zalo
Trẻ 4 tuổi bị chảy máu cam thường xuyên có nguy hiểm hay không?
Kỹ năng sống

Trẻ 4 tuổi bị chảy máu cam thường xuyên có nguy hiểm hay không?

Hồng Nhung
Hồng Nhung

21/10/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Chảy máu cam ở trẻ nhỏ không phải là bệnh mà là biểu hiện của cơ thể trước các tác động từ bên ngoài lẫn bên trong của cơ thể. Mũi bao gồm rất nhiều các mạch máu nhỏ rất nhạy cảm nên tình trạng chảy máu cam ở trẻ ở độ tuổi từ 2-10 khá phổ biến. Tuy nhiên việc trẻ 4 tuổi bị chảy máu cam thường xuyên khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy trẻ có nguy cơ mắc bệnh nào hay không? Cùng theo dõi bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn nhé.

Nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi bị chảy máu cam

Chảy máu cam ở trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong trường hợp trẻ bị chảy máu bất ngờ hoặc không thường xuyên thì tình trạng này không quá nghiêm trọng. Nếu trẻ bị chảy máu cam thường xuyên có thể trẻ đang gặp vấn đề nguyên trọng hơn.

Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị chảy máu cam là do không khí khô hanh, trẻ sống trong môi trường không khí khô, hay sử dụng điều hòa và máy sưởi khiến niêm mạc mũi bị khô gây chảy máu.

Chảy máu mũi do nhiễm trùng hô hấp gây sung huyết niêm mạc mũi hay trẻ bị viêm xoang cũng là một lý do thường gặp. Cũng có thể do trẻ xì mũi quá mạnh khiến các mạch máu bị vỡ gây chảy máu.

Nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ 4 tuổi. (Ảnh: Nguồn Internet)

Ngoài ra, trẻ có thể bị chảy máu cam do các nguyên nhân khác như

  • Bị mắc dị vật vào mũi

  • Bị kích ứng bởi chất hóa học

  • Viêm mũi dị ứng khiến trẻ hắt hơi nhiều, chà xát mũi do khó chịu gây chảy máu

  • Trẻ bị chấn thương mũi do va đập

  • Trẻ chảy máu mũi do ngoáy mũi

  • Do không khí lạnh

  • Lạm dụng thuốc nhỏ co mạch mũi như oxymetazolin

  • Dùng aspirin liều cao

  • Trẻ bị rối loạn chảy máu, rối loạn đông máu, mắc khối u ác tính hoặc lành tính, bị vỡ nền sọ do tai nạn phần đầu,...

Trẻ 4 tuổi bị chảy máu cam thường xuyên có nguy hiểm hay không?

Cẩn trọng khi trẻ 4 tuổi chảy máu cam kéo dài. (Ảnh: Nguồn Internet)

Trẻ 4 tuổi bị chảy máu cam thường xuyên khiến cha mẹ rất lo lắng bởi trẻ còn nhỏ và sức khỏe yếu. Thông thường các ca chảy máu mũi không quá nghiêm trọng bởi chỉ cần sơ cứu đúng cách thì tình trạng này sẽ được ngừng hẳn. Tuy nhiên nếu trẻ bị chảy máu thường xuyên và lượng máu chảy nhiều trẻ có thể đang gặp các bệnh lý nguy hiểm như:

  • Trẻ bị nhiễm trùng xoang

  • Trẻ bị u ở vách ngăn, u xơ vòm mũi họng

  • Bị rối loạn đông máu, rối loạn chảy máu, suy giảm bạch cầu

  • Bị dị dạng mạch máu

  • Bị chấn thương sọ não (vỡ sàn sọ)

Để chắc chắn hơn về tình trạng bệnh của trẻ, tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để có thể kết luận bệnh chính xác và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Hướng dẫn cách xử lý cho cha mẹ khi trẻ bị chảy máu cam

Trẻ 4 tuổi bị chảy máu cam cần xử lý như thế nào? Trước hết cha mẹ cần bình tĩnh chấn an trẻ, tránh làm bé hoảng sợ, sua đó thực hiện các bước sơ cứu như sau:

  • Loại bỏ máu đông khỏi mũi của trẻ bằng cách hướng dẫn trẻ xì mũi một cách nhẹ nhàng. Loại bỏ được máu đông sẽ giúp bé dễ thở hơn và cầm máu dễ dàng hơn.

