zalo
20+ Cách dạy trẻ tự kỷ 3 tuổi đúng cách giúp con nhanh nhẹn, tự tin hơn
Kỹ năng sống

20+ Cách dạy trẻ tự kỷ 3 tuổi đúng cách giúp con nhanh nhẹn, tự tin hơn

Hoàng Hà
Hoàng Hà

10/08/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Cách dạy trẻ tự kỷ 3 tuổi muốn thành công cần có sự kiên trì của ba mẹ, kết hợp cùng với các phương pháp khoa học. Chắc chắn trong quá trình đồng hành cùng bé sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng với những gợi ý về phương pháp dạy mà Monkey chia sẻ sau đây hy vọng sẽ giúp ích được cho nhiều ba mẹ. Hãy cùng tham khảo nhé.

Triệu chứng tự kỷ ở trẻ 3 tuổi

Ở một số trẻ 3 tuổi, các triệu chứng bị tự kỷ đã thể hiện khá rõ. Ban đầu những triệu chứng này khá nhẹ nên khó nhận biết, dễ nhầm lẫn với tính cách nhút nhát. Nhưng nếu quan sát lâu bạn sẽ thấy bé sẽ khác với trẻ bình thường khi có một số dấu hiệu như:

  • Kỹ năng xã hội: Không trả lời khi được hỏi, tránh giao tiếp bằng ánh mắt, thích chơi một mình, không biết cách tương tác với người khác, không thích thú với việc kết bạn, không thể hiện cảm xúc, khó khăn khi hiểu cảm xúc của người khác…

  • Kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp: Giao tiếp chậm hơn trẻ bình thường, hay lặp đi lặp lại các từ, cụm từ, nhắc lại những gì người khác nói, hiếm khi dùng cử chỉ ngôn ngữ cơ thể, nói chuyện cụt ngủn, không hiểu những câu trêu chọc từ người khác…

  • Hành vi bất thường: Thể hiện nhiều động tác lặp đi lặp lại (xoay tròn, vỗ tay…), thay đổi thói quen nhỏ cũng buồn bã, thất vọng, chỉ chơi đồ chơi…

  • Có những thói quen kỳ lạ: Thích một số bộ phận của đồ vật, có sở thích kỳ lạ, khó hiểu…

  • Dấu hiệu tự kỷ tiềm năng ở trẻ 3 tuổi khác: có tính hiếu chiến, bốc đồng, tự gây thương tích cho mình, hay giận dữ, có phản ứng bất thường với mùi, vị, âm thanh, thói quen ăn uống không đều đặn, hay cảm thấy sợ hãi …

Nếu bé có những dấu hiệu bất thường như trên, ba mẹ cần quan sát con nhiều hơn hoặc đến gặp các chuyên gia để chẩn đoán và có phương pháp giáo dục kịp thời.

Một số biểu hiện thường gặp của trẻ tự kỷ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tầm quan trọng của hỗ trợ và dạy dỗ cho trẻ tự kỷ 3 tuổi

Việc tìm hiểu các cách dạy trẻ tự kỷ 3 tuổi rất quan trọng, vì đây là giai đoạn phát triển của trẻ. Vậy nên, tầm quan trọng của việc hỗ trợ dạy bé tự kỷ càng sớm sẽ giúp:

  • Phát triển tư duy và ngôn ngữ: Việc có phương pháp giáo dục trẻ tự kỷ từ sớm sẽ giúp con tạo ra mô hình tư duy, giúp con tự tin giao tiếp hơn với mọi người.

  • Xây dựng kỹ năng xã hội: Việc dạy trẻ tự kỷ học cách chia sẻ, giao tiếp, thể hiện tình cảm cũng sẽ cải thiện được khả năng tương tác xã hội tự tin hơn.

  • Tăng cường kỹ năng tự chăm sóc bản thân: Dạy bé 3 tuổi tự kỷ tự chăm sóc bản thân như tắm rửa, thay quần áo, tự ăn… sẽ giúp con trở nên độc lập và tự tin hơn trong cuộc sống.

