Trẻ em rất thích chơi đùa và đùa nghịch, trẻ rất hiếu động và thích khám phá do vậy mà rất hay té ngã. Trẻ có xu hướng ngã đập mặt xuống đất, tuỳ vào trường hợp mà gây các mức độ nguy hiểm khác nhau. Những chấn thương nào trẻ thường gặp khi trẻ bị ngã đập mặt xuống đất? Cách xử lý như thế nào? Hãy cùng Monkey tìm hiểu 6 tổn thương thường gặp khi trẻ bị ngã đập mặt xuống đất và cách xử lý khi bị ngã.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Cách xử lý khi trẻ bị ngã đập mặt xuống đất bị sưng trán
Hầu hết các trường hợp trẻ bị ngã đập mặt xuống đất bị sưng trán là nhẹ và không cần chăm sóc y tế. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều trường hợp, gia đình cần chú ý quan sát và để ý một số triệu chứng cảnh báo trẻ đang gặp nguy hiểm, đặc biệt là những biểu hiện của chấn thương sọ não. Những biểu hiện này nếu xuất hiện thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời để được chăm sóc và chữa trị đúng cách.
Biểu hiện của trẻ khi bị ngã đập mặt xuống đất sưng trán
Trẻ bị ngã đập mặt xuống đất gây sưng trán là những chấn thương phần mềm tương đối nhẹ. Chúng chỉ làm các mô mềm bên ngoài sọ não sưng lên, không gây tổn thương đến da, gân, cơ xương nhiều. Nhiều trường hợp trẻ bị ngã sưng trán có kèm theo bầm tím ngay vết thương.
Ngay khi bị ngã đập mặt, trán của trẻ bị va chạm mặt với các đồ vật khác hoặc va chạm với bàn. Do lực va chạm giữa trán và bề mặt đủ mạnh khiến cho các mạch máu vận chuyển máu qua lại giữa tim, các mô và các cơ quan bị vỡ. Mạch máu bị vỡ tổn thương, thoát ra khỏi thành mạch và gây thoái hoá và xuất hiện vết bầm.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp trẻ bị sưng trán bầm tím và kèm theo các dấu hiệu khác là báo hiệu sự nguy hiểm về chấn thương nguy hiểm. Nếu bố mẹ phát hiện trẻ có một trong những biểu hiện kèm theo dưới đây cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu:
-
Vết bầm tím sưng trán kèm theo sốt.
-
Vết sưng, bầm tím chuyển thành màu đỏ và rất đau.
-
Trẻ khó khăn trong việc cử động đi lại khi bị sưng trán.
-
Vết bầm tím kèm theo khi bị ngã sưng trán không biến mất sau 2 tuần.
-
Kèm theo những vết bầm tím bất ngờ, không rõ nguyên nhân hoặc xuất hiện nhiều lần.
Hướng dẫn xử lý
Khi trẻ bị ngã sưng trán, bố mẹ không nên vội vàng bế trẻ lên mà hãy xem trẻ còn những vết thương nào khác không. Sau khi phát hiện trẻ chỉ bị sưng trán, bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp xử lý sau:
Chườm đá
Để điều trị vết sưng trán của trẻ khi bị ngã hữu hiệu nhất là sử dụng phương pháp chườm lạnh. Ngay khi trẻ bị va đập vào trán, mẹ hãy nhanh chóng chườm đá lên vùng bị sưng từ 5 - 10 phút. Nên sử dụng phương pháp chườm nhiều lần, giữa các lần chườm cách nhau khoảng 1 giờ. Chườm đá chỉ có tác dụng trong vòng 72 giờ kể từ lúc bị chấn thương.
Quá trình chườm đá giúp các mạch máu, mô bị dập khi bị ngã co rút lại và từ đó giảm tình trạng xuất huyết dưới da (các vết bầm tím) và giảm sưng hiệu quả. Lưu ý là không nên sử dụng đá chườm trực tiếp lên vết thương mà nên sử dụng một chiếc khăn quấn đá vào và chườm. Vì da của trẻ rất mỏng manh do đó nếu bố mẹ sử dụng đá chườm trực tiếp cho trẻ thì nguy cơ bị bỏng lạnh rất cao.