  • Để trẻ ngồi thẳng, hơi cúi đầu và cổ về phía trước để ngăn máu chảy vào họng khiến bé nuốt xuống gây nôn hay tiêu chảy. Tuyệt đối không cho trẻ nằm hay kẹp đầu giữa hai đầu gối bởi làm vậy khiến trẻ có nguy cơ bị sặc máu gây nguy hiểm.

  • Bóp chặt cánh mũi của trẻ bằng cách dùng đầu hai ngón tay cái và ngón trỏ ấn giữ phần chóp mũi. Không ấn vào phần xương sống bởi chúng không có tác dụng cầm máu, cũng như không ấn chỉ một bên mũi dù chỉ bị chảy máu một bên.

  • Thời gian thực hiện quá trình ấn giữ tay cầm máu là 10 phút, cha mẹ có thể bấm giờ để chuẩn xác hơn bởi máu mũi cần có thời gian để đông lại. Có thể nói chuyện hay hát cho bé nghe để bé phân tâm. Không nên thả tay ra kiểm tra nhiều lần làm ảnh hưởng đến quá trình làm đông máu

  • Có thể chườm lạnh phía gốc mũi và má của trẻ để làm co mạch máu giúp máu chảy chậm lại. Chỉ thực hiện khi bé chịu hợp tác và không cảm thấy khó chịu.

  • Hướng dẫn trẻ nhổ máu trong miệng nếu có để tránh gây nôn hay khó chịu

  • Cho trẻ súc miệng sạch và uống một ít nước mát để bớt căng thẳng

  • Sau 10 phút có thể thả tay ra để kiểm tra, nếu máu đã ngừng chảy thì cho trẻ nằm nghỉ ngơi. Nếu máu vẫn chưa ngừng chảy thì tiếp tục thực hiện các bước trên một lần nữa

Sơ cứu cho trẻ 4 tuổi bị chảy máu cam. (Ảnh: Nguồn Internet)

Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ có một trong những biểu hiện dưới đây: 

  • Không thể thực hiện cầm máu dù đã tiến hành các biện pháp sơ cứu trong vòng 20 phút

  • Chảy máu cam liên tục

  • Máu chảy nhanh và lượng máu nhiều

  • Bé bị chảy máu do gặp các chấn thương vùng đầu và khu vực mũi

  • Cơ thể suy nhược, yếu ớt, bị chóng mặt

  • Máu bị chảy ngược vào trong họng dù bé đã cúi người về phía trước. Đây là trường hợp chảy máu mũi sau cần đến sự can thiệp của bác sĩ

  • Bé bị chảy máu mũi do dùng một loại thuốc mới

  • Chảy máu mũi đi kèm các vết xuất huyết dưới da trên khắp cơ thể hoặc đi kèm chảy máu ở các khu vực khác như lợi hay máu lẫn vào trong phân, nước tiểu

  • Bé bị chảy máu khi đang sử dụng thuốc chống đông máu

  • Trẻ bị chảy máu cam khi đang mắc các bệnh có ảnh hưởng tới đông máu như bệnh gan thận, hemophilia

  • Bé đang thực hiện hóa trị liệu

Xem thêm: Trẻ 3 tuổi bị chảy máu cam có phải dấu hiệu của bệnh hay không?

Chăm sóc trẻ 4 tuổi sau khi bị chảy máu cam như thế nào?

Trẻ bị chảy máu cam cần được chăm sóc như thế nào? Nên bổ sung các loại dinh dưỡng nào cho trẻ cũng như cho trẻ nghỉ ngơi ra sao để phòng ngừa bé bị chảy máu trở lại. 