  • Phát triển kỹ năng tự lập: Việc ba mẹ hỗ trợ trẻ tự kỷ thực hiện những hoạt động hàng ngày như hoàn thành nhiệm vụ, tập trung, quản lý thời gian sẽ giúp bé phát triển kỹ năng tự lập tốt hơn.

  • Giúp bé thích nghi với môi trường: Việc hỗ trợ trẻ tự kỷ thích nghi với môi trường xung quanh thông qua việc tham gia các hoạt động trong gia đình, ngoài xã hội sẽ giúp con hiểu được cách đối mặt với những tình huống khác nhau, giúp con bớt tự ti và sợ hãi.

  • Phát triển tư duy xúc cảm: Khi có phương pháp giáo dục phù hợp, sẽ giúp trẻ 3 tuổi tự kỷ biết cách quản lý cảm xúc của mình tốt hơn.

Tóm lại, việc có được cách dạy trẻ tự kỷ 3 tuổi hợp lý không chỉ giúp con phát triển tốt các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, mà còn tạo nền tảng để con phát triển toàn diện trong tương lai.

Việc phát hiện và điều trị chứng tự kỷ cho con càng sớm càng tốt. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Gợi ý cách dạy trẻ tự kỷ 3 tuổi hiệu quả

Để giúp trẻ tự kỷ 3 tuổi phát triển toàn diện như những đứa trẻ bình thường, ba mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:

Sử dụng giao tiếp hướng tới sự thấu hiểu của trẻ

Một trong những nguyên tắc khi dạy trẻ tự kỷ chính là thấu hiểu nhu cầu của bé, đây là lúc mà bé có nhu cầu nói cao nhất. Cùng với đó khả năng bắt chước của bé sẽ bị hạn chế, nên ba mẹ cần tự động quan sát và điều chỉnh từ vựng dễ hiểu, có sự lặp đi lặp lại nhiều hơn, nhịp điệu rõ ràng để giao tiếp với trẻ tự kỷ.

Ba mẹ cần thấu hiểu mới giao tiếp được cùng con. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dạy trẻ tự kỷ học cách nghe nhiều hơn

Để tạo sự chú ý với bé, ba mẹ có thể dùng những dấu hiệu như chạm vào má đề “nhìn”, chạm vào tai để “nghe”… Để bắt đầu nói chuyện cùng bé, có thể gọi tên trẻ và đảm bảo con hiểu được điều đó. Đồng thời, hãy giảm bớt tiếng ồn xung quanh để không gây mất tập trung đến quá trình nghe của bé.

Ngoài ra, khi ở bên cạnh trẻ nên nói những điều liên quan tới thời gian (lúc ngủ, lúc tắm, lúc ăn) hay hát những bài hát mà bé yêu thích. Hoặc có thể giới thiệu cho con những tiếng động khác nhau với cường độ riêng của các âm thanh để giúp giao lưu với trẻ tốt hơn. Đừng quên khuyến khích con kết hợp lắc lư, nhảy múa hay vỗ tay theo giai điệu âm nhạc…

Phương pháp dạy trẻ tự kỷ 3 tuổi nhìn – mặt đối mặt

Ở phương pháp này, ba mẹ hãy dùng mọi cách để có thể từ cách nghe, nhìn, cảm nhận để tạo mối liên kết với con. Hãy đứng trước tầm nhìn của con, gọi tên con khi muốn con nhìn bạn, hay sờ vào má trẻ rồi từ từ quay đầu bé về phía mình, khuyến khích trẻ nhận biết vẻ mặt, ngón tay, ngón chân thông qua các bài hát hay các trò chơi… Khi thấy bé quan tâm tới đồ vật, sự việc nào hãy dùng chúng để tạo sự thu hút với bé.

Đặc biệt, khi chơi với trẻ tự kỷ thì mọi người hãy cố gắng giao tiếp bằng ánh mắt nhiều hơn, nếu trẻ nhìn lại bạn thì hãy xem đó là dấu hiệu để kêu gọi, đừng cố gắng ngượng ngịu khi con nhìn chằm chằm bạn mà hãy quay lưng lại, nhìn trẻ một cách tự nhiên.

