn đoán mức độ nặng thì bạn nên có sự hỗ trợ của thuốc bổ não cùng thầy cô chuyên môn.

Sử dụng thuốc bổ não cho trẻ kém tập trung

Đối với trẻ ADHD, con được đánh giá mức độ qua bài kiểm tra khoảng 20 - 30 phút của bác sĩ. Sau đó, mỗi bé sẽ được kê đơn một số loại thuốc để giảm triệu chứng của tăng động giảm chú ý. 

Sử dụng thuốc bổ não cải thiện sự tập trung cho trẻ. (Ảnh: Internet)

Theo đó, đa số thuốc điều trị đều là chất kích thích có tác dụng gần tương tự như cà phê. Cơ chế của các loại thuốc này là kích thích trung tâm cảm giác, kích thích thần kinh nhằm duy trì sự chú ý đồng thời giảm các cơn xung động.

Một số loại thuốc có thể kể đến như:

  • Methylphenidate: Thuốc kích thích tâm thần thường được sử dụng nhiều nhất (VD:Ritalin®, Bipeaverin® và Concerta® Ritalin).

  • Thuốc dẫn xuất amphetamine: Một loại thuốc kích thích tâm thần khác (Như Adderall®, Dexedrine® và Vyvanse® )

  • Atomoxetine: Thuốc hữu ích trong cải thiện các vấn đề về lo âu (ví dụ Strattera®). 

  • Methylphenidate: Các chất dẫn của amphetamine giúp cải thiện sự tập trung tinh thần của trẻ và cho phép trẻ trải nghiệm tích cực hơn.

Học can thiệp 1: 1 cùng thầy cô

Là biện pháp cuối cùng được đề cập nhưng gần như hiệu quả lại đạt đến hơn 60%, đặc biệt là trong thời gian bắt đầu rèn luyện cho trẻ ADHD. Thầy cô có chuyên môn giảng dạy cho các bé mắc chứng này sẽ có giáo án bài học và bài tập riêng để bé cải thiện trong giai đoạn đầu.

Học can thiệp với thầy cô chuyên môn. (Ảnh: Internet)

Kết hợp với sự tương tác của ba mẹ tại nhà, trẻ sẽ nhanh chóng giảm thiệu các triệu chứng của ADHD và học được các kỹ năng như những bé bình thường. Thậm chí, một số trẻ được hỗ trợ tích cực, can thiệp đúng hướng không chỉ giảm hẳn dấu hiệu mà còn đạt được thành quả học tập, kỹ năng vượt trội hơn nhiều bé không mắc chứng này. 

Tóm lại, cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý tốt nhất chính là phối hợp giữa: Tương tác của ba mẹ, chương trình can thiệp của thầy cô và những loại thuốc, thực phẩm, bài tập hỗ trợ kèm theo. Để thành công, người dạy bé cần có sự kiên trì và đủ cảm thông để hiểu được những thiệt thòi của bé. Vì vậy, ba mẹ hãy hãy luôn đồng hành để trẻ vượt qua giai đoạn đầy thử thách này nhé!

10 Tips for Teaching Kids With ADD and ADHD - Ngày truy cập: 11/09/2023

https://homeschoolingwithdyslexia.com/teaching-tips-tuesday-10-tips-teaching-kids-add-adhd/ 

How To Teach A Child With ADHD At Home - Ngày truy cập: 11/09/2023

https://www.momsbelief.com/blog/how-to-teach-a-child-with-adhd-at-home

Phương Đặng
Phương Đặng

Tôi là Phương - Biên tập viên Content Marketing hơn 3 năm kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!