Chườm nóng
Chườm nóng giúp lưu thông máu và hỗ trợ tan máu bầm nếu vết sưng trán của trẻ có kèm theo máu bầm. Mẹ cần sử dụng một chiếc khăn sạch sau đó nhúng vào nước ấm và vắt khô rồi chườm lên vị trí bị sưng trán.
Lưu ý:
-
Chỉ sử dụng phương pháp khi chấn thương đã xảy ra hơn 48 tiếng.
-
Không nên chườm ngay sau khi trẻ bị ngã vì có thể khiến cho các mạch máu giãn ra, làm cho quá trình tụ máu bầm nghiêm trọng hơn.
Lăn trứng gà luộc
Nhanh chóng luộc trứng gà và bóc vỏ ra ngay khi trứng gà còn nóng, sau đó mẹ hãy nhẹ nhàng chườm lên vùng trán sưng của trẻ. Cách này bố mẹ nên kiên trì thực hiện nhiều lần trong ngày giúp giảm sưng tan máu bầm rất hiệu quả.
Chăm sóc
Sau khi thực hiện các bước xử lý ngay khi trẻ bị ngã đập mặt xuống đất, bố mẹ nên có chế độ chăm sóc và quan sát liên tục, kỹ lưỡng. Vì nếu trong vòng 24 - 48 giờ sau ngã trẻ có thể xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm mà chúng ta không thể lường trước được.
Bố mẹ cần liên tục thực hiện những biện pháp làm giảm vết sưng, vết bầm giúp trẻ phục hồi nhanh chóng hơn. Nhưng nếu vết bầm trong vòng 2 tuần vẫn chưa hết mà xuất hiện kèm theo những biểu hiện như trên thì bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và phát hiện kịp thời.
Mẹ có thể cho bé nghỉ ngơi khi bé bị ngã khoảng 20 - 30 phút sau đó. Điều này có thể giúp trẻ thư giãn và quên đi cơn đau. Trẻ bị ngã thường khóc do đau và hoảng sợ bởi sự kích động của người lớn. Do đó sự nghỉ ngơi là điều cần thiết để giúp tâm trạng của bé thoải mái hơn. Tuy nhiên, trong quá trình đó mẹ cần quan sát biểu hiện của trẻ bằng cách khoảng 2 giờ thử tác động vào trẻ xem trẻ có phản ứng lại hay không.
Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị ngã - Cẩn thận khi trông con
Những dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ bị ngã cha mẹ cần cực kỳ lưu ý
Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị ngã đập đầu- Sơ cứu khi trẻ bị ngã
Trẻ ngã đập mặt xuống đất bị rách trán phải làm sao?
Trẻ bị ngã rách trán là do trẻ bị va đập với những đồ vật sắc nhọn nguy hiểm làm rách trán trẻ. Hầu hết các trường hợp trẻ bị rách trán nhẹ hoặc các vết trầy xước ở trán trẻ không nguy hiểm. Vì các chấn thương này chỉ ảnh hưởng đến lớp da bên ngoài.
Biểu hiện của trẻ khi bị ngã đập mặt xuống đất bị rách trán
Hầu hết các vết thương bị trầy xước đều không phải chấn thương nghiêm trọng. Lúc này vùng da bị rách và chỉ chảy một chút máu bố mẹ có thể xử lý vết thương cho bé. Nhưng có một vài trường hợp trẻ bị ngã rách trán rất nghiêm trọng, nguy hiểm đến não của bé.
Cũng có nhiều trường hợp trẻ bị ngã rách trán với vết thương lớn hơn, chảy máu nhiều. Nếu bé không được xử lý vết thương kịp thời và mất máu quá nhiều, vết thương có thể để lại những biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ của bé.
Hướng dẫn xử lý
Điều đầu tiên khi mẹ phát hiện trẻ bị rách trán chảy máu, mẹ không được cuống lên và la hét bé. Vì nếu làm như vậy bé sẽ bị hoảng hốt và khóc toáng lên, vùng vẫy khiến cho quá trình xử lý trở nên khó khăn hơn.
Bước đầu tiên khi xử lý vết thương rách trán là khiến cho chúng ngừng chảy máu nếu vết thương đó có chảy máu. Bố mẹ có thể sử dụng tay hoặc băng gạc ép lên vị trí vết thương. Sau đó thực hiện các bước làm sạch vết thương như sau:
-
Làm sạch khu vực chảy máu bằng nước ấm và xà phòng nhẹ nhàng. Không nên sử dụng cồn đổ trực tiếp vào vết thương vì cồn có thể làm chậm quá trình liền vết thương.
-
Có thể sử dụng thuốc mỡ kháng sinh để ngăn nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, mẹ nên ngừng sử dụng thuốc mỡ khi trẻ xuất hiện những biểu hiện bất thường và nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu sử dụng cho trẻ sơ sinh.
-
Sử dụng một miếng băng vô trùng và đặt lên vị trí trán bị rách và băng lại.
Trong trường hợp vết thương rách trán lớn, mẹ nên thực hiện sơ cứu tạm thời và đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được xử lý kịp thời. Những trường hợp như:
-
Vết thương chảy máu nghiêm trọng và không ngừng chảy máu mặc dù đã sử dụng các biện pháp cầm máu.
-
Vết thương chảy máu không thể ngừng sau một khoảng thời gian ép mạnh vào vết thương.
-
Vết cắt trên trán khá sâu.
-
Phụ huynh không thể làm sạch vết thương.
Chăm sóc
Đối với vết thương nhỏ trên trán, mẹ nên thay băng hằng ngày đến khi vết thương khô lại. Sau đó, mẹ vẫn quan sát các biểu hiện bất thường sau khi trẻ bị ngã đập mặt xuống đất từ 24 - 48 tiếng. Trẻ có nguy cơ bị chấn thương sọ não nên phụ huynh không được lơ là khi chăm sóc trẻ.
Ngoài ra, đối với những trường hợp trẻ bị rách trán với vết cắt lớn, ngay sau khi trẻ được khâu lại và đưa về nhà. Bố mẹ cũng nên cho trẻ ăn uống một cách khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng để vết thương của trẻ mau lành. Không nên sử dụng các loại thực phẩm như thịt bò, thịt gà, rau muống,... để giúp vết thương không để lại sẹo.
Tuy nhiên, trong vài trường hợp, mẹ cần đưa trẻ đi khám lại nếu vết thương không lành hoặc có các dấu hiệu kèm theo như:
-
Trẻ bị nhiễm trùng.
-
Sốt.
-
Đỏ , sưng hoặc đau xung quanh vết thương.
-
Mủ chảy ra từ vết cắt.
-
Xuất hiện các quầng đỏ trên da xung quanh vết thương.
-
Các vết thương đâm xuyên có nguy cơ bị nhiễm trùng.
Vì vậy, trong quá trình chăm sóc, mẹ nên làm sạch vết thương để tránh các nguy cơ bị nhiễm trùng ở trẻ. Những nguy cơ này có thể khiến cho vùng bị chảy máu chảy máu nhiều hơn, vết thương trầm trọng hơn và thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của bé.
Trẻ ngã đập mặt xuống đất dập mũi cần làm gì?
Mũi là vị trí khá nhạy cảm trên khuôn mặt và nguy cơ trẻ bị ngã đập mặt xuống đất bị dập mũi rất cao. Trong mũi có chứa nhiều mạch máu và niêm mạc mỏng. Do đó khi trẻ bị ngã, mũi va chậm một lực đủ mạnh vào bề mặt thì mũi của bé sẽ bị chảy máu.
Biểu hiện của trẻ khi bị ngã đập mặt xuống đất dập mũi
Trong trường hợp, bé bị ngã chỉ bị xây xước phía ngoài mũi và chảy máu do bị vỡ mạch máu ở niêm mạc thì vết thương không quá nguy hiểm. Bố mẹ có thể tiến hành cầm máu, sát khuẩn vết thương cho bé.