Ngoài ra, để thu hút sự chú ý của bé, bạn có thể vỗ nhẹ vào lưng, tay, vai một cách kiên quyết. Đồng thời, có thể tổ chức các trò chơi đuổi bắt để khuyến khích con nhìn bạn khi tham gia.

Thu hút sự chú ý khi dạy trẻ tự kỷ 3 tuổi

Một trong những kỹ năng sống cho trẻ tự kỷ chính là, hãy luôn chú ý tới bé cùng nhận xét những điều con đang làm dù bạn nhận lại được ít phản hồi từ trẻ. Đặc biệt, ba mẹ hãy thực hiện những điều cho rằng con có thể thích thú để thu hút sự chú ý của trẻ, cố gắng để con hiểu ý nghĩa của những hành động, cử chỉ đó đang hướng đến con.

Ngoài ra, có thể cầm lấy những vật mà bé muốn đưa cho bạn, hãy cho con thấy bạn đang muốn chia sẻ, nói chuyện cùng con bằng cách thể hiện sự thích thú, nói chuyện nhé.

Luôn dùng lời nói, cử chỉ để tạo được sự thu hút với bé. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dạy trẻ tự kỷ 3 tuổi bắt chước việc tạo ra các âm thanh

Trẻ bị tự kỷ thường khá thích âm thanh, nên ba mẹ có thể tương tác với trẻ thông qua việc tạo ra các âm thanh như chơi trò chơi thổi bóng bay, thay đổi hình dạng môi của bạn để bé bắt chước, động tác liếm kẹo mút để khuyến khích bé sử dụng đầu lưỡi,..

Đặc biệt, để kích thích sự chú ý của con, mọi người hãy dùng âm thanh có âm vực thấp hơn hoặc cao hơn để con tiếp thu, đối thoại bằng cách bắt chước lại âm thanh do bé tạo ra càng giống càng tốt.

Giúp trẻ hiểu các cử chỉ

Một trong những cách dạy trẻ tự kỷ 3 tuổi hiệu quả chính là giúp con hiểu được các cử chỉ. Ở đây, ba mẹ có thể thực hiện cùng một cử chỉ để nhấn mạnh tình huống trong nhiều lần, hãy giới thiệu cử chỉ vào những công việc hàng ngày để con dần làm quen. Ví dụ như vừa nói “con lại đây” vừa “vẫy tay”.

Điều này sẽ giúp con quan sát và dần dần hiểu được ý nghĩa của cử chỉ đó. Đồng thời, đừng quên nhìn vào ánh mắt của trẻ để tương tác, kết hợp với việc chạm vào từng đồ vật mà bạn đang muốn cho con biết thông qua các cử chỉ cũng rất cần thiết.

Dạy trẻ tự kỷ 3 tuổi thể hiện bằng mọi cách

Với trẻ tự kỷ, ba mẹ hãy cố gắng làm mọi biểu hiện, cử chỉ của mình một cách phóng đại, đừng ngại để con có thể thấy rõ được những gì mà ba mẹ muốn truyền tải. Nếu bé có thể hiểu được những hành động mà bạn muốn truyền tải, đừng ngần ngại động viên và kêu gọi bé lại gần thực hiện cùng bạn.

Luôn tạo được sự thu hút với con bằng mọi cách. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hướng dẫn dạy bé tự kỷ học các từ, ý nghĩa của từ

Việc dạy trẻ 3 tuổi bị tự kỷ không phải chuyện dễ dàng, để bé có thể hiểu được những gì ba mẹ nói thì bạn phải thêm từ vào những gì con nói. Chẳng hạn khi bé nói “nước” bạn phải nói “uống nước” hoặc cho con uống nước. Hãy cố gắng mở rộng vốn từ để giúp trẻ có thể ghép từ và nói tốt hơn.

Đồng thời, cố gắng khuyến khích con nói những từ liên quan tới đồ vật bé yêu thích, hay để con nhắc lại những từ bạn nói.

Dạy bé tự kỷ từ ngữ nhiều hơn các ký hiệu

Mỗi khi bé gọi tên đồ vật, hãy cố gắng phản ứng như là bé đang nói chuyện với bạn. Hãy cầm và giữ đồ vật đó để bé thấy chúng, cùng với việc nhìn vào biểu cảm gương mặt của con để xem bé có hài lòng không, sau đó hãy nhắc lại tên của đồ vật đó.

Hãy khuyến khích con nói thay vì dùng cử chỉ. Đồng thời tích cực dùng những từ thuộc về hành động khi mọi người đang làm đồ chơi hay muốn truyền tải thông điệp gì đến bé.

Cách dạy trẻ tự kỷ 3 tuổi hiểu ngôn ngữ

Ba mẹ hãy cố gắng quan sát những phản ứng của bé khi thấy mọi người giao tiếp, cố gắng dùng cùng một từ cho cùng tình huống cụ thể. Đối với những tình huống hay xuất hiện, hãy thống kê lại để mọi người có thể dùng và chỉ dùng chúng khi giao tiếp với con.

Ngoài ra, khi ba mẹ muốn đặt câu hỏi cho bé, hãy cho con thời gian để đưa ra câu trả lời hay nghĩ những điều phải nói. Cần lưu ý phải có sự kết nối giữa các việc theo đúng trình tự nếu muốn trẻ thực hiện.

Cố gắng giúp bé hiểu ngôn ngữ ba mẹ muốn truyền tải. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Thường xuyên gọi tên của trẻ

Việc hay gọi tên của con cũng sẽ giúp tạo sự chú ý và khiến con nhận ra đó chính là tên của mình, cũng như tăng khả năng tương tác khi ba mẹ gọi.

Hỗ trợ trẻ tự kỷ tương tác với môi trường bên ngoài

Trẻ bình thường hay có xu hướng học hỏi và thích nghi nhanh với môi trường xung quanh. Với trẻ tự kỷ thì ngược lại, nên để con không cảm thấy mình khác biệt so với mọi người hãy thường xuyên cho bé đến các khu vui chơi, công viên để tăng sự tương tác với xã hội. Đồng thời, khi thấy những người xung quanh giao tiếp, con cũng sẽ dần thích nghi, làm quen và thể hiện được rõ nhu cầu của mình hơn.

Luôn quan sát, đồng hành và cùng tham gia các hoạt động với trẻ tự kỷ

Đây là cách dạy trẻ tự kỷ 3 tuổi để giúp ba mẹ có thể hiểu rõ hơn bé muốn gì, thích chơi như thế nào? Vậy nên, ba mẹ hãy cùng tham gia các hoạt động mà con đang thực hiện, bé sẽ là người dẫn dắt và hướng dẫn ba mẹ cùng tham gia. Đồng thời, cách này sẽ giúp gia tăng sự kết nối với mẹ, và giúp trẻ cảm thấy có sự chia sẻ hơn.

Rèn luyện cho trẻ tự kỷ ngồi yên tại một vị trí

Không giống như những đứa trẻ bình thường, các bé bị tự kỷ thường có xu hướng vận động nhiều, hay thực hiện hành động lặp đi lặp lại,… nói chung là không thể ngồi yên một chỗ.

Vậy nên, ba mẹ cần phải rèn luyện cho con tập trung vào một việc nào đó mà ba mẹ giao, hay khi tham gia trò chơi, hoạt động cần biết chờ đợi và chơi theo thứ tự. Để làm được điều này, đòi hỏi bạn phải loại bỏ những yếu tố gây mất tập trung, xao nhãng cho bé như tiếng báo đài, tivi, tiếng nói chuyện bên ngoài, âm thanh bước chân…

Sau khi con đã tập trung, chú ý được trong môi trường không có tiếng ồn, ba mẹ có thể cho thêm các yếu tố gây nhiễu đó vào hoạt động của bé để xem bé có thể thích nghi hay không nhé.

Rèn luyện cho trẻ tự kỷ ngồi yên tại một vị trí. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cách dạy trẻ tự kỷ 3 tuổi tương tác với cơ thể

Khi dạy bé bị tự kỷ tương tác với cơ thể, hãy giúp con nhận biết được những cử chỉ mà ba mẹ hướng dẫn như lắc đầu là không đồng ý, gật đầu là đồng ý hay những trạng thái cảm xúc vui, buồn, tức giận….cũng như thể hiện chúng thông qua những tình huống cụ thể để giúp con nhận thức được chúng.