Chế độ ăn uống 

Các loại thực phẩm tốt cho bé bị chảy máu cam. (Ảnh: Nguồn Internet)

Trẻ bị chảy máu cam cần được bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Tăng cường các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa,...để bé khỏe mạnh. Đặc biệt các loại thực phẩm giàu vitamin C và vitamin K rất tốt cho trẻ bị chảy máu cam. Đa số các ca chảy máu cam có liên quan tới việc trẻ bị thiếu hụt các loại vitamin này. 

Cho trẻ ăn các loại trái cây, rau củ giàu vitamin C và K như các loại quả cam, chanh, kiwi, dâu tây,...các loại rau như bông cải xanh, cải bó xôi, bắp cải, măng tây,....Hạn chế cho trẻ ăn các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ khiến bé dễ bị nóng trong người gây chảy máu cam.

Cho trẻ uống nhiều nước để ngăn ngừa táo bón, có thể sử dụng nước trái cây, rau củ để tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

Để trẻ được nghỉ ngơi 

Để trẻ nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh. (Ảnh: Nguồn Internet)

Trẻ sau chảy máu cam cần được nghỉ ngơi đầy đủ để hạn chế việc chảy máu trở lại, cho trẻ nghỉ ngơi ít nhất trong vòng 2 giờ đầu để trẻ hoàn toàn ổn định. Có thể cho trẻ ngủ hoặc nằm nghỉ ngơi để lại sức.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý một số thông tin dưới đây để ngăn ngừa chảy máu cam tái phát ở trẻ:

  • Động viên trẻ không cho tay ngoáy mũi hay xì mũi trong vòng 24 giờ, nếu trẻ đã đốt điểm mạch thì không tác động đến mũi trong 1 tuần.

  • Hạn chế cho trẻ hoạt động mạnh hay tham gia các trò vận động thể thao trong một tuần đầu tiên

  • Hạn chế tắm nước nóng cho trẻ để tránh việc mạch máu bị giãn nở gây chảy máu cam.

Các cách ngăn ngừa trẻ 4 tuổi bị chảy máu cam

Phòng ngừa nguy cơ chảy máu cam ở trẻ. (Ảnh: Nguồn Internet)

Chảy máu mũi trước rất dễ bị tái phát nếu niêm mạc mũi chưa hồi phục hoàn toàn bởi khu vực này vô cùng nhạy cảm. Nếu không được điều trị dứt điểm sẽ khiến khu vực niêm mạc mũi bị tổn thương nghiêm trọng khiến trẻ bị chảy máu liên tục. Hiện tượng chảy máu cam chỉ dứt điểm  khi niêm mạc mũi đã hoàn toàn bình phục. Vì vậy cha mẹ cần phòng tránh nguy cơ bị chảy máu cam ở trẻ để hạn chế các tổn thương ở trẻ.

  • Giữ ẩm cho khu vực niêm mạc mũi của trẻ bằng cách bôi vaseline vào phần trước của vách ngăn mũi. Tùy thuộc vào tình trạng của trẻ có thể bôi với tần suất khác nhau.

  • Cho trẻ uống nhiều nước

  • Hạn chế các chấn thương vùng vách ngăn mũi của trẻ

  • Dùng máy phun sương tạo ẩm không khí giúp bé dễ chịu hơn. Lưu ý vệ sinh máy thường xuyên để ngăn ngừa bụi bặm và vi khuẩn

  • Có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc xịt mũi để làm ẩm niêm mạc của trẻ

 

Trẻ 4 tuổi bị chảy máu cam thường xuyên cần được sơ cứu đúng cách và đưa tới bệnh viện để được kiểm tra. Đừng chủ quan trước những dấu hiệu khác thường ở cơ thể của trẻ để tránh việc trẻ gặp nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Nosebleeds- Ngày truy cập: 19/10/2022

https://kidshealth.org/en/parents/nose-bleed.html#

Nosebleed (Epistaxis) in Children- Ngày truy cập: 19/10/2022

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/nosebleeds

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey