zalo
Trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu xuống đất có ảnh hưởng đến não?
Kỹ năng sống

Trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu xuống đất có ảnh hưởng đến não?

Hồng Nhung
Hồng Nhung

23/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu xuống đất khiến trẻ có nguy cơ bị tổn thương đến vùng đầu và đặc biệt là não bộ. Nếu không phát hiện kịp thời những dấu hiệu nguy hiểm khiến trẻ rất dễ bị những di chứng về sau cũng như ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu xuống đất

Trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu chủ yếu là do sự bất cẩn của người lớn khi trông chừng và chăm sóc trẻ. Đặc biệt là với những trẻ biết lật, bò, ngồi hay tập đi có nguy cơ bị ngã rất cao bởi trẻ có thể di chuyển và tự ngã. Những nơi trẻ có thể bị ngã khiến đầu bị đập xuống đất

  • Trẻ bị ngã do người bế trẻ bị tuột tay

  • Trẻ ngã từ trên bàn thay tã xuống đất

  • Trẻ bị ngã từ trên giường xuống đất

  • Trẻ bị ngã từ xe đẩy

  • Trẻ bị rơi khỏi võng

  • Trẻ ngã do tự trèo ra khỏi cũi

  • Trẻ bị ngã cầu thang

Trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu xuống đất do sự bất cẩn của người lớn. (Ảnh: Nguồn Internet)

Mức độ tổn thương do ngã đập đầu của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Yếu tố độ cao: Trẻ sơ sinh bị ngã từ độ cao càng lớn thì mức độ tổn thương càng nhiều. Với trẻ sơ sinh bị ngã từ độ cao trên 1.5m trở lên cha mẹ cần cực kỳ lưu ý bởi với độ cao này trẻ dễ gặp những tổn thương nghiêm trọng

  • Yếu tố bề mặt tiếp xúc: Nếu trẻ sơ sinh bị ngã tiếp xúc với những bề mặt mềm như chăn, gối, đệm,...thì trẻ sẽ giảm được các chấn thương và không gặp nguy hiểm. Tuy nhiên với các bề mặt cứng như nền đất thì mức độ tổn thương của trẻ sẽ lớn hơn.

  • Yếu tố vật cản khi va đập: Nếu trẻ sơ sinh bị ngã rơi vào các đồ vật như cạnh bàn sắc, các vật sắc nhọn như thủy tinh, đinh, gỗ thì trẻ có nguy cơ gặp các tổn thương nghiêm trọng, gây nên các vết rách trên da, khiến chảy máu, thậm chí ảnh hưởng đến cả bên trong xương.

Mức độ tổn thương của trẻ phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. (Ảnh: Nguồn Internet)

Trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu xuống đất có bị ảnh hưởng đến não?

Trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu xuống đất có nguy hiểm không? (Ảnh: Nguồn Internet)

Rất nhiều cha mẹ lo lắng rằng liệu trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu xuống đất có bị ảnh hưởng đến não không bởi trẻ sơ sinh còn non nớt, chỉ cần một tổn thương nhỏ cũng khiến cha mẹ lo lắng. Như đã nhắc ở trên, các cấp độ chấn thương của trẻ gặp phải phụ thuộc vào các yếu tố như độ cao, bề mặt tiếp xúc, vật cản khi va đập vì thế trẻ có thể bị tổn thương não hoặc không. 

Tuy nhiên đa phần các ca trẻ sơ sinh bị ngã đều không quá nghiêm trọng, trẻ thường bị tổn thương nhẹ do đa phần trẻ bị ngã ở trên giường xuống đất

Trẻ sơ sinh có phần hộp sọ mềm, phần thóp của trẻ cũng chưa đóng lại hoàn toàn vì thế nếu bị va chạm phần đầu khiến các khớp nối khó có thể liền lại mà bị nới rộng ra. Va chạm quá mạnh cũng khiến trẻ có nguy cơ bị chấn động não cao bởi rung lắc quá mạnh.

Não bộ là bộ phận vô cùng quan trọng và dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ một cách cẩn thận. Chấn thương sọ não chiếm tỷ lệ cực thấp, chỉ chiếm 1-2% số ca trẻ bị ngã đập đầu xuống đất. Nhưng cha mẹ cũng không nên quá chủ quan bởi đã có những ca bệnh trẻ không được phát hiện kịp thời khiến trẻ bị di chứng trọn đời thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Các chấn thương đầu mà con có thể bị gặp phải

Trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu có thể gặp các loại chấn thương tại da đầu, hộp sọ, não hoặc các mô và mạch máu khác ở đầu. Đa phần trẻ sơ sinh bị ngã thường gặp các chấn thương đầu nhẹ như xây xước hay sưng u. Tuy nhiên cần đề phòng những chấn thương nguy hiểm trẻ có thể gặp phải như. 

Chấn động não

Chấn động não là dạng tổn thương nhẹ nhất trong các dạng tổn thương não ở trẻ. Khi bị chấn động não trẻ sẽ không thể hoạt động một cách ổn định trong thời gian ngắn. Bé có thể bị mất nhận thức không tỉnh táo trong vài phút hoặc trong vài giờ sau khi ngã. Trẻ sơ sinh bị chấn động não rất khó có thể nhận ra bởi trẻ chưa thể nói ra được những cảm nhận của mình và một số trẻ bị chấn thương nhẹ nên không biểu hiện triệu chứng một cách rõ ràng. Cha mẹ cần quan sát trẻ một cách thận trọng qua các biểu hiện như trẻ ngủ nhiều, bé không thể tỉnh táo hay phản ứng khi cha mẹ gọi bé.

Trẻ rất dễ bị chấn động não do va đập mạnh. (Ảnh: Nguồn Internet)

Tụ máu da đầu và não

Tụ máu dưới da đầu là hiện tượng các mạch máu lớn bị vỡ gây nên, chúng nghiêm trọng hơn các vết bầm tím do các mạch máu nhỏ bị vỡ rất nhiều. Tụ máu não cũng gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, các vết bầm này có thể xuất hiện ở giữa lớp vỏ cứng của não và hộp sọ bên ngoài hay nằm giữa não và lớp màng cứng vỏ não. Khi bị tụ máu trẻ có thể gặp các tình trạng như nôn ói nhiều lần, đau đầu, thậm chí một số trẻ còn bị co giật,...

Vỡ xương sọ tuyến tính

Đây là hiện tượng gãy xương không di lệch. Ở mức độ này trẻ không cần phải phẫu thuật tuy nhiên cần theo dõi chặt chẽ tại bệnh viện để đảm bảo an toàn. Trẻ sẽ có thể hoạt động trở lại bình thường trong vài ngày mà không cần điều trị đặc biệt.

Vỡ xương sọ dạng khuyết

Trẻ bị lún hộp sọ cần được đưa đến bệnh viện. (Ảnh: Nguồn Internet)

Vỡ xương sọ dạng khuyết sẽ khiến cho một phần hộp sọ của trẻ bị lõm vào phía xương bị vỡ khi bé bị chấn thương đầu ở cường độ mạnh. Tình trạng này có thể xuất hiện kèm theo các vết cắt trên da đầu khi bé bị va đập mạnh. Qua chụp chiếu các bác sĩ sẽ xác định xem hộp họ có bị đè lên não của trẻ hay không, nếu bị sẽ yêu cầu phẫu thuật ngay lập tức để điều chỉnh lại kịp thời.

Vỡ xương sọ áp lực

Do phần thóp của trẻ sơ sinh chưa được khép kín nên khi bị va chạm mạnh sẽ khiến các vết nứt vỡ xuất hiện dọc theo các đường khớp trong hộp sọ. Các đường khớp này bị nới rộng ra khiến trẻ bị ảnh hưởng

Vỡ sàn sọ

Đây là mức độ tổn thương nghiêm trọng nhất trong trường hợp vỡ sọ khiến các xương ở đáy hộp sọ bị gãy. Có thể nhận ra trẻ bị vỡ sàn sọ thông qua các vết bầm tím quanh mắt, sau tai và qua máu hay dịch lỏng trong suốt chảy từ mũi và tai- đây là dịch não tủy bị rò rỉ vỏ não bị vỡ. Đây là trường hợp cực nguy hiểm có thể cướp đi tính mạng của trẻ nếu không được chữa trị kịp thời.

Cần xử lý như thế nào khi trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu xuống đất

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu xuống đất. (Ảnh: Nguồn Internet)

Khi trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu xuống đất cần xử lý như thế nào? Cha mẹ cần làm gì để có thể hạn chế các tổn thương cho trẻ, ngăn ngừa trẻ bị các di chứng về sau hay bảo vệ tính mạng của trẻ?

Trong trường hợp nguy cấp

Khi trẻ bị ngã với tình trạng nguy kịch cha mẹ nên thật bình tĩnh xác định xem tình trạng hiện tại của bé đang gặp chấn thương nào. Tuyệt đối không vội vàng bế xốc trẻ lên hay di chuyển trẻ một cách vội vàng. Nên gọi xe cấp cứu để có thể đến bệnh viện để có thể thăm khám và điều trị kịp thời cho trẻ. Trong quá trình đợi xe cha mẹ có thể tiến hành thực hiện các biện pháp sau để duy trì trẻ ổn định trước khi xe cấp cứu đến.

Cầm máu cho trẻ

Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu xuống đất bị chảy máu, cha mẹ cần tiến hành cầm máu cho trẻ để tránh bé bị mất máu. Sử dụng băng gạc đè lên vết thương của trẻ đến khi máu ngừng hẳn. Sau đó tiến hành băng bó lại cho trẻ, quấn băng với lực vừa phải để máu có thể lưu thông một cách bình thường.

Theo dõi nhịp thở của con

Cha mẹ cần theo dõi nhịp thở của bé xem bé còn thở ổn định hay không. Nếu bé ngừng thở cần tiến hành hà hơi thổi ngạt cho bé kịp thời để bảo vệ trẻ an toàn.

Đối với trường hợp trẻ bị nhẹ

Trong các trường hợp bé chỉ bị ngã nhẹ khiến xước da hay sưng u đầu không quá nghiêm trọng cha mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà. Cho bé nghỉ ngơi nhiều, hạn chế vận động để trẻ hoàn toàn ổn định. Đồng thời cha mẹ cũng thường xuyên quan sát các biểu hiện của trẻ sau khi bị ngã. Nếu trẻ có các biểu hiện lạ như mệt mỏi, cơ thể không có sức, trẻ bỏ bú, khóc nhiều khó dỗ,...thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời.

Xem thêm: Trẻ bị ngã tụ máu dưới da đầu có nguy hiểm không?

Phòng tránh nguy cơ trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu

Bảo vệ trẻ sơ sinh trước nguy cơ bị ngã đập đầu. (Ảnh: Nguồn Internet)

Để đề phòng trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu xuống đất, cha mẹ cần lưu ý một số thông tin dưới đây để đảm bảo trẻ được an toàn.

  • Luôn trông chừng trẻ cẩn thận, không để trẻ nằm một mình trên giường, võng hay nôi

  • Lắp các thanh chắn giường để ngăn trẻ bị rơi xuống, hay lót đệm dưới giường để hạn chế tổn thương nếu trẻ bị ngã từ trên giường xuống

  • Khi cho trẻ di chuyển bằng xe đẩy cần thắt đai an toàn cho bé, không để quá nhiều đồ lên xe khiến xe bị lật làm bé bị ngã đập đầu về sau.

  • Không tung hứng trẻ hay sốc ngược trẻ lên cao khiến bé có nguy cơ bị ngã

  • Không cho trẻ nhỏ dưới 10 tuổi tự trông em hay bế em do trẻ có thể bị tuột tay khiến em bị ngã

Các thông tin về những nguy cơ tổn thương đầu khi trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu xuống đất cùng với hướng dẫn cách xử lý cho cha mẹ bên trên được Monkey tổng hợp lại giúp cha mẹ có thêm kinh nghiệm trong quá trình nuôi dạy con. Hy vong bài viết này mang lại nhiều thông tin hữu ích cho quý độc giả. Cập nhật các kiến thức bổ ích để nuôi dạy con một cách tốt nhất trong chuyên mục “Nuôi dạy con” của Monkey sẽ giúp bố mẹ có thể nuôi dạy con một cách khoa học.

What to do if your child just fell down - Ngày truy cập 24/09/2022

https://www.healthpartners.com/blog/what-to-do-if-your-child-is-injured-after-a-fall/ 

If Your Child Falls Out of Bed, When Should You be Worried? - Ngày truy cập 24/09/2022

https://www.samitivejhospitals.com/article/detail/if-your-child-falls-out-of-bed

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!