Cố gắng tạo nhu cầu cho bé bị tự kỷ

Với trẻ bị tự kỷ thường ít khi thể hiện nhu cầu hay tương tác với người khác, trừ khi bé cần giúp đỡ. Vậy nên, để con thoải mái giao tiếp hơn, ba mẹ có thể sắp đặt môi trường, tình huống để khuyến khích con thể hiện rõ nhu cầu của mình hơn.

Chẳng như như cố gắng để những đồ vật mà con yêu thích “trong tầm nhìn, ngoài tầm với”, để con bị thu hút và muốn chủ động nhờ ba mẹ giúp đỡ thay vì đưa ngay đồ chơi cho con khi con chưa thể hiện nhu cầu của mình.

Luôn tạo không gian riêng cho con

Việc cho con không gian riêng để tự học hay hoạt động cũng rất cần thiết, để qua đó giúp bé có thể hiểu rõ và phân tích được các tình huống tốt hơn. Ba mẹ không nên thúc ép hay áp đặt bé phải làm theo những gì bạn muốn mà hãy để con học theo tốc độ của riêng mình. Bởi vì cách dạy trẻ tự kỷ 3 tuổi đòi hỏi ba mẹ phải có sự kiên nhẫn rất lớn.

Luôn tôn trọng không gian riêng của bé. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Luôn nhắc nhở trẻ những việc mà bé không thể tự làm trong lần đầu tiên

Với trẻ tự kỷ thưởng rất khó bắt chước, nên con cần phải được hướng dẫn chính xác về những việc nên làm. Đầu tiên, ba mẹ cần phải làm mẫu từ từ, chậm rãi và có sự lặp đi lặp lại hành động nào đó để con có thể quan sát và dần làm theo. Trường hợp nếu bé không thể bắt chước, ba mẹ cần dạy con từng bước một cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ, cũng như bạn sẽ phải dùng hành động hỗ trợ để con biết mình cần làm gì.

Đừng bỏ qua việc khen thưởng cho bé

Với trẻ tự kỷ, khen thưởng bằng lời nói hay hành động khi con làm đúng sẽ giúp con có thêm sự tự tin và động lực về những điều mình làm hơn.

Lưu ý khi dạy trẻ tự kỷ 3 tuổi

Đối với việc dạy trẻ tự kỷ muốn hiệu quả, sẽ phải tập trung vào việc thực hiện những kỹ năng xã hội để hoàn thiện bản thân. Nhưng để làm được điều này, mọi người cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Luôn động viên, tin tưởng con, đừng gây áp lực cho trẻ phải theo ý mình sẽ càng làm bé thấy căng thẳng, không còn sự hứng thú khi luyện tập.

  • Luôn có sự kiên trì trong quá trình dạy trẻ tự kỷ, có thể mất nhiều thời gian ba mẹ mới thực sự tiếp cận và hiểu trẻ.

  • Luôn tạo ra không khí vui vẻ với con, để con cảm thấy thoải mái hơn khi tham gia các hoạt động cùng bạn.

  • Dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động hay mọi tình huống để tăng hiệu quả.

  • Cho bé tham gia các CLB cho trẻ tự kỷ để cùng gặp gỡ ba mẹ cùng hoàn cảnh để cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm.

  • Trường hợp bé bị nặng, ba mẹ nên đưa con đến gặp chuyên gia để được chẩn đoán và đưa ra liều trình điều trị phù hợp nhất.

Quá trình dạy trẻ tự kỷ, ba mẹ không nên đặt nhiều áp lực lên bé. (ảnh: Sưu tầm internet)

Kết luận

Có thể thấy có rất nhiều cách dạy trẻ tự kỷ 3 tuổi, nhưng quan trọng nhất vẫn là sự kiên trì và thấu hiểu con của ba mẹ. Vậy nên, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hãy luôn đồng hành cùng con để nâng cao hiệu quả của việc điều trị hơn nhé.

Hoàng Hà
Hoàng Hà

Mình là Hoàng Hà, chuyên viên content writer tại Monkey. Hy vọng với những nội dung mình mang đến sẽ truyền tải được nhiều giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!