Có nhiều trường hợp, trẻ bị ngã đập mặt xuống đất gây ra những tổn thương nghiêm trọng, cụ thể:
-
Gãy xương mũi: Loại chấn thương này là khi vùng da bị rách và gây tổn thương đến xương mũi. Có 2 loại gãy xương mũi là gãy xương hở và gãy xương kín. Biểu hiện để nhận biết gãy xương mũi là bầm tím quanh mũi hoặc mắt, có cảm giác hoặc nghe tiếng khi chạm vào mũi, chảy máu hoặc chảy nước mũi quá nhiều.
-
Chảy máu mũi: Các mạch máu mũi rất nhiều và rất mỏng manh do đó trẻ bị ngã đập mặt sẽ rất dễ chảy máu mũi. Hoặc trầy xước quá mức khiến mũi của trẻ chảy máu.
-
Vẹo vách ngăn mũi: Nếu thành xương hoặc sụn ngăn cách mũi bị dịch chuyển sang một bên thì đây là vẹo vách ngăn mũi. Các triệu chứng của lệch vách ngăn mũi bao gồm: ngạt mũi, chảy máu mũi thường xuyên, nhức đầu, khó ngủ, hội chứng chảy dịch mũi sau, ngáy to hoặc thở phát ra tiếng.
Hướng dẫn xử lý
Với mỗi trường hợp chấn thương mũi, bố mẹ cần có những biện pháp xử lý khác nhau. Dưới đây là cách xử lý khi trẻ bị ngã đập mặt xuống đất bị dập mũi:
-
Nếu trẻ bị chảy máu cam: Cho trẻ ngồi thẳng và hơi nghiêng về phía trước để giảm huyết áp trong mũi của bé. Sau đó bóp mềm phía trên mũi trong vòng 5 đến 15 phút. Hãy cho trẻ thở bằng miệng và giữ đầu cao hơn trái tim. Không nên nhét bất kỳ thứ gì hoặc khiến trẻ xì mũi trong vài giờ sau đó.
-
Nếu phát hiện trẻ bị chấn thương kín trong mũi: Mẹ cần sử dụng một ít đá và quấn một lớp vải chườm lên cho bé. Sau đó dùng thuốc giảm đau chống viêm. Cho trẻ ngủ kê cao đầu để giảm đau và giảm sưng. Nếu lo lắng vết thương nặng thêm thì hãy đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
-
Nếu trong mũi xuất hiện dị vật: Cố gắng nhẹ nhàng hỉ dị vật ra khỏi mũi bằng cách bịt vào lỗ mũi không dính dị vật. Nếu dị vật có thể nhìn thấy thì ta có thể sử dụng nhíp đã được khử trùng và gắp nhẹ nhàng ra. Trường hợp dị vật quá khó lấy, bố mẹ hãy đưa trẻ ngay lập tức đến cơ sở y tế để được chữa trị.
-
Trường hợp trẻ bị gãy mũi: Mẹ cần cố định mũi và đưa trẻ đi cấp cứu để được cấp cứu kịp thời.
-
Trường hợp trẻ bị chảy dịch mũi: Dấu hiệu cảnh báo của chấn thương sọ não nghiêm trọng vì vậy trẻ cần được đưa bệnh viện ngay lập tức để kiểm tra và chẩn đoán kịp thời.
Chăm sóc
Sau khi xử lý trẻ bị chấn thương mũi nhẹ, bố mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi, tránh cho trẻ ngồi hoặc đi bình thường vì có thể trẻ bị chảy máu mũi tiếp tục. Trẻ cần được nghỉ ngơi đầy đủ sau khi ngã và bố mẹ nên quan sát thêm sau đó từ 24 - 48 giờ nếu trẻ có bất cứ biểu hiện khác thường.
Có nhiều trường hợp bố mẹ tưởng trẻ chấn thương mũi nhẹ nhưng có thể đây là những cảnh báo nguy hiểm của chấn thương nặng. Vì vậy mẹ hãy chăm sóc trẻ cẩn thận hơn trong khoảng thời gian này. Cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp vết thương ở mũi của trẻ nhanh khỏi và tránh các nhóm thức ăn khiến vết thương thêm nặng.
Trẻ bị gãy xương mũi bố mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được chữa trị và băng bó. Để có thể chăm sóc trẻ đúng cách, bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu xuống đất có ảnh hưởng đến não?
