zalo
Kỹ năng sống xử lý tình huống cho trẻ: Ba mẹ nên dạy những gì? Bằng phương pháp nào?
Kỹ năng sống

Kỹ năng sống xử lý tình huống cho trẻ: Ba mẹ nên dạy những gì? Bằng phương pháp nào?

Phương Đặng
Phương Đặng

04/10/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Đối với trẻ nhỏ, khi nhận thức chưa đủ sâu sắc và kiến thức về xã hội còn yếu thì việc dạy kỹ năng sống xử lý tình huống sẽ giúp con biết phân tích, phán đoán và tự tin giải quyết vấn đề theo cách của mình. Cùng Monkey tìm hiểu nội dung & phương pháp dạy trong bài viết này nhé!

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Kỹ năng xử lý tình huống là gì? Có quan trọng với trẻ?

Kỹ năng xử lý tình huống là những cách thức phân tích, liên hệ, tìm hiểu các thông tin khác nhau để có thể có một cái nhìn tổng thể nhất về sự việc đang diễn ra. Đồng thời, bạn cần phải đưa ra được những phương án giải quyết một cách thỏa đáng nhất trong khả năng của mình.

Kỹ năng xử lý tình huống là gì? (Ảnh: Internet)

Như vậy, dạy trẻ kỹ năng xử lý tình huống ở trẻ nhỏ sẽ được hiểu là hướng dẫn con phân tích tình huống và ra quyết định ứng xử, đối phó mọi lúc, mọi nơi. Thành công trong việc này là bạn đã giúp con:

Tự tin xử trí trong mọi hoàn cảnh

Bằng khả năng phân tích, phán đoán được rèn luyện cùng với tâm lý sẵn sàng nhờ những bài học ba mẹ dạy, con có thể tự mình giải quyết các vấn đề khi gặp nguy hiểm, bị đặt vào tình huống khó, tự làm việc cá nhân khi ở nhà hoặc ra ngoài 1 mình,...

Nâng cao khả năng giao tiếp 

Luôn có những tình huống bắt buộc con phải lên tiếng để bảo vệ bản thân hoặc ủng hộ người khác. Vì vậy, với sự quyết đoán, trẻ dễ dàng nâng cao kỹ năng giao tiếp để thể hiện quan điểm của mình hoặc phản đối một hành động sai trái, có hại đến bản thân.

Nâng cao khả năng giao tiếp của trẻ. (Ảnh: Internet)

Phát triển tư duy nhạy bén logic

Cùng với những phân tích, phán đoán và ra phương án giải quyết vấn đề, bộ não của trẻ được phép hoạt động liên tục với cường độ cao. Nhờ vậy, trí nhớ của con được lấp đầy những phương án khả thi, nhận định theo nhiều khía cạnh cùng khả năng quan sát để đưa ra cách xử trí phù hợp nhất.

Rèn luyện thân thể linh hoạt năng động

Trong một số tình huống nhất định, đặc biệt là khi có khả năng gặp nguy hiểm, thoát thân là cách duy nhất để bảo vệ mình. Vì vậy, trong những trường hợp này, một đứa trẻ linh hoạt sẽ biết cách phán đoán và chạy thoát theo hướng an toàn. Và tất nhiên, chỉ những đứa trẻ được rèn luyện và chuẩn bị sẵn sàng từ trước mới có thể thành công.

Đứa trẻ linh hoạt luôn biết tìm hướng thoát thân an toàn. (Ảnh: Internet)

Học kỹ năng sống xử lý tình huống: Ba mẹ nên dạy con những gì?

Như vậy, ba mẹ đã hiểu được phần nào tầm quan trọng của việc dạy kỹ năng xử lý tình huống cho trẻ từ sớm. Và để đạt được những lợi ích kể trên, bạn cần nắm được chính xác những nội dung cần dạy cho trẻ dưới đây:

Kỹ năng quan sát - phân tích và ra quyết định

Quan sát là điều đầu tiên trẻ cần học trước khi xử trí một tình huống. Càng quan sát chi tiết, suy nghĩ kỹ, trẻ càng khám phá thêm nhiều điểm khác lạ để từ đó đưa ra nhiều hướng phân tích và ra quyết định xử trí phù hợp.

Dạy trẻ kỹ năng quan sát và phân tích. (Ảnh: Internet)

Bạn có thể dạy con học cách quan sát từ những điều đơn giản như tìm và lấy đồ giúp ba mẹ, sắp xếp đồ chơi của mình như ban đầu hoặc thực hành qua những trò chơi như: Tìm hình giống nhau, khác nhau; tìm đồ bị mất trong tranh; v.v…

Ở cấp độ nâng cao, bạn có thể đưa ra những tình huống giả định như: Nếu con đi vào 1 đoạn đường vắng, con sẽ quan sát điều gì? Nếu phát hiện người lạ đi theo, con sẽ quan sát gì và sẽ làm gì để chạy thật xa khỏi người đó?

Giúp con nhận biết nguy hiểm và cách tự vệ

Khi ra ngoài 1 mình, trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ gặp nguy hiểm. Những người lạ qua đường có ý đồ xấu luôn tận dụng cơ hội để tiếp cận, dùng lời hoặc vật chất để dụ dỗ. Thậm chí, tấn công ngay lập tức khiến trẻ sợ hãi. Vì vậy, bạn cần dạy con nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm như: 

  • Có người lạ đi theo liên tục kèm hành vi mờ ám qua cử chỉ, ánh mắt.

  • Người cố tình tiếp xúc, bám víu hoặc dụ dỗ bằng đồ chơi

  • Người giả danh người quen của ba mẹ

  • Đi đến nơi vắng vẻ, ít người qua lại và ít địa điểm an toàn,...

Bạn có thể xem thêm cách nhận biết nguy hiểm và cách phòng vệ cho trẻ TẠI ĐÂY.

Giúp con nhận biết nguy hiểm để tránh xa. (Ảnh: Internet)

Hướng dẫn con kiểm soát cảm xúc và lời nói

Đôi khi việc quát tháo, thể hiện thái độ cáu gắt dễ gây phản tác dụng trong cả tình huống nguy hiểm và không nguy hiểm. Cụ thể, nếu con gặp người lạ nguy hiểm, việc phản ứng gay gắt khiến kẻ xấu hiểu rằng con đang sợ hãi và cố dọa hắn sợ nhưng điều đó dễ khiến hắn mang đến nguy hiểm cho con nhanh hơn.

Mặt khác, trong tình huống thông thường, nếu con không kiểm soát cảm xúc, lời nói, người đối diện dù tốt cũng không thể có cái nhìn tốt về con. Đơn giản như việc ứng xử khi chơi chung với một nhóm bạn, nếu con luôn có thái độ gay gắt nghĩa là con đã gây mất đoàn kết và đánh mất dần sự thân thiện, hòa đồng của mình.

Dạy con bình tĩnh để xử trí khi gặp nguy hiểm. (Ảnh: Internet)

Dạy con xử lý một số tình huống phổ biến

Trong một số trường hợp cụ thể, bạn cần hướng dẫn con cách xử trí vì luôn có những tình huống nguy hiểm bất ngờ và khẩn cấp.

Khi con gặp người lạ

Không phải tất cả người đi trên đường đều xấu nhưng phân biệt được người lạ nguy hiểm và an toàn sẽ giúp con tự bảo vệ bản thân hiệu quả. Theo đó, cùng với những dấu hiệu qua trang phục, hành vi và quang cảnh xung quanh, ba mẹ nên cung cấp thêm các biện pháp đề phòng như:

  • Không tùy tiện gửi ảnh, video, thông tin cá nhân nếu gặp người đó qua mạng.

  • Duy trì khoảng cách an toàn và giữ cử chỉ, lời nói đúng mực. Đôi khi, việc thể hiện nghiêm túc sẽ khiến kẻ xấu dè chừng. Con có thể tận dụng thời gian này để thoát thân.

  • Luôn quan sát để tìm được hướng chạy an toàn hoặc nơi có người có thể trợ giúp.

Xem ngay: 5 Bí kíp dạy trẻ kỹ năng giao tiếp với người lạ an toàn & tự tin trong mọi hoàn cảnh

Hướng dẫn bé tự bảo vệ bản thân khi gặp người lạ. (Ảnh: Internet)

Nếu con ở nhà 1 mình

Khi ở nhà một mình, trẻ cũng có thể gặp phải những tính huống nguy hiểm như: Có người lạ đe dọa, xảy ra thương tích, chập điện,... Do đó, dạy con đối đáp với kẻ xấu, tự sơ cứu khi bị thương hoặc kêu trợ giúp khi có cháy, chập điện là điều cần thiết để con an toàn khi chỉ có 1 mình.

Cụ thể một số biện pháp ba mẹ nên hướng dẫn trẻ gồm:

  • Không mở cửa cho bất cứ ai

  • Khóa tất cả các cửa

  • Không tự ý ra khỏi nhà

  • Chỉ trả lời điện thoại của người nhà

  • Không kể với bất kì ai là con đang ở nhà một mình

Xem thêm: Cách giúp trẻ rèn luyện kỹ năng sống ở nhà một mình hiệu quả

Bảo đảm an toàn khi con ở nhà 1 mình. (Ảnh: Internet)

Khi con chẳng may đi lạc

Trong trường hợp con đi lạc, hãy hướng dẫn bé tìm đến người đáng tin cậy như chú công an, các cô thu ngân trong cửa hàng, bác bảo vệ để nhờ tìm người thân. Nếu con bị người lạ dẫn đi, con cần có hành vi chống cự lại, tìm cơ hội thoát thân & kêu lớn để tìm sự trợ giúp từ những người đáng tin cậy.

Xử trí khi con chẳng may đi lạc. (Ảnh: Internet)

Và nếu con bị bạn đánh hoặc bắt nạt

Ở bất kỳ trường học nào đều có nguy cơ bạo lực học đường, ban đầu có thể chỉ là trêu đùa nhưng kéo dài sẽ trở thành tình trạng bắt nạt. Hãy dạy con khi gặp tình huống này, tuyệt đối không im lặng mà hãy nói với ba mẹ để được trợ giúp. Con cũng có thể chia sẻ với thầy cô để được bảo vệ đúng lúc.

Cần làm gì nếu con bị bạn đánh hoặc bắt nạt. (Ảnh: Internet)

Phương pháp dạy con xử trí tình huống ứng dụng hiệu quả

Song song với các nội dung quan trọng, ba mẹ cần nắm được phương pháp hướng dẫn giúp trẻ ứng dụng tốt những điều được học và rèn luyện. Dưới đây là một số phương pháp dạy bé kỹ năng xử lý tình huống hiệu quả:

Hướng dẫn qua tình huống giả định

Nhằm giúp trẻ hiểu rõ những bài học mà bạn truyền đạt, bạn cần cho con luyện tập thường xuyên với các tình huống giả định như: Gặp người lạ có dấu hiệu nguy hiểm, làm quen với người mới, giải quyết xung đột với bạn bè, xử trí khi bị thương nhẹ ở tay chân,...

Hướng dẫn con xử trí vết thương ở tay. (Ảnh: Internet)

Cùng con đọc sách truyện và thảo luận

Nói về chủ đề xử lý tình huống, rất nhiều cuốn sách dạy bé được viết dưới dạng những câu chuyện ngắn. Một số bộ sách được nhiều phụ huynh biết đến gồm: Cẩm nang hướng dẫn trẻ xử lý tình huống khi gặp nạn, bộ 5 cuốn “Kỹ năng xử lý tình huống cho bé”,... Dưới đây là link sách tham khảo:

Cẩm nang hướng dẫn trẻ xử lý tình huống khi gặp nạn

Bộ 5 cuốn “Kỹ năng xử lý tình huống cho bé”

Với những cuốn sách này, bạn cần đọc và phân tích cùng con các tình huống đưa ra trong truyện đồng thời kết luận phương án giải quyết tốt nhất cho mọi vấn đề hoặc rút ra bài học. 

Ngoài sách giấy, ba mẹ cũng có thể tham khảo tuyển tập truyện ngắn tổng hợp trong VMonkey - Chương trình học tiếng Việt kết hợp giáo dục kỹ năng sống với nhiều câu chuyện hấp dẫn. Một số truyện được đọc nhiều trong VMonkey gồm: Nguy hiểm trong rừng, Evan đi lạc, người lạ ngoài cửa.

Chương trình học tiếng Việt kết hợp giáo dục kỹ năng sống VMonkey. (Ảnh: Monkey)

Kết hợp ứng dụng thực tế

Quá trình rèn luyện sẽ đạt hiệu quả khi bé có cơ hội trải nghiệm các tình huống trên. Vì vậy, ba mẹ nên đưa trẻ đến nơi công cộng như khu vui chơi, siêu thị, cửa hàng, tham gia các câu lạc bộ ở trường để trẻ được gặp gỡ các bạn và thực hành kỹ năng xử lý tình huống. 

Kỹ năng sống xử lý tình huống về bản chất bao gồm rất nhiều những bài học khác như: Giao tiếp với người lạ, tự vệ bản thân, xử trí khi đi lạc hay bị bắt nạt,...Bên cạnh đó nó cũng kết hợp với khả năng quan sát và tư duy phân tích của trẻ. Nhờ vậy, dạy con kỹ năng này không chỉ giúp trẻ tự lập mà còn giúp ba mẹ an tâm hơn khi không ở bên. 

Ba mẹ hãy luôn đồng hành cùng con để bé được trang bị đầy đủ kiến thức và tâm lý tự tin khi xử trí các tình huống nhé! Đừng quên theo dõi Blog Kỹ năng sống để cập nhật các phương pháp dạy trẻ hữu ích!

Phương Đặng
Phương Đặng

Tôi là Phương - Biên tập viên Content Marketing hơn 3 năm kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!