Hướng dẫn cách sơ cứu khi trẻ ngã đập mặt xuống đất bị dập môi
Do vùng mô miệng trẻ rất mềm, vì thế khi trẻ bị ngã đập mặt xuống đất nguy cơ môi đang bị thương rất cao. Có nhiều trường hợp bé đang ăn, đang nhai và vừa di chuyển, trẻ nhào lộn, trượt ngã bị cắn vào môi hoặc bị ngã đập miệng vào vật khác là những nguyên nhân khiến trẻ bị dập môi khi ngã.
Biểu hiện của trẻ khi bị ngã đập mặt xuống đất bị dập môi
Khu vực quanh miệng có rất nhiều mạch máu và mô vùng miệng rất mềm, chỉ cần một va chạm cũng có thể khiến trẻ bị chảy máu. Những dấu hiệu khi bị dập môi là bị chảy máu hoặc bầm tím, môi của trẻ xuất hiện vết bầm hoặc vết nứt. Nướu và các mô mềm của môi bị chảy máu nếu bị va đập.
Trẻ dập môi bị chảy máu nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng, bầm tím. Da môi của trẻ rất mỏng vì vậy bố mẹ nên cẩn thận xử lý kịp thời để tránh trường hợp trẻ bị nhiễm trùng.
Hướng dẫn xử lý
Khi phát hiện bé bị ngã đập mặt xuống đất bị dập môi, phụ huynh hãy bình tĩnh dỗ dành trẻ và thực hiện các bước xử lý như sau:
Đánh lạc hướng trẻ
Mẹ có thể mở một kênh chương trình hoặc đồ chơi trẻ yêu thích để phân tâm. Điều này giúp bé có thể quên đi cơn đau và mẹ có thể xử lý vết thương kịp thời.
Thực hiện các biện pháp cầm máu
Các biện pháp cầm máu như sau:
-
Đối với vết thương dập môi ngoài: Bố mẹ hãy dùng một miếng gạc hoặc khăn sạch được làm ướt với nước lạnh và sau đó đè nhẹ nhàng lên chỗ trẻ bị dập môi chảy máu. Thực hiện khoảng 10 phút để máu hoàn toàn không chảy nữa.
-
Đối với các vết thương dập môi chảy máu bên trong: Bố mẹ sử dụng bông tăm hoặc tay đè nhẹ nhàng chỗ môi bị chảy máu lên phần răng hoặc nướu của bé để cầm máu. Tránh kéo môi bé ra vì có thể chảy máu nhiều hơn.
Sử dụng thuốc giảm đau nếu cần thiết
Thông thường trẻ bị dập môi sẽ không làm đau quá lâu, nhưng sau khi thực hiện các biện pháp xử lý mà bé vẫn còn khó chịu mẹ có thể sử dụng thuốc giảm đau. Cần có sự thông qua của bác sĩ mới có thể sử dụng và chỉ sử dụng khi cảm thấy thật sự cần thiết.
Chăm sóc
Sau khi đã xử lý xong vết thương của bé, mẹ hãy quan sát và theo dõi trẻ thêm 1 khoảng thời gian xem các biểu hiện của bé. Tránh cho trẻ ăn những thức ăn cứng hoặc các món ăn có tính axit hoặc quá mặn vì có thể làm bé bị chảy máu môi nặng hơn.
Khi vết thương dần lành, mẹ có thể cho bé ăn các món ăn mềm, dễ nhai để bé có thể tiêu hoá nhanh và không bị khó chịu khi ăn. Khi máu hết chảy một khoảng thời gian thì mẹ cho bé súc nước miệng bằng nước hơi ấm. Vết thương có thể lành lại sau 1 tuần.
Trẻ bị ngã đập mặt xuống đất bị sứt, gãy răng
Trẻ bị ngã đập mặt xuống đất có nguy cơ bị sứt, gãy răng rất cao nếu sự va chạm đủ mạnh. Vết thương có thể trông rất tệ và gây chảy máu khá nhiều nhưng nếu bố mẹ biết cách xử lý tốt thì trẻ sẽ hồi phục nhanh hơn.
Biểu hiện của trẻ khi bị ngã đập mặt xuống đất bị sứt, gãy răng
Những biểu hiện có thể có khi bé bị ngã đập mặt xuống đất bị sứt và gãy răng:
-
Tổn thương răng: Răng bị nứt, sứt mẻ, lung lay hoặc có thể nằm lệch vị trí ban đầu và thậm chí là rơi ra. Nếu sờ vào răng của bé thì bố mẹ có thể cảm nhận được các cạnh sắc nhọn hoặc thô ráp nhô ra trên đó.
-
Gãy xương hàm: Hàm hoặc miệng không cử động được là biểu hiện rõ nhất của gãy xương hàm.
-
Hàm răng không ăn khớp với nhau: Hàm răng trên và hàm răng dưới không thể khớp lại với nhau khi khép hai hàm lại.
-
Chảy máu nơi bị gãy răng: Răng bị rơi ra va chạm với lợi khiến các mô lợi bị rách ra và chảy máu.
Hướng dẫn xử lý
Bố mẹ khi thấy trẻ gãy răng, chảy máu thường hoang mang làm bé hoảng sợ. Do vậy ban đầu bố mẹ cần bình tĩnh xử lý và tránh làm trẻ thêm kích động. Các bước sơ cứu cơ bản khi bé bị sứt, gãy răng:
-
Sau khi giữ bình tĩnh và trấn an bé, mẹ hãy sử dụng băng gạc nhỏ đắp vào chỗ bé bị chảy máu và cho bé cắn hoặc giữ tại chỗ chảy máu với áp lực mạnh.
-
Cho bé ngậm nước mát hoặc nước đá để hạn chế tình trạng sưng và đau.
-
Nếu răng bé có biểu hiện mẻ hoặc nứt, hãy cố gắng lấy tất cả các mảnh bị vỡ của răng. Đảm bảo rằng những mảnh răng không bị dính vào môi, lưỡi và nướu để tránh bị chảy máu răng.
Hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế nếu tình trạng chấn thương miệng xuất hiện những triệu chứng sau:
-
Vết thương vẫn tiếp tục chảy máu không ngừng sau khi thực hiện các biện pháp xử lý vết thương.
-
Vết thương khi bị gãy răng, mẻ răng bị gây ra bởi vật bẩn hoặc rỉ sét.
-
Bé bị sốt cao liên tục.
-
Có các biểu hiện nghi ngờ bé bị gãy xương hàm hoặc vết thương bị nhiễm trùng.
-
Vết thương có cảm giác đau và sưng sau 48 giờ.
Chăm sóc
Sau khi xử lý vết thương của bé, mẹ có thể cho bé nghỉ ngơi để giúp cơ thể thư giãn hơn. Nếu tình trạng của bé ổn hơn, mẹ nên cho bé ăn uống một chút thức ăn mềm lỏng để đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé. Ngoài ra bố mẹ cũng nên cho trẻ bổ sung thêm một ít trái cây hoặc sữa để tăng sức đề kháng và tốt cho xương răng.
Ngoài chế độ ăn uống thì phụ huynh cũng nên lưu ý hơn đến vệ sinh chăm sóc răng miệng cho bé. Dạy trẻ cách dùng bàn chải và đánh răng đúng kỹ thuật, sử dụng chỉ nha khoa để bảo vệ răng của bé. Đặc biệt, trong vòng 24 - 48 giờ sau khi trẻ bị ngã, mẹ cần theo dõi trẻ liên tục nếu bé có những biểu hiện bất thường. Mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán các nguy cơ về chấn thương sọ não hoặc gãy xương hàm.
Trẻ ngã đập mặt xuống bị chấn thương sọ não
Trẻ bị ngã với lực va chạm đủ mạnh có thể khiến bé bị chấn thương sọ não. Nếu bố mẹ nhận biết được triệu chứng chấn thương và kịp thời đưa bé đi khám thì có thể tránh gây những di chứng nặng nề đối với trẻ.
Biểu hiện của trẻ khi bị ngã đập mặt xuống đất chấn thương sọ não
Triệu chứng của chấn thương sọ não ở trẻ tương đối phức tạp, những biểu hiện này thường không xuất hiện ngay lập tức. Chấn thương sọ não càng phức tạp hơn khi bé chưa biết nói. Những triệu chứng bố mẹ có thể quan sát khi bé bị chấn thương sọ não như:
-
Bé đờ đẫn, khù khờ bất thường.
-
Bé dễ cáu gắt và nổi giận có khi tự dưng bật khóc.
-
Bé mất khả năng giữ thăng bằng, đi đứng té nhiều lần.
-
Trẻ thay đổi thói quen sinh hoạt thất thường về ăn và ngủ.
-
Trẻ không còn hứng thú với trò chơi hay những đồ chơi mà trẻ yêu thích.
Những biểu hiện mà có thể nhận biết được khi trẻ lớn bị chấn thương sọ não như:
-
Bé bị đau đầu và có cảm giác nặng đầu, nhức đầu hoa mắt.
-
Trẻ bị mất nhận thức tạm thời, lhoong phản ứng với những yêu cầu của người lớn.
-
Bé bị thiếu máu, mệt mỏi, buồn nôn nhiều lần.
-
Trẻ bị rối loạn giấc ngủ và có những biểu hiện bất thường.
-
Bé bị mất vị giác và thính giác.
Hướng dẫn xử lý
Đầu tiên, sau khi phát hiện các triệu chứng khi trẻ bị ngã đập mặt xuống đất bị chấn thương sọ não thì phụ huynh cần thật sự bình tĩnh. Sau đó khuyến khích bé giảm thiểu mọi cử động ở đầu hoặc cổ.
Có nhiều trường hợp trẻ bị chảy máu đầu và xuất hiện những biểu hiện khác kèm theo. Bố mẹ hãy thực hiện các bước sơ cứu cầm máu ban đầu. Sau đó ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, tư vấn, có thể nhập viện để được theo dõi sát sao hơn.
Nếu trường hợp trẻ bị bất tỉnh, mẹ sơ cứu cần lưu ý những vấn đề:
-
Không được di chuyển khi bé trong trạng thái nguy cấp để hạn chế gây ra những biến chứng nặng nề về chấn thương sọ não và các chấn thương liên quan.
-
Bảo vệ trẻ khỏi những nguy hiểm tiềm ẩn ngay tại nơi bé bị ngã.
-
Trong thời gian đợi xe cấp cứu, liên tục theo dõi đường thở và hô hấp của bé. Nếu bé thở yếu cần cẩn thận ngửa đầu bé ra sau và nâng đỡ để giúp trẻ lấy lại nhịp thở bình thường.
-
Trong trường hợp bé ngừng thở hoặc không bắt được mạch, nếu cần thiết mẹ có thể hồi sức tim phổi cho trẻ.
Chăm sóc
Chấn thương sọ não là chấn thương vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của trẻ sau này. Bố mẹ cần có sự hướng dẫn phù hợp để có thể chăm sóc trẻ đúng cách hơn. Luôn luôn theo dõi tình trạng trẻ trong quá trình chăm sóc trẻ hồi phục để tránh những tình huống bất ngờ.
Trên đây Monkey đã chia sẻ đến phụ huynh các cách xử lý của 6 chấn thương khi trẻ bị ngã đập mặt xuống đất. Hy vọng bài viết trên đã giúp bố mẹ hiểu được các nguy hiểm có thể có nếu bé bị ngã đập mặt. Phụ huynh hãy luôn trang bị cho mình những kỹ năng xử lý và biện pháp phòng ngừa nguy cơ gây té ngã ở trẻ. Đừng quên theo dõi và đăng ký Monkey để cập nhật thêm nhiều thông tin và kiến thức bổ ích về nuôi dạy và chăm sóc phát triển trẻ toàn diện và khoẻ mạnh hơn.
Head Injuries and Children: When to Take Your Child to the Doctor - Ngày truy cập 20/09/2022
https://www.sutterhealth.org/health/childrens-health/head-injuries-and-children-when-to-take-your-child-to-the-doctor
Your Child Hit Their Head Hard: Here’s What to Do and When -Ngày truy cập 20/09/2022
https://www.rileychildrens.org/connections/your-child-hit-their-head-hard-heres-what-to-do